5. Kết cấu luận văn
3.2.1. Cốt truyện kiểu tam giác tình yêu
Trong Lolita xuất hiện mối quan hệ tay ba giữa Humbert – Valeria – người tình của Valeria và Humbert – Lolita – Quilty. Mối quan hệ tay ba thứ nhất không hàm chứa nhiếu ý nghĩa, nó đơn thuần chỉ là sự bứt phá khỏi cuộc sống gia đình tẻ nhạt với Humbert của Valeria. Cuộc sống câm lặng như một con sên, sống như một cái bóng bên cạnh người chồng hờ hững khiến Valeria tìm tới hạnh phúc mới cho mình. Ngay từ đầu, Humbert lấy Valeria không vì tình yêu mà chỉ như một lựa chọn nhằm bảo vệ, kìm hãm mình khỏi những dục vọng đen tối có hại cho sức khỏe bản thân. Sau khi về ở chung, khoảng cách bên người vợ tẻ ngắt, thô kệch càng khiến Humbert chán chường. Chính vì vậy, khi nghe Valeria thú nhận “Có một người đàn ông khác trong đời em” [30; 40], Humbert sau một thoáng bất ngờ, ngồi nhìn Valeria và người tình của ả gói ghém hành lý một cách bình thản và ngay sau đó tống tiễn cả hai ra khỏi nhà không chút đắn đo. Đối với tay đại tá – có thể coi là tình địch khi quyến rũ người vợ của Humbert, Humbert thậm chí không một lời xỉ vả. Tất cả những sự trừng phạt như bóp cổ, dìm chết Valeria hay bắn bỏ tên người tình của nàng chỉ là trong giả thiết. Mọi thứ diễn ra vô cùng chóng vánh, không chút kịch tính như những cuộc tình tay ba khác.
74
Mô hình tam giác tình yêu ở đây chỉ được thể hiện rõ nét, kịch tính, lôi cuốn trong cuộc tình tay ba giữa Humbert – Lolita – Quilty. Trong mối quan hệ tay ba này, Lolita thường được Humbert nhắc tới dưới cái tên Carmen hay Carmencita. Trong tác phẩm, ngay khi Lolita xuất hiện, nàng rất thích bài hát thời thượng về Carmen, được Humbert chép lại lời:
Ôi, Carmen của tôi, Carmen bé bỏng của tôi Ấy-mấy-là, ấy-mấy-là, những ấy-mấy-là đêm
Nào trăng sao cùng xe cộ, nào quán bar cùng barmen Và, em yêu, những cuộc đấu long trời lở đất của hai ta Và giữa thành phố ấy-mấy-là tay khoác tay, ta vui bước Và cuộc xô xát cuối cùng của đôi ta
Và khẩu súng tôi dùng để giết em, ôi Carmen của tôi Khẩu súng tôi đang cầm trong tay
Lời bài hát như sự tiên liệu trước định mệnh vận vào Lolita về một ngày nào đó số phận nàng cũng có nhiều nét giống như nhân vật chính trong lời bài hát – Carmen. Carmen là tên nhân vật chính trong tác phẩm cùng tên của Mérimée. Khi viết nên tác phẩm này, Mérimée chịu ảnh hưởng không ít từ tác phẩm Đoàn người Zigan của Pushkin – được mình dịch sang tiếng Pháp.
Bản trường ca kể về câu chuyện tình bi thảm giữa anh chàng Aleko và cô gái Zigan Zemfira. Sinh ra nơi phồn hoa nhưng Aleko đã rời bỏ quê hương, đi theo tiếng gọi con tim mình đến với cuộc sống lang bạt cùng bộ tộc Zigan bên cô gái Zemfira. Những tưởng đây sẽ là câu chuyện cổ tích tình yêu giữa hoàng tử và Lọ Lem nhưng trớ trêu thay Zemfira thay lòng đổi dạ. Tình yêu dở dang hóa thành lòng thù hận, Aleko sau khi phát hiện ra sự phản bội đã giết chết Zemfia và tình nhân của nàng. Tác phẩm kết thúc trong cảnh đoàn người Zigan tiếp tục lên đường bỏ lại chàng Aleko cô độc, đáng thương.
75
Nhân vật phản bội – cô gái Zigan có sức hấp dẫn đặc biệt và tác động mạnh mẽ tới Mérimée khi ông xây dựng nên nhân vật Carmen của mình sau này. Bên trong vẻ quyến rũ của Carmen là sự gian dối, quỷ quyệt. Nàng cũng mang nét phóng khoáng của người con gái Zigan. Nàng quyến rũ Don Jose một người lính còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Quan hệ của họ khiến anh ta chối bỏ tình yêu cũ của mình, chống lại chỉ huy và gia nhập một nhóm buôn lậu, bắt đầu cuộc đời tướng cướp và là nô lệ tình yêu của Carmen. Nhưng dù Carmen từng yêu Jose đến cháy bỏng, dù Jose có trung thành đến tuyệt đối song điều đó không thể níu giữ bước chân của kẻ yêu tự do trong con người Carmen: “Carmen bao giờ cũng là một con người tự do. Sinh ra là người Bô- hê-miêng, Carmen chết đi vẫn sẽ là người Bô-hê-miêng” [28; 78]. Carmen đã rời xa Jose bởi tình yêu có phần chiếm đoạt ở Jose. Vì vậy, sự xuất hiện của Lucas không phải là nguyên nhân chính mà chỉ như một cái cớ, một giọt nước tràn ly làm tràn những mâu thuẫn vốn đã tích tụ rất lâu giữa Carmen và Jose trước đó. Người con gái Zigan quyết liệt, dứt khoát và có phần tàn nhẫn không mủi lòng trước lời van xin của Jose. Tình yêu của nàng và cả bản thân nàng nữa, là “con chim bất trị của dòng họ Bô-hê-miêng”, một khi đã quyết tâm ra đi sẽ không bao giờ trở lại.
Humbert không ít lần gọi người tình bé nhỏ của mình là Carmen. Và cái tên ấy như vận vào chính cuộc đời Lolita. Ngay từ đầu, khi phát hiện ra tiểu nữ thần của mình, Humbert đã nhận thấy kiểu người con gái này vừa toát ra sự quyến rũ đến mê lòng nhưng lại có sự quỷ quyệt, phóng khoáng trong tình dục. Suốt hành trình rong ruổi, Humbert luôn đề phòng, hoài nghi, chất vấn Lolita trước những dấu hiệu phản bội của nàng. Tuy nhiên, với bản chất quỷ quyệt, khôn ngoan, Lolita vẫn dễ dàng qua mặt được Humbert. Một khi nàng đã quyết tâm rời Humbert thì vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Ngay cả sau này, khi Humbert gặp lại và đề nghị một Lolita đói nghèo và tiều tụy bụng
76
mang dạ chửa quay trở về cuộc sống sung túc với mình thì tiểu nữ thần năm nào vẫn nhất quyết từ chối không do dự. Sự quyến rũ toát ra từ con người Lolita như một thứ bùa mê với Humbert cũng giống như bản chất phù thủy trong Carmen khiến Jose mê đắm. Sự lẳng lơ, phóng túng trong tình yêu và tình dục đều tồn tại trong Lolita và Carmen. Họ sẵn sàng quyến rũ bất kì người đàn ông nào và cũng không ngần ngại bỏ rơi những kẻ si tình đó một khi họ đã chán. Nhưng ít nhất, Carmen trong đôi lúc cũng yêu Jose còn Lolita dường như chưa bao giờ dành tình cảm đó cho Humbert. Nàng từng thẳng thắn thú nhận rằng người duy nhất nàng yêu là Quilty. Những gần gũi, gắn bó xác thịt với Humbert dường như chỉ là một sự tò mò, khám phá bản năng ở những cô gái mới lớn như có lần chính Humbert đã từng chua xót nhận ra. Humbert cũng cay đắng nhận thấy rằng chưa bao giờ chạm được đến cánh cửa tâm hồn, những suy nghĩ nội tâm của Lolita. Tất cả giữa họ chỉ là những cuộc thỏa mãn xác thịt vô cảm. Giữa hai người vẫn là khoảng cách vời vợi của hai tâm hồn không chung nhịp. Mượn mô típ câu chuyện tình yêu và những đặc tính của nhân vật nữ chính trong tác phẩm của Mérimée nhưng V.Nabokov đã khắc đậm Lolita ở mặt xảo trá, lạnh lùng.
Cái tên Carmen còn gợi lên mối tình tay ba tương đồng giữa hai tác phẩm. Sự tương đồng này có lẽ sẽ khiến cho nhiều người nghĩ rằng, kết cục là cái chết của người con gái là điều khó tránh khỏi giống như trong Carmen. Có thể nói, Lolita là một Carmen thứ hai thậm chí còn lạnh lùng, khôn ngoan, xảo trá hơn Carmen nhưng Humbert thì không bao giờ là một Don Jose. Với Don Jose, một khi tình yêu bị thay thế bằng lòng thù hận thì chỉ có cái chết của Carmen mới làm chàng thỏa sự cuồng nộ bởi chàng không thể chịu được cảnh người yêu thương đến với một người đàn ông khác. Còn Humbert thì mãi mãi không thể giết được Lolita cho dù chính nàng luôn xỉ vả y, lạnh lùng, phản bội y, cho dù nàng chưa từng yêu y. “Cố nhiên tôi không thể giết em,
77
như một số người có thể nghĩ vậy. Quí vị biết đấy, tôi yêu em. Đó là thứ tình yêu từ cái nhìn đầu tiên, cho đến phút cuối giao mắt nhau, thứ tình yêu mãi mãi vĩnh cửu” [30; 367 – 368]. Mới đầu, Humbert say mê Lolita, say mê một tiểu nữ thần để thỏa mãn dục vọng quái đản của mình. Nhưng chỉ một thời gian sau, khi những nét tiểu nữ thần ở Lolita dần biến mất, thay vào đó là chiều cao, cân nặng, vóc dáng, làn da của một cô gái đang trưởng thành, Humbert tưởng sự say mê ban đầu ấy sẽ dần cạn vơi nhưng điều ấy lại không xảy tới. Thậm chí, sau này khi Humbert gặp lại thai phụ Lolita tiều tụy, kém hấp dẫn, như một khúc củi khô thì tình yêu Humbert dành cho nàng vẫn đong đầy: “… với những nét tàn phải của em và đôi bàn tay nhỏ nổi gân xanh của người trưởng thành và hai cánh tay trắng nổi da gà và đôi tai bẹt và nách bù xù, em nằm đó tàn lụi vô phương cứu chữa ở tuổi mười bảy, với đứa hài nhi trong bụng (…) tôi biết rõ như biết mình trước sau rồi sẽ chết, rằng tôi yêu em hơn bất kì thứ gì tôi từng thấy hay tưởng tượng trên trái đất này” [30; 378]. Humbert vẫn tha thiết mong được sống cạnh Lolita nhưng nguyện vọng ấy bị khước từ. Có thể nói, tới đây, bi kịch của Humbert bị đẩy lên đến đỉnh điểm. Bi kịch cuộc tình tay ba lặp lại lần thứ hai. Nhưng nếu như trong mối quan hệ với người vợ đầu Valeria, Humbert dường như vô cảm trước sự phản bội của vợ và gần như không có khái niệm thù địch với tình nhân của Valeria thì trong mối quan hệ tay ba lần này mọi sự đã khác. Cái cảnh Humbert tưởng tượng rằng “tôi có thể hình dung mình bắn vào bụng dưới người tình của ả, khiến hắn kêu “ối” và ngồi phịch xuống” [30; 119] lại chính là định mệnh cho những gì sắp xảy ra ở mối tình tay ba được lặp lại này. Humbert đã một mình ra đi trong dòng nước mắt đau khổ chảy dài và đi tìm chính kẻ đã quyến rũ Lolita và kết liễu đời hắn theo cách cách đã tưởng tượng ra với người tình của Valeria trước kia.
78
Mối quan hệ tay ba giữa Humbert – Lolita – Quilty hình thành nên một cốt truyện trinh thám vô cùng kịch tính, đậm tính bi hài.