Nội dung cơ bản của chiến

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và tình hình quản lý môi trường thành phố đà nẵng 2014 2015 (Trang 62)

6.2.1.1 Thực hiện đồng bộ các biện pháp về phòng ngừa gây ô nhiễm môi trường: Thực hiện nghiêm quy định về lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, thông qua thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường để phân loại các dự án đầu tư:

Nhóm 1: Các dự án có tác động lớn hoặc tiềm ẩn nguy cơ cao đối với môi trường

Nhóm 2: Các dự án tác động đến môi trường ở mức có thể kiểm soát được thông qua sự can thiệp của con người.

Nhóm 3: Các dự án ít tác động đến con người.

Hạn chế phê duyệt và tiến tới cấm hoàn toàn việc đầu tư xây dựng mới các công trình các cơ sở kinh doanh thuộc nhóm 1. Yêu cầu khắc khe vềđầu tư lắp đặt các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, các công trình xử lý chất thải cũng như các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đối với các dự án thuộc nhóm 2.

Khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tưđổi mới trang thiết bị, áp dụng các công nghệ hiện đại giảm thiểu chất thải. Thực hiện sản xuất sạch hơn

6.2.1.2 Xây dựng và tổ chức thiện hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm, phối hợp chặt chẽ sở ngành và các huyện để ngăn chặn, xử lý và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi trường..

Tiến hành các biện pháp hạn chế lưu hành các phương tiện giao thông, các thiết bị máy móc đã qua sử dụng có hiệu suất sử dụng nhiên liệu thấp, gây ô nhiễm môi trường. Kiểm soát chặt chẽ các công trình xây dựng ở nội thành, các dự án nâng cấp, cải tạo các đường phố có mức phát tán bụi cao. Quản lý các phương tiện chuyên chở

nguyên vật liệu trong các đô thị, đặc biệt là các khu dân cư có mật độ dân cư cao. Tổ chức kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý đối với các cơ sở sản xuất, các kho chứa, các phương tiện vận chuyển, các cửa hang kinh doanh hóa chất, đặc biệt là các hóa chất có mức độđộc hại cao nhằm hạn chế tối đa sự phát tán và các sự cố hóa chất. Điều tra, thống kê và có kế hoạch giảm thiểu các nguồn phát sinh và xử lý các chất hữu cơ phân hủy trong môi trường.

Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu và xử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Khắc phục tình trạng lạm dụng các loại phân bón vô cơ và hóa chất trong sản nông nghiệp làm bạc màu, thoái hóa đất, ô nhiễm các nguồn nước và suy giảm đa dạng sinh học khu vực nông thôn.

Đánh giá hiện trạng môi trường biển. Điều tra, thống kê các nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường biển có nguồn gốc từ đất liền, đặc biệt là khu vực ven biển ven bờ phục vụ du lịch, tắm biển của thành phố và có biện pháp xử lý hoặc hạn chế

6.2.1.3 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về môi trường trong phạm vi thành phố. Triển khai, áp dụng công nghệ sạch và sản xuất sạch hơn.

Xây dựng và ban hành quy chế Bảo vệ môi trường thành phố, cụ thể hóa các quy định về nhập khẩu công nghệ, thiết bị theo các tiêu chuẩn về hệ số tiêu hao năng lượng, hệ số thải, nghiên cứu ban hành các tiêu chuẩn chất thải cho thành phố theo ngành và lãnh vực.

Kết hợp với khuyến khích và cưỡng chế buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh

đầu tưđổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, ít chất thải. Khuyến khích sử dụng tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng sạch, sử

dụng các nguyên liệu thay thế ít chất thải. Vận động và có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý môi trường tiên tiên theo tiêu chuẩn quốc tế.

Áp dụng chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường đối với quy trình công nghệ, các sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra, bảo dảm sức khỏe cho người dân và đảm bảo chất lượng môi trường.

6.2.1.4 Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý chất thải.

Tổ chức tốt hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ. Có cơ chế khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình phân loại rác thải tại nguồn. Có cơ chế hình thành và phát triển các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ thu gom và xử lý chất thải rắn.UNND thành phố chủđộng kết hợp liên doanh với các nhà

đầu tư khác hình thành hệ thống các cơ sở xử lý, tái chế, đốt và chôn lấp, sản xuất phân compost từ chất thải rắn.Đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại tập trung và có các biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp phải xử lý triệt để hoặc hợp đồng với các tổ chức dịch vụ chuyên nghiệp để xử lý chất thải nguy hại.

Tổ chức tốt việc thu phí bảo vệ môi trường theo nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và sử dụng kinh phí thu được kết hợp đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, của tỉnh, tài trợ…để

xây dựng các khu xử lý nước thải tập trung ở các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp,..

Xây dựng cơ chế phát hiện, xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân xả thải các loại chất gây ô nhiễm môi trường ra đường phố, nơi công cộng, đặc biệt là các đô thị

và khu đông dân cư. Xây dựng phong trào toàn dân ủng hộ và thực hiện nghiêm túc khẩu hiệu “Không vứt rác, đổ rác ra đường.

6.2.2 Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường 6.2.2.1 Thực hiện các dự án khắc phục và cải tạo. 6.2.2.1 Thực hiện các dự án khắc phục và cải tạo.

Đẩy mạnh việc thực hiện giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trong các hoạt động khai thác khoáng sản.

Quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng cho các đô thị của thành phố.

Tổ chức thực hiện quy trình sử dụng phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ cây trồng, thức ăn, vật nuôi hợp lý trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản để

giảm thiểu ô nhiễm đất, nước. Thực hiện việc bê tông hóa đường làng, ngõ xóm; bê tông hóa kênh mương nội đồng, kênh mương tiêu thoát nước sinh hoạt, khuyến khích

phát triển hệ thống cấp nước sạch cụm dân cư, sử dụng khí sinh học làm chất đốt để

nâng cao điều kiện vệ sinh môi trường vùng nông thôn

6.2.2.2 Ứng cứu sự cố môi trường và khắc phục nhanh hậu quả ô nhiễm môi trường do thiên tai gây ra

Xây dựng bản đồ tai biến tràn dầu vùng ven biển của thành phố, nghiên cứu khoanh định các vùng nhạy cảm cần bảo vệ khi sự cố tràn dầu xảy ra. Xây dựng năng lực ứng cứu sự cố môi trường, đặc biệt là sự cố tràn dầu. Đẩy mạnh công tác phòng chống sự cố môi trường trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong những lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ sự cố môi trường cao.

Kịp thời khắc phục nhanh hậu quả đối với môi trường do sự cố môi trường và thiên tai gây ra, tránh lây lan bệnh tật và ảnh hưởng lâu dài đến môi trường và con người.

6.2.3 Bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tiến hành xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản trong lòng đất.

Tăng cường có hiệu quả các công cụ quản lý để giải quyết hài hòa các vấn đề

liên quan trong ngành sử dụng đất, khai thác tài nguyên khoáng sản với việc bảo vệ

môi trường và với các lĩnh vực phát triển khác.

Thực hiện đánh giá tác động môi trường các dự án quy hoạch, khai thác, sử

dụng tài nguyên. Các dự án khi đi vào hoạt động phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo báo cáo đành giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

Trong sản xuất nông nghiệp cần nghiên cứu thay đổi phương thức canh tác theo hướng bảo đảm cân bằng sinh thái và bền vững, nâng cao chất lượng đất, giảm diện tích đất thoái hóa, bạc màu. Áp dụng các biện pháp canh tác trên đất dốc một cách khoa học, chống rửa trôi, xói mòn.

6.2.4 Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước

Xây dựng quy chế trong việc bảo vệ chất lượng nước sông, hồ bao gồm việc thanh tra, giám sát việc xả thải xuống sông, hồ và quan trắc chất lượng nước sông: thống nhất về thời điểm quan trắc, vị trí quan trắc, tần sô quan trắc.

Thực hiện việc điều tra, đánh giá tiềm năng, thực trạng khai thác, sử dụng và quy hoạch, quản lý, khai thác bảo vệ môi trường tài nguyên nước các lưu vực sông chính của thành phố.

Tổ chức đánh giá và kiểm soát chất lượng, trữ lượng nước dưới đất; Quy hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước dưới đất; nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc nước dưới đất; xây dựng mạng lưới quan trắc và quy hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước. Có kế hoạch đầu tư phát triển tài nguyên nước và ban hành những quy định cụ thể về khai thác nước ngầm.

6.2.5 Bảo vệ và cải thiện môi trường đô thị và khu công nghiệp

Để duy trì và cải thiện chất lượng môi trường ở đô thị và các khu công nghiệp lâu dài cần xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch và thể chế hóa bằng các văn bản pháp quy: luật, nghịđịnh, tiêu chuẩn, quy chế

Tiến hành đánh giá tác động môi trường đối với quy hoạch phát triển đô thị, các khu công nghiệp, xây dựng mới các nhà xử lý rác cho thành phố. Đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải công nghiệp của thành phố.

Có cơ chế chính sách và biện pháp đồng bộ để xử lý triệt để đối với các cơ sở

sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm về môi trường nước, không khí, tiếng ồn.

Đầu tư xây dựng lò đốt chất thải y tế cho các trung tâm y tế của các quận, huyện đồng thời với việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Thực hiện cải tạo các hồ, bàu làm nơi giải trí vui chơi cho người dân địa phương. Cải tiến hệ thống giao thông, từng bước lắp đặt các thiết bị làm giảm thiểu, hấp thụ khí thải từ các phương tiện giao thông, các khu công nghiệp.

6.2.6 Bảo vệ môi trường Biển, ven biển

Quản lý khai thác và sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên vùng ven biển phục vụ phát triển kinh tế địa phương và của đất nước, tăng cường bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững các giá trị tự nhiên, sinh thái, lịch sử, văn hoá nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng

Phát triển bền vững: phát huy có hiệu quả các giá trị tiềm năng của vùng ven biển trên cơ sở kết hợp hài hoà lợi ích kinh tế và lợi ích giữa các ngành, lợi ích giữa cộng đồng.

Hoàn thiện thể chế, chính sách, đào tạo nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp và bền vững vùng ven biển.

6.2.7 Bảo vệ môi trường Nông thôn, miền núi

Bảo vệ môi trường nông thôn không có nghĩa chỉ gìn giữ môi trường trong sạch trong vùng mà còn cần có nhiều biện pháp để ngăn chặn ô nhiễm có tính chất phòng ngừa. Đó là việc ban hành các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường gắn với an toàn thực phẩm, tiến tới hạn chế về cơ bản và thay thế sử dụng phân bón và thuôc bảo vệ thực vật

Bảo vệ môi trường vùng nông thôn miền núi phải gắn liền với xoá đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức và hiểu biết của nhân dân, thực hiện kế hoạch hoá gia đình và thực hiện tốt chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường .

Đặc biệt quan tâm đén vấn đề bảo vệ môi trường các làng nghề bằng các biện pháp cải tiến công nghệ, xây dựng hệ thống xử lý chất thải hoặc quy hoạch các khu làng nghề với hệ thống kết cấu hạ tầng đạt tiêu chuẩn môi trường.

CHƯƠNG 7

ĐỀ XUẤT VÀ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 7.1 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

7.1.1 Giải pháp về tăng cường năng lực quản lý Nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ địa phương

Kiện toàn bộ máy tổ chức của hệ thống quản lý đến các quận huyện.

Công tác đào tạo cần phải chú trọng cân đối tỷ lệ cán bộ chuyên môn môi trường, cán bộ quản lý môi trường, cán bộ kiêm nhiệm công tác bảo vệ môi trường và tất cả các cấp, các ngành.

Phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các cơ quan chuyên môn trong quản lý môi trừơng, phân công và phân trách nhiệm rõ ràng.

Tăng cường năng lực chuyên môn cho các phòng ban chuyên trách thuộc Sở

TN&MT, các Sở, Ban, Ngành có liên quan và cán bộ phòng môi trường huyện.

Đào tạo chuyên sâu về quản lý môi trường cho cán bộ quản lý đầu ngành của các Sở KH&CN, Sở TN&MT thông qua các khoá đào tạo sau đại học.

Tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và các nước trong khu vực để

cử cán bộđi tham quan học tập, tham gia hội nghị, hội thảo.

Mời các chuyên gia nước ngoài tổ chức các khoá đào tạo chuyên đề.

Tổ chức các khoá đào tạo nâng cao nhận thức BVMT cho các doanh nghiệp trong thành phố.

Tổ chức tựđào tạo bằng cách kết hợp với các nhà khoa học trong vùng tham gia các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, địa phương.

Triển khai các văn bản pháp lý về quản lý môi trường tại địa phương

Triển khai các hướng dẫn, quy định về kiểm soát ô nhiễm và cấp giấy phép môi trường. Tăng cường kiểm tra và thanh tra môi trường.

Tổ chức theo dõi, đánh giá dự báo thường xuyên diễn biến hiện trạng môi trường, xác định kịp thời các vấn đề môi trường cấp bách của địa phương nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho công tác BVMT, các chương trình kinh tế - xã hội.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật về môi trường nhằm nâng cao tính hợp pháp, hợp lý và tính khả thi của các văn bản pháp luật về môi trường. Xây dựng chính sách gắn kết trách nhiệm bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế, xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển.

Nâng cao năng lực quan trắc, phân tích môi trường

Định kì tiến hành quan trắc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường, phát hiện kịp thời những nơi bị ô nhiễm trầm trọng và áp dụng kịp thời các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn ô nhiễm.

Hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường của thành phố, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ và số liệu tin cậy cho việc đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường.

Chuẩn hoá các quy trình khảo sát, lấy mẫu, phân tích phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế thông qua các hoạt động đào tạo, phối hợp giữa các phòng thi nghiệm và tham gia mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia.

Xây dựng cơ bản dữ liệu môi trường và quản lý bằng GIS.

Áp dụng các mô hình hoá môi trường về chất lượng nước, không khí, đất nhằm tăng cường nguồn thông tin thứ cấp, giảm những nổ lực không cần thiết trong công tác quan trắc

Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống thông tin địa lý, nhằm thu thập, hệ thống, phân tích, đánh giá các thông tin về môi trường phục vụ công tác BVMT, quản lý tài nguyên thiện nhiên, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

7.1.2 Giải pháp về thể chế, chính sách

Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn dưới luật trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu lực thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng thanh tra, kiểm tra, triển khai

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và tình hình quản lý môi trường thành phố đà nẵng 2014 2015 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)