5. Kết cấu luận văn
3.1.1. Sự đan cài, đối lập của các lớp thời gian
Các tín hiệu thời gian xuất hiện dày đặc trong tác phẩm. Thời gian xuất hiện dưới nhiều cách thức. Đó là thời thời gian với ngày tháng cụ thể như: tháng Chạp, 30 tháng Năm, năm 1947, mùa đông năm 1949 ấy. Thời gian xuất hiện trong suốt hai mươi ngày Humbert ghi nhật ký khi trọ tại nhà Lolita: thứ Năm, thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ nhật, thứ Hai, thứ Ba… Đó là thời gian theo tín hiệu tự nhiên như: buổi sáng, trưa, buổi chiều, hoàng hôn, đêm, mùa xuân, mùa đông, ánh nắng chiều… Đôi khi đó là thời gian phiếm chỉ với những tín hiệu như một ngày, một lần, một sáng thứ hai, trong những ngày ấy hay mơ hồ hơn chỉ là “tôi nhớ một số khoảnh khắc” [30; 398]. Thời gian vận động theo tuyến tính với những từ chỉ lượng cụ thể như: hai năm trước, những ngày tiếp theo, ngày hôm sau.
Tuy nhiên, dưới dạng thức là cuốn hồi ký của Humbert, về tổng thể, các sự kiện trong Lolita vận động theo tuyến tính nhưng ở từng chặng, nhiều thời điểm có sự đồng hiện giữa quá khứ, hiện tại và những tín hiệu thời gian ám chỉ tương lai. Những điểm đồng hiện này thường là sự đối lập giữa quá khứ êm đẹp và một thực tại mất mát, trống vắng, khổ đau. Đây cũng chính là nơi giao cắt giữa không gian và thời gian.
66
Lolita luôn có sự hồi tưởng về quá khứ hay còn gọi là thủ pháp thời gian “ngoái lại”: Khi gặp Lolita, nhiều hình ảnh từ nàng gợi cho Humbert nhớ tới mối tình thuở ấu thơ của mình – Annabel, nhiều hành động của Lolita sau này cũng làm Humbert nhớ tới hình ảnh người mẹ quá cố của nàng – Charlotte. Hay sau này, khi mất Lolita vĩnh viễn, khi Lolita tiểu nữ thẫn mãi mãi biến mất sau khi nàng rời bỏ Humbert, người đàn ông này cũng có nhiều giây phút khôn nguôi nhớ về hình ảnh nàng thuở ấu thơ và những phút giây ngọt ngào bên nàng. Chúng tôi sẽ phân tích một số ví dụ cụ thể để thấy rằng kiểu thời gian “ngoái lại” như một thủ pháp quen thuộc xuất hiện khắp trong Lolita.
Gặp lại Lolita trong hoàn cảnh nàng đã lấy chồng và đang mang bầu, Humbert tột cùng đau khổ khi nhận ra đã vĩnh viễn mất tiểu nữ thần ngọt ngào quyến rũ của mình, thay vào đó là một phụ nữ tiều tụy, thiếu sức sống. Sau khi chia tay nàng, Humbert vẫn chìm đắm trong quá khứ với hình ảnh, câu nói của tiểu nữ thần Lolita vẫn văng vẳng đâu đây trong tâm trí Humbert: “Xa hơn tí nữa bên kia đường, những ánh đèn nê ông lập lòe với nhịp độ hai lần chậm hơn nhịp tim của tôi: liên tục từng giây trọn vẹn, đường viền của một tấm biển nhà hàng với hình một bình cà phê lớn bùng lên một sức sống màu xanh ngọc bích, và mỗi khi nó tắt, những dòng chữ màu hồng “Fine Foods” lại nối tiếp, nhưng hình ảnh bình cà phê vẫn chập chờn như một cái bóng tiềm ẩn đầy trêu ngươi trước khi nó lại tái sinh trong màu xanh ngọc bích. “Tụi này còn làm bóng chiếu nữa”. Cái thị trấn vật vờ này không xa khách sạn The Enchanted Hunters là mấy. Tôi lại khóc, say đừ với quá khứ bất khả” [30; 385]. Trong đoạn trích trên, khi biết rằng sẽ chia tay Lolita mãi mãi, Humbert ra đi trong trạng thái không tỉnh táo, khung cảnh xung quanh đầy ám ánh về Lolita, dội về trong đó còn câu nói của nàng và cái thị trấn Humbert đi qua gần khách sạn The Enchanted Hunters – nơi lần đầu tiên hai người bắt đầu mối quan hệ yêu đương. Quá khứ được khơi lại bởi những chi
67
tiết, hành động đã qua. Ở đây, thời gian đồng thời cũng gợi lên, quyện hòa cùng không gian xưa kia đầy tươi đẹp bên Lolita cùng Humbert nhưng giờ đây tất cả giờ chỉ còn là vang bóng, chỉ còn lại là nỗi đau bất khả giải của Humbert. Quan sát chính đoạn văn này, ta thấy có sự chồng chéo của nhiều lớp thời gian. Trong đó, thời điểm quá khứ xa nhất là khi Humbert và Lolita bắt đầu mối tình loạn luân tại khách sạn The Enchanted, tiếp đó là thời điểm Lolita nói câu nói trên, tiếp đó là cái thời gian sau khi Humbert rời khỏi nhà Lolita và thời gian gần nhất là khi Humbert – trong vai người kể chuyện thuật lại toàn bộ những sự kiện này. Như vậy, có ít nhất bốn lớn thời gian chồng xếp lên nhau.
Một ví dụ khác, trên hành trình đi tìm Quilty – kẻ đã quyến rũ và mang Lolita – người yêu dấu mãi mãi rời khỏi mình, Humbert đi qua ngôi nhà cũ từng sông với Charlotte. Tâm sự của Humbert khi đi qua đây đậm kiểu thời gian hồi tưởng và là điểm giao cắt giữa không – thời gian.
“Liệu tôi có nên vào ngôi nhà cũ của mình? Như trong truyện của Turgenev, một suối nhạc Ý tuôn ra từ một cửa sổ để mở – cửa sổ phòng khách: vong hồn lãng mạn nào đang chơi dương cầm ở nơi mà, vào cái ngày Chủ nhật mê đắm ấy với ánh nắng trên đôi chân yêu dấu của em, chẳng có tiếng dương cầm nào tuôn trào và dậy sóng? Bỗng nhiên, tôi chợt nhận thấy, từ bãi cỏ mà ngày xưa tôi từng xén tỉa, một tiểu nữ thần chừng chín, mười tuổi, da óng vàng, tóc nâu, mặc quần soọc trắng, đang nhìn tôi, cặp mắt to màu xanh – đen đầy một vẻ mê hoặc cuồng khấu. Tôi nói một điều gì đó lấy lòng, không chút ác ý, một lời khen theo kiểu châu Âu, em có đôi mắt đẹp làm sao, nhưng cô bé vội vã rút lui, và tiếng nhạc đột ngột tắt, và một gã da đen bộ dạng hung hãn, mình bóng nhẫy mồ hôi, từ trong nhà đi ra và trừng trừng mắt nhìn tôi. Tôi đã sắp sửa xưng danh thì chợt bối rối giật thót người như trong mơ, tôi nhận ra mình đang mặc một cái quần bảo hộ lao động dính
68
bết bùn, chiếc áo pun bẩn thỉu, rách rưới, cằm lởm chởm âu, mắt vằn tia máu như một kẻ cù bơ cù bất” [30; 394]. Quá khứ của một ngày chủ nhật mê đắm dội về trong Humbert ở thời điểm đi ngang qua khu nhà cũ. Cùng với thời điểm quá khứ ấy là không gian của ngày đầu tiên Humbert đặt chân tới nhà Charlotte hiện ra – một ngày đầy nắng với hình ảnh một tiểu nữ thần đầy mê đắm. Ranh giới giữa quá khứ được nhớ lại và thời điểm nhớ lại ấy dường như bị xóa nhòa, bởi chính Humbert cũng không phân biệt được hình ảnh tiểu nữ thần kia là mơ hay thực. Thậm chí Humbert còn nhớ rằng đã nói một điều gì đó lấy lòng, còn thấy hình ảnh của cô bé rút lui. Chỉ đến khi xuất hiện một gã da đen thì cái giật thót mình mới đưa Humbert đang đắm mình trong quá khứ dịu êm trở về thực tại trống vắng, phũ phàng lúc ấy: không có tiếng đàn, không có tiểu nữ thần nào hết.
Cái quá khứ và hiện thực cứ song hành dọc cuốn sách như xoáy đậm cái nhức nhối của Humbert dường như không mấy khi được sống thanh thản. Màn sương u ám sau cái chết của người tình thuở nhỏ Annabel, những giây phút bên Lolita, hình ảnh tuyệt đẹp về tiểu nữ thần Lolita và nhiều thời khắc quá khứ êm đẹp luôn đeo bám giày vò Humbert. Quá khứ được nhắc tới khi nào cũng lung linh mê đắm đối nghịch với thực tại trống rỗng, u ám, cô độc.
Thời gian còn biến hóa qua những chi tiết như những điềm báo trước cho tương lai hay còn gọi là “lối đón trước”. “Lối đón trước” tức là sự tiên đoán, dự cảm trước một sự kiện, biến cố sẽ xảy đến trong tương lai. Một số điều xảy ra ở thực tại chính là sự linh cảm, những dấu hiệu nhận biết trước được những việc sẽ xảy đến trong tương lai. Theo Đào Duy Hiệp trong Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, “Lối đón trước còn được gọi là dẫn tới (anticipation) nghĩa là kể trước rào đón trước một biến cố, một nhân vật hoặc một sự kiện sẽ xảy đến; nó báo hiệu, tiền định những điều sẽ xảy ra sau này của chuyện” [9]. Kiểu thời gian thể hiện qua những dự cảm này xuất hiện
69
không ít trong Lolita. Tiêu biểu là chi tiết khi Humbert đang trên đường tới nhà Charlotte để thuê trọ, chiếc xe suýt chẹt phải một chú chó gần ngôi nhà ấy. Ngay khi chưa từng gặp Charlotte, chi tiết đụng phải chú chó này đã tiên liệu trước cho chính cái chết của Charlotte sau này và nguyên do cũng bởi đụng một chú cẩu.
Tất cả những lớp thời gian của quá khứ gần, quá khứ xa hay những đón trước tương lai trong lời kể của Humbert, tất cả như cùng bị đẩy lùi vào quá khứ khác khi xuất hiện những đoạn Humbert đối thoại với độc giả tưởng tượng của mình: “Tôi đồ rằng người ta sẽ đọc cuốn sách này dưới dạng xuất bản phẩm vào những năm đầu thế kỷ hai mốt (1935 cộng với tám mươi hay chín mươi năm, ta chúc em sống lâu, tình yêu của ta); và các độc giả cao tuổi, đọc đến đây, chắc chắn sẽ nhớ đến cái màn không thể thiếu trong những phim cao bồi Viễn Tây thời ấu thơ của mình” [30; 407] hay ở một đoạn khác như: “Cuốn sách này nói về Lolita; và giờ đây, khi tôi viết đến cái phần lẽ ra có thể đặt tên là “Dolorès disparue (Dolores biến mất)” (nếu không có một vị tuẫn đạo khác với nội tâm bốc cháy đã nhanh tay hơn dùng trước mất), thì việc phân tích ba năm tiếp theo chẳng còn mấy ý nghĩa” [30; 344]
Có thể thấy, độc giả như lạc vào mê cung của các lớp thời gian chồng xếp lên nhau. Nếu như từng lớp thời gian của quá khứ kéo người đọc lạc sâu vào thế giới cảm xúc đa chiều ngổn ngang trong lòng Humbert thì những lối thời gian đón trước lại mang tới cho độc giả những dự đoán trước về tương lai. Các lớp của quá khứ rồi đến thực tại cho tới tương lai lồng vào nhau như hình ảnh của con búp bê Nga matryoshka, mỗi lật giở là một phát hiện thú vị.