5. Kết cấu luận văn
3.1.2. Không gian mang ý nghĩa biểu trưng
Không gian trong Lolita được nhắc tới không nhiều đa phần hiện lên qua lời kể của Humbert và dường như phản ánh chính tâm trạng của nhân vật này. Kiểu không gian này đóng vai trò như một tín hiệu riêng trong mỗi cuộc chơi giữa các nhân vật và mang ý nghĩa biểu trưng.
70
Đầu tiên phải nói đến không gian biển – gắn liền với hình ảnh Annabel. Không gian này gắn với tuổi thơ của Humbert: “Tôi là một đứa trẻ khỏe mạnh, sung sướng, lớn lên trong một thế giới tươi sáng gồm toàn những sách đầy tranh ảnh, bãi cát trắng, những cây cam, những chú chó thân thiện, quang cảnh biển và những bộ mặt tươi cười” [30; 17]. Và chính công quốc bên bờ biển ấy là nơi đầu tiên Humbert gặp Annabel. Bờ biển cũng là nơi chứng kiến vừa góp phần che đậy bao cuộc hẹn hò yêu đương giữa hai người: “Ở đó, trên bãi cát mềm, cách các bậc phụ huynh mấy bước, chúng tôi nằm ềnh suốt buổi sáng trong tột đỉnh thèm khát đến đờ đẫn và lợi dụng mọi ngẫu nhiên may mắn trong không gian và thời gian để sờ soạng nhau: bàn tay cô, lấp một nửa trong cát, trườn về phía tôi, những ngón nâu thon mảnh lừ lừ tiến như kiểu mộng du, mỗi lúc một sát gần (…) đôi khi, một cái ụ tình cờ do mấy đứa nhỏ đắp tạo cho chúng tôi một thứ bình phong đủ kín để có thể chà hai cặp môi mặn vào nhau” [30; 20]. Không gian biển đã gắn liền với tuổi thơ ấu và mối tình đầu của Humbert, “(…) những giờ phút êm đềm trên những bãi biển đầy màu sắc rực rỡ” [30; 51] trở đi trở lại trong Humbert mãi mãi sau này. Ngay cả khi gần gũi Lolita nhất, những khoảnh khắc tiếp xúc vụng trộm với Annabel bên bờ biển vẫn ám ảnh Humbert: “Thi thoảng, tôi có cảm giác là con mồi bị mê hoặc sắp sửa thỏa hiệp với người thợ săn bị mê hoặc, là vùng mông em đang nhích về phía tôi dưới lớp cát mịn của một bãi tắm xăm và hoang đường” [6; 177]. Khi Annabel không còn, biển trở một biểu tượng hằn sâu trong tìm thức Humbert. Nhắc đến biến là ám chỉ tới Annable và mối tình bên bờ biển. Sau khi Annabel qua đời, khuôn mặt cô, kí ức về cô có thể phai nhạt đôi chút nhưng kí ức về biển như một vết mòn trong tiềm thức Humbert, để rồi cứ có sự hiện diện của biển lại nhắc nhớ người đàn ông này hình ảnh biển của mối tình đầu khi xưa. Biển trở thành tín hiệu hiện diện trong trò phiêu lưu ái tình giữa một bên là Lolita và một bên là Annabel ở cõi xa xăm chỉ còn lại dấu vết thông qua hình ảnh biển.
71
Ở một ví dụ khác, Humbert đến nhà Charlotte thuê trọ vào một ngày chủ nhật đầy nắng. Đây cũng là ngày Humbert gặp được Lolita – định mệnh của đời mình. Giây phút đầu tiên nhìn thấy tiểu nữ thần của mình, Humbert đã thấy nàng lung linh trong nắng: “(…) một con sóng xanh trào dâng dưới tim tôi và kìa, quì trong một vũng nắng, gần như khỏa thân, xoay mình trên hai đầu gối” [30; 55]. Nắng trở thành biểu tượng những ngày tháng êm đẹp bên Lolita. Những ngày đầu Humbert gặp Lolita đa phần là những ngày ngập nắng. Khi ấy, tình trạng bệnh tình của Humbert cũng đã đỡ hơn rất nhiều. Đặc biệt, giây phút nhìn thấy cô bé Lolita, Humbert chợt nhật ra đây là ánh nắng rực rỡ của đời mình. Nắng biểu trưng cho những tháng ngày đầy hy vọng, ngập hạnh phúc và những tưởng tượng về tương lai rộng mở trong mối quan hệ giữa Humbert và Lolita. Những ngày tháng êm đẹp bên tiểu nữ thần rồi cũng qua đi, nắng cũng phai nhạt dần rồi biến mất, chỉ còn những cơn mưa bụi trĩu nặng lòng người.
Sau này, Humbert gặp Lolita trong tình cảnh nàng đã lấy chồng và đang mang thai. Humbert vô cùng đau khổ bởi tiểu nữ thần xưa kia đã biến mất, càng tuyệt vọng hơn khi cô gái giờ chỉ còn như khúc gỗ ấy không một phút đắn đo chọn cuộc sống nghèo khổ chứ không tiếp tục những ngày tháng loạn luân cùng mình. Không gian khi ấy phủ kín làn mưa bụi nhòa cùng dòng nước mắt đang lăn dài trên má Humbert. Hay khi Humbert rời khỏi ngôi nhà nơi mà chỉ cách đây mấy tuần Humbert tới thuê, khung cảnh tiêu điều, tang tóc như chính cái chết của Charlotte: “Hàng cây dương và du du tóc rối quay cái lưng uốn lượn của chúng lại với cuộc đột kích của gió và mây giông đen ngòm vần vụ bên trên tháp chuông màu trắng của nhà thờ Ramsdale” [30; 140]. Rất nhiều tình huống không gian tương trùng với sắc thái tâm trạng của nhân vật như vậy.
72
Nhưng có thể nói điển hình, trở đi trở lại trong Lolita và trở thành nỗi ám ảnh của Humbert là không gian gắn liền với màu đỏ. Lần đầu tiên, màu đỏ xuất hiện như một điềm báo một sự chẳng lành ngay chính vào hôm Humbert và Lolita bắt đầu mối tình loạn luân ở khách sạn The Enchanted Hunters: “Em ngồi đó, trong sảnh, lút sâu trong chiếc ghế bành màu đỏ máu được nhồi rất căng, đắm chìm trong một tờ tạp chí điện ảnh giật gân” [30; 186]. Cái màu đỏ của ghế được ví như màu máu như một điềm không lành. Màu đỏ này còn trở lại nhiều lần nữa. Đó là chiếc xe mui trần màu đỏ mà Humbert gọi là “bóng ma”, một “con thú bóng bẩy” của Quilty bám theo Lolita và Humbert. Màu đỏ này ám ảnh Humbert để khi nhìn thấy hình ảnh trái banh đỏ hay bộ đồ tắm hai mảnh màu đỏ đều nhắc nhớ Humbert tới sắc đỏ của chiếc xe Aztec của Quilty. Màu sắc này còn là phép hoán dụ ám chỉ chính Quilty. Cái màu đỏ ấy xuyên suốt từ ngày đầu tiên Humbert và Lolita bắt đầu mối quan hệ loạn luân, đeo bám họ suốt hành trình rong ruổi. Màu đỏ trở thành tín hiệu xuyên suốt cuộc chơi giữa Humbert – Lolita – Quilty. Nó tượng trưng cho sự quyến rũ, nồng nàn như chính vẻ đẹp của Lolita. Nó biểu hiện cho những tình cảm nồng ấm, rực cháy đắm say, khát khao của Humbert và Quilty với Lolita. Nhưng màu đỏ ấy cũng là màu của máu mang ý nghĩa của sự chết chóc như cái kết bi thảm của tất cả các nhân vật trong cuộc chơi ái tình tay ba này.
Hoàn toàn có chủ ý khi xây dựng tác phẩm của mình theo thi pháp trò chơi, V.Nabokov tận dụng mọi khía cạnh không – thời gian để tạo nên một thế giới chơi đa chiều, đa tầng đầy màu sắc, ý nghĩa. Nhân vật chơi được đặt trong thế giới ấy tương tác với nhau theo một tiến trình chơi nhất định. Với kiểu thời gian tuyến tính gắn liền với không gian tự nhiên nơi Humbert và Lolita đi qua tạo nên một hành trình phiêu lưu của hai nhân vật. Với sự giao cắt giữa thời gian quá khứ, hiện tại và những dự cảm về tương lai, các nhân vật thậm chí chưa một lần gặp mặt được kéo gần, tương tác với nhau thông
73
qua chính dòng nội tâm của Humbert tạo nên kiểu cốt truyện tam giác tình yêu. Hành trình rong ruổi của Humbert với Lolita, sự ám ảnh về con quỷ đỏ Quilty, sự biến mất của Lolita và hành trình truy tìm nàng tạo nên cốt truyện trinh thám. Sự đan lồng giữa những câu chuyện tạo nên kiểu cốt truyện matryoshka đậm tính Nga. Bốn kiểu cốt phiêu lưu, tam giác tình yêu, trinh thám và búp bê matryoshka đã tạo nên hành trình của trò chơi trong Lolita.