5. Kết cấu luận văn
3.2.1. Cốt truyện kiểu trinh thám
Như đã chỉ ra ở phần trước. cái tên Shirley Holmes – giám đốc trại hè Q, nơi Lolita được gửi đến ám gợi đến tên nhân vật thám tử hư cấu lừng danh Sherlock Holmes của Conan Doyle. Cái tên này giống như một biển ngầm chỉ dẫn cho nội dung cốt truyện trinh thám ẩn trong tác phẩm. Sau khi Lolita đột nhiên biến mất tại bệnh viện nơi nàng đã điều trị tại đây, Humbert ngay lập tức đã lên kế hoạch truy tìm kẻ đã bắt cóc người dấu yêu. Cuộc truy tìm của Humbert được phân tích tỉ mỉ và chia thành nhiều bước. Đầu tiên Humbert đã lần theo dấu vết của con quỷ – cách mà Humbert gọi Quilty theo chặng đường đã đi qua cùng Lolita. “Vậy là phải lần theo dấu vết của con quỷ dọc theo chặng đường này; và tôi dốc hết mình vào nhiệm vụ này, sau mấy ngày khôn tả xiết tới lui sục sạo những con đường tỏa nhánh miên man ở vùng lân cận Elphinstone” [30; 335]. Humbert cho rằng con quỷ béo với cái đầu láng bóng (hình ảnh của Quilty) chính là kẻ bám theo hắn và Lolita suốt chặng đường dài. Hình ảnh ấy luôn là nỗi ám ảnh thường trực trong tâm trí Humbert. Trên hành trình truy tìm ấy, Humbert đã vượt qua sự e dè ban đầu để lật giở sổ đăng ký của các khách sạn để tìm kiếm dấu vết của kẻ đáng ngờ kia. Tổng cộng, Humbert đã xem khoảng 300 sổ đăng ký và nhận ra rằng đây thực sự là kẻ rất xảo quyệt. Humbert cũng đoán ra có thể kẻ quỷ quyệt này đã đăng ký khống trong các khách sạn bởi đoán trước được Humbert sẽ lần tìm theo manh mối này: “Tôi phát hiện ngay ra rằng hắn đã tiên đoán những điều tra của tôi và đã đặt các biệt danh thóa mạ dành riêng cho tôi” [30; 337]. Và Humbert nhận ra đó không đơn giản chỉ là một kẻ dâm đãng mà thực sự là một tay có học với những cái tên giả đăng ký trong sổ khách sạn, thể hiện trò chơi chữ đầy thách thức học thức của Humbert.
79
Trong hành trình đi lần tìm đầu mối kẻ tình nghi ấy tại các khách sạn Humbert và Lolita đã từng dừng chân, Humbert đau đớn nhận ra những dấu hiệu phản trắc từ Lolita: “Có một nét xuyên suốt cái mớ tên đểu ấy, luôn gây cho tôi những phấp phỏng đặc biệt đau đớn mỗi khi nó lộ diện. Những thứ như “G. Trapp, Geneva, NY” là dấu hiệu phản trắc từ phía Lolita” [30; 341].
Những cái tên này đã đưa cho Humbert một hướng điều tra manh mối. ““Aubrey Beardley, Quelquepart Island” là một gợi ý sáng rõ hơn, so với cái lời nhắn rối rắm qua điện thoại, rằng nên tìm điểm xuất phát của toàn bộ vụ việc này ở miền Đông” [30; 341]. Đồng thời, một trong những cái tên giả của Quilty để lại ám chỉ người cha quá cố của Lolita cũng đưa đến gợi ý cho Humbert rằng kẻ bắt cóc là một người biết rất rõ về nàng. Bước tiếp theo, Humbert lục tung trong trí nhớ mình những chiếc xe khả nghi từng bám theo mình và Lolita. Tuy nhiên, tất cả các manh mối, những tín hiệu mà Humbert khám phá ra chưa đủ sáng rõ để Humbert xác định kẻ bắt cóc ấy. Vì thế, Humbert tìm tới sự giúp đỡ của một thám tử tư và cung cấp cho người này các loại tên và địa chỉ thu thập được. Tuy nhiên, trong hai năm và chi rất nhiều tiền, tin tức về Lolita vẫn bặt vô âm tín.
Những tín hiệu, manh mối về việc Lolita sẽ biến mất, về kẻ quyến rũ Lolita về hành trình truy tìm của Humbert ngay từ trước khi Lolita hoàn toàn biến mất đã xuất hiện. Và đầu mối quan trọng nhất chính là bức thư của Mona – một người bạn của Lolita gửi cho nàng nhưng Humbert đã lén đọc tất cả. Đây chính là manh mối quan trọng gợi mở ra nhiều điều trong sự biến mất của nàng.
Mở đầu bức thư của Mona: “Doll-Lo: Vậy là vở kịch đã thành công lớn. Cả ba con chó săn nằm im, có lẽ được Cutler cho uống thuốc mê liều nhẹ” [30; 301]. Vở kịch được Mona nhắc tới ở đây chính là vở mang tên The Enchanted Hunters do Quilty viết mà Lolita sắm một vai trong vở kịch này
80
rồi đột ngột bỏ dở và rời khỏi Beardsley cùng Humbert đi tới những miền đất mới. Vở kịch được đặt theo tên khách sạn – nơi đánh dấu mối quan hệ loạn luân giữa Humbert và Lolita, nơi cả hai người gặp Quilty tại đây đồng thời là nơi xuất hiện liên tiếp những điềm báo cho mối quan hệ tay ba giữa họ sau này. Tên vở kịch đã bị bà hiệu trưởng trường nói lộn thành The Hunted Enchanters. Nhưng dù là The Enchanted Hunters – Những thợ săn bị mê hoặc
và The Hunted Enchanters – Những kẻ mê hoặc bị săn đuổi thì chúng đều là những cái tên mang đầy hàm ý ẩn dụ cho vở kịch cuộc đời giữa chính ba nhân vật sau này. Lolita từ kẻ đi mê hoặc Humbert thì lại trở thành kẻ bị mê hoặc bởi Quilty. Humbert từ kẻ bị mê hoặc bởi Lolita sau này lại trở thành kẻ săn đuổi chính nàng. Ba con người đó tồn tại trong vòng tròn đuổi bắt không cùng một mục tiêu nên kết thúc là mỗi người rẽ theo ba ngả khác nhau và cuối cùng đều gặp nhau ở kết thúc bị thảm – cái chết: Quilty bị Humbert bắn chết, Humbert chết trong tù do tội ác gây nên còn Lolita cũng chết ngay sau khi sinh con. Tất cả đều chết trong cô đơn, bất hạnh.
Mối quan hệ định mệnh giữa Humbert – Lolita – Quilty còn được ám chỉ ngay trong bộ Who’s Who in the Limelight. Trong một số mục Humbert chép ra có nhắc về nhân vật “Quine, Dolores khởi nghiệp với vở Never Talk to Strangers và từ đó biến mất”. Từng câu chữ ám gợi trực tiếp tới mối quan hệ của ba người ngay từ đầu tác phẩm. “Quine, Dolores” là sự kết hợp, tương tác giữa tên của hai nhân vật chính sẽ xuất hiện ngay sau đó, Quilty và Dolores. Còn tên vở kịch Never Talk to Strangers (Đừng bao giờ nói chuyện với người lạ) nhắc người đọc nhớ tới ngay lời Humbert dặn Lolita tại khách sạn The Enchanted Hunters. Khi đó, Lolita chuẩn bị rời khỏi phòng, Humbert đã nhắc nhở nàng “nếu tôi là em tôi sẽ không nói chuyện với người lạ” [30; 185]. Lời dặn dò của Humber với Lolita đồng thời như chính lời cảnh báo của V.Nabokov với các độc giả về một trò chơi sắp diễn ra. Bởi ngay sau lời dặn
81
dò ấy là cảnh tượng được Humbert tả lại: cái sảnh khách sạn nơi Lolita đang đắm chìm trong một tạp chí điện ảnh mà xung quanh nàng chỉ có một người đàn ông trung niên trạc tuổi Humbert. Người đàn ông đó không ai khác chính là Quilty. Và biểu hiện bất thường của Lolita sau đó cho thấy nàng đã bỏ qua lời nhắc của Humbert, đã nói chuyện với người đàn ông lạ mặt ngắm nhìn nàng với con mắt đầy thèm khát. Và có thể chính từ giây phút ấy, Quilty – kẻ bị Lolita mê hoặc đã lên kế hoạch săn đuổi chính nàng. Từ đó về sau, cái màu đỏ của ghế sô pha mà Lolita đắm mình trong đó, cái màu đỏ của chiếc xe bám theo hai người trở thành nỗi ám ảnh thường trực với Humbert. Và trò đuổi bắt giữa Humbert – Lolita – Quilty ngầm được báo trước đã bắt đầu từ ấy.
Không còn ám chỉ mơ hồ, kết thúc bức thư của Mona, chân dung của kẻ bắt có hiện ra rõ hơn: “Như đã dự kiến, Thi Sĩ tội nghiệp loạng quạng xuất hiện vào Màn III, đúng đến đoạn tiếng Pháp vớ va vớ vẩn ấy. Cậu còn nhớ chứ? (Chimene, đừng quên nói với người tình rằng con hồ rất đẹp, vì chàng sẽ phải đưa cô tới đó). Anh chàng đẹp trai may mắn! Qu’ilt’y... Dẻo mỏ làm sao! Thôi, ngoan nhé, Lollikins. Thi Sĩ của cậu gửi tình yêu đằm thắm nhất, và chuyển lời chào kính trọng của mình đến Ông Bô” [30, 301]. Đoạn kết thư cho thấy, Mona hoàn toàn biết rõ mối quan hệ giữa Lolita và Quilty. Cái tên “Qu’ilt’y” được nhắc tới thực ra chỉ là một lối viết cách điệu đầy ám chỉ về Quilty. Đoạn cuối thư nhắc tới “Ông Bô” như một sự nhạo báng bởi dự đoán trước Humbert sẽ đọc bức thư ấy. Sau khi Humbert đọc xong bức thư thì không thấy Lolita đâu. Lúc này, Humbert tưởng rằng nàng đã biến mất và đưa ra giả thiết: “Sĩ quan, ông sĩ quan cảnh sát, con gái tôi đã bỏ trốn khỏi nhà. Cấu kết với một thám tử (là Trapp cũng tức là Quilty)”. Giả thiết này không đúng bởi thời điểm đó, vì ngay sau đó Lolita đã xuất hiện trở lại nhưng nó lại chính là tình huống sau này, khi Lolita bỏ trốn cùng Quilty.
82
Bức thư – một manh mối quan trọng ám chỉ kế hoạch săn đuổi của Lolita của Quilty nhưng vào thời điểm đó, Humbert không mảy may nghi ngờ gì và sau này nữa Humbert cũng không nhận ra điều đó. Sự xuất hiện của chi tiết bức thư này một lần nữa giễu nhại công thức của truyện trinh thám như chúng tôi đã phân tích trước đó. Kẻ truy tìm cũng tức là thám tử Humbert đồng thời là tội phạm trong quan hệ tình dục trẻ em, bị chính Quilty theo dõi và cũng đồng thời trở thành nạn nhân trong việc con gái bị bắt cóc. Quilty – kẻ bắt cóc vừa là kẻ đi theo dõi cũng vừa là người giải cứu Lolita. Và một bất ngờ nữa là nạn nhân Lolita lại là đồng lõa với kẻ bắt cóc.