Công nghệ xử lý nước rác rỉ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và tình hình quản lý môi trường thành phố đà nẵng 2014 2015 (Trang 39)

Hiện tại hệ thống xử lý nước rác rỉ tại bãi rác Khánh Sơn gồm 3 hồ sinh học có diện tích là: Hồ 1 có diện tích 1,5ha, hồ 2 có diện tích 0,48ha, hồ 3 có diện tích khoảng 0,37ha và đều có độ sâu là 2,5m. Hồ 3 là hồđảm nhận vai trò kết thúc của quá trình xử

lý và thải ra môi trường tự nhiên. Trong quá trình xử lý nước rỉ các hồđều có phun bổ

sung chế phẩm sinh học làm tăng hiệu suất xử lý và khử mùi hôi cho các hồ sinh học gây ra.

Đánh giá

Công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tương đối tốt. Phương thức tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn khá đồng bộ và hoàn chỉnh..

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn thành phốĐà Nẵng, công tác thu gom và xử lý chất thải y tế và chất thải nguy hại còn chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức. Nhiều bệnh viện chưa được trang bị lò xử lý chất thải y tế riêng biệt. Trên địa bàn chỉ

có 3 bênh viện được trang bị lò đốt chất thải y tế là B ệnh viện Da Liễu, Bệnh viện C và bệnh viện 17. không đáp ứng được nhu cầu xử lý chất thải y tế trên địa bàn thành phố.

CHƯƠNG 4

MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2010 -2015

4.1 NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐẾN 2010 TẦM NHÌN 2015

4.1.1. Rà soát và điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội.

Xây dựng Quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội của vùng, trong đó chú ý chuỗi đô thị Huế-Đà Nẵng-Tam Kỳ-Quảng Ngãi trên trục Liên Chiểu-Dung Quất, mối quan hệ

với các tỉnh Tây Nguyên, hướng tới Lào, Đông-Bắc Thái Lan và Mianma trên trục hành lang Đông-Tây

Rà soát, bổ sung và điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố đến năm 2010 (ngắn hạn), lập Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2006-2010), cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp-Dịch vụ-Nông nghiệp. Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ-Công nghiệp-Nông nghiệp sau năm 2010, tầm nhìn 2015.

Rà soát, bổ sung Quy hoạch phát triển ngành để lồng ghép vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, đến năm 2010 (kế hoạch ngắn hạn) và 2015 (quy hoạch dài hạn), bao gồm:

- Quy hoạch sử dụng đất gắn với bảo vệ tài nguyên, khoáng sản và môi trường - Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp

- Quy hoạch phát triển ngành Du lịch - Quy hoạch phát triển Thuỷ sản - Nông lâm - Quy hoạch phát triển ngành Thương mại - Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp - Quy hoạch phát triển ngành Giáo dục - Đào tạo. - Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa - Thông tin. - Quy hoạch phát triển ngành Y tế.

- Quy hoạch Quốc phòng - An ninh.

4.2 MỤC TIÊU

Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - văn hoá lớn của miền Trung và cả nước, với các chức năng cơ bản là một trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ của miền Trung; là thành phố cảng, đầu mối giao thông (đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ) quan trọng về

trung chuyển và vận tải trong cả nước và quốc tế; là trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính, ngân hàng; là một trong những trung tâm văn hoá - thể thao, giáo dục - đào tạo, trung tâm khoa học công nghệ của miền Trung; Đà Nẵng còn là một trong những

địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng và an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước.

4.2.1 Mục tiêu phát triển xã hội

Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định trong đó con người là đối tượng quan tâm hàng đầu, và cũng là chủ thểđảm bảo cho sự phát triển.

Phát triển các hoạt động văn hoá thông tin hài hoà giữa việc thực hiện các nhiệm vụ thông tin tuyên truyền và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá cho nhân dân, xây dựng đòi sống văn hoá văn minh, hiện đại và phát huy được các giá trị văn hoá truyền thống, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hoá và giảm dần mức chênh lệch về vấn đề hưởng thụ văn hoá ở các cùng trong thành phố, giữa thành thị và nông thôn.

Nâng cao chất lượng nội dung, hình thức thể hiện và đa dạng các loại hình hoạt

động p hù hợp với mọi đối tượng, đảm bảo đủ các loại hình hoạt động văn hoá ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa, khuyến khích thành lập các câu lạc bộđể mọi người dân đều có điều kiện tham gia hoạt động và sáng tạo văn hoá.

Tạo sự chuyển dịch cơ bản và toàn diện trong lãnh vực giáo dục và đào tạo. Chú trọng đến việc hình thành cơ cấu phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Nâng cao một bước cơ bản về kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn. Phát triển các khu vực nông thôn theo hướng phát triển nhiều ngành nghề, giao thông và điện khí hoá nông thôn được cấp điện, nước sạch và nâng cao chất lượng cung cấp điện, nước sạch vào năm 2010 và các giai đoạn tiếp theo, tiến tới hình thành một khu vực nông thôn có trình độ phát triển cao, văn minh hiện đại, gần với cuộc sống đô thị.

Thu hẹp sự chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc hưởng thụ

các dịch vụ xã hội cơ bản.

Đảm bảo sự an toàn xã hội và quốc phòng, thực hiện có hiệu quả chương trình hành động của thành phố, giảm đối đa các tệ nạn xã hội làm cơ sở cho ổn định và phát triển kinh tế.

Thực hiện công bằng trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, đảm bảo mọi người đều được khám chữa bệnh ban đầu và cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản.

Đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng các loại hình khám, chữa bệnh, phát triển dịch vụ y tế theo yêu cầu, tiến tới quản lý sức khoẻđến từng hộ gia đình.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tuyến y tế cơ sở để đảm bảo đủ tiêu chuẩn thực hiện tốt việc phân tuyến kỹ thuật

Nâng cao chất lượng đội ngũ y tế cả về chuyên môn lẫn đạo đức, có chính sách

đào tạo và thu hút các chuyên gia đầu ngành đểứng dụng và phát triển những kỹ thuật cao trong chuẩn đoán điều trị. Tăng cường chất lượng và số lượng bộ phận cấp cứu ngoại viện, chú trọng phát triển loại hình phục hồi chức năng điều trị kết hợp với du lịch.

Phòng chống dịch bệnh theo hướng chủ động, kết hợp với nâng cao ý thức vệ

sinh phòng dịch, phòng bệnh để mọi người dân biết tự bảo vệ sức khoẻ cho mình cũng như xã hội. Khống chế các bệnh không lây và bệnh đang có xu hướng phát triển như

ung thư, tim mạch, ngộ độc bằng việc tăng cường kiểm tra phát hiện và điều trị sớm, hạn chế mức lây lan cộng đồng như các bệnh lao, HIV/AIDS.

Phát triển các hoạt động văn hoá, thể thao đa dạng. Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ để giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do mắc bệnh, không để xảy ra dịch bệnh, đưa số lượng người được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ thường xuyên vào những năm tiếp theo đến 2015.

4.2.2 Mục tiêu phát triển kinh tế

- GDP tăng 13%/năm thời kỳ 2001 - 2005; tăng 14%/năm thời kỳ 2006 - 2010; tăng 13,5%/năm cả thời kỳ 2001 - 2010.

- GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 2000 USD.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 21 - 23%/năm giai đoạn 2001 - 2010, đạt 1.720 triệu USD vào năm 2010.

- Tốc độ phát triển dân sốở dưới mức 1,2% vào năm 2010.

- Đến 2010 giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới mức 10%, số hộđược sử

dụng điện 100% và nước sạch là 95%.

- Hàng năm giải quyết thêm việc làm cho khoảng 2,2 - 2,5 vạn lao động.

- Cơ cấu kinh tế: đến năm 2010 theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp.

+Công nghiệp + Xây dựng: 46,7%. +Dịch vụ: 50,1%.

+Thuỷ sản, nông, lâm nghiệp: 3,2%.

4.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XẪ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ

NẴNG

- Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị hiện đại, văn minh có môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh, phát triển trong thế ổn định và bền vững, giữ vai trò trung tâm của miền Trung và Tây Nguyên với cơ cấu kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, thuỷ sản, nông lâm nghiệp, trong mối quan hệ với cả nước, khu vực hành lang Đông – Tây.

- Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tăng tỷ trọng phát triển công nghiệp hướng mạnh vào công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp hoá chất, từng bước tăng tỷ trọng dịch vụ và du lịch

- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

- Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội. Tạo nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ dân trí. Tăng cường đầu tư công cộng cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng xa nhằm làm cho mức sống của các tầng lớp dân cư ngày càng nâng cao.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế; đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh; phát huy nội lực, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi thông thoáng, để thu hút vốn và công nghệ mới từ bên ngoài, tăng cường giao lưu kinh tế với các địa phương trong nước và quốc tế.

- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển; nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, tham mưu chính sách, đội ngũ cán bộ

quản lý doanh nghiệp và công nhân kỹ thuật; có chính sách phát triển sử dụng nhân tài. Coi trọng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới. Phát huy truyền thống văn hoá, dũng cảm, cần cù của nhân dân Đà Nẵng và hoà nhập với các thành phố lớn trong nước và khu vực.

- Phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn kết với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

4.4 PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ-XÃ HỘI 4.4.1. Công nghiệp:

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng bình quân 16,62% thời kỳ 2001 - 2005 và 15,5% thời kỳ 2006 - 2010, cả thời kỳ 2001 - 2010 đạt bình quân 16,1%/năm.

- Nhanh chóng hình thành công nghiệp chủ lực trên cơ sở phát huy lợi thế và tăng cường các thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại tạo ra những sản phẩm có khả

năng cạnh tranh trên thị trường: công nghiệp chế biến hải sản, công nghiệp phần mềm, công nghiệp cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu biển, công nghiệp cảng phục vụ kinh tế

biển và những ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu.

- Triển khai xây dựng và có cơ chế quản lý thích hợp đối với các khu công nghiệp Liên Chiểu, Hoà Khánh, Đà Nẵng. Đẩy mạnh việc khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển công nghiệp. Phát triển các cụm công nghiệp vệ tinh, công nghiệp chế biến, dịch vụ khu vực nông thôn. Di chuyển các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi nội thành theo quy hoạch phát triển công nghiệp của thành phố.

4.4.2. Thương mại:

- Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đầu mối trung chuyển quá cảnh và giao lưu hàng hoá, dịch vụ của miền Trung; làm tốt chức năng của ngành là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Đẩy mạnh tiếp thị để mở rộng thị trường xuất khẩu của thành phố, gắn thương mại nội địa với xuất khẩu, từng bước tiến hành xuất khẩu dịch vụ, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế - xã hội.

- Phát triển kho trung chuyển, nhanh chóng xây dựng và hình thành các trung tâm thương mại, khu dịch vụ thương mại tổng hợp và trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế.

4.4.3. Du lịch:

- Phấn đấu nâng tỷ trọng ngành du lịch trong cơ cấu GDP lên 13,3% vào năm 2006 và 16,5% vào năm 2010.

- Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch, đa dạng hoá các loại hình du lịch, nghỉ dưỡng, tắm biển, du lịch sinh thái, tham quan, coi trọng cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa, góp phần mở rộng giao lưu quốc tế và hợp tác đầu tư.

- Quy hoạch phát triển du lịch từ Bà Nà đến bán đảo Sơn Trà và du lịch ven bờ

sông Hàn. Phát triển du lịch Đà Nẵng gắn với tổng thể du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Tây Nguyên, đồng thời phát triển du lịch Đà Nẵng trong mối quan hệ quốc gia và khu vực Đông Nam Á.

- Với mục tiêu xây dựng sân bay quốc tế Đà Nẵng trở thành sân bay đầu não của miền Trung và là cửa ngõ quốc tế thứ ba của Việt Nam:

- Đến 2006 hoàn thành việc xây dựng nhà ga mới sân bay quốc tếĐà Nẵng đạt công suất 4 triệu khách/năm có tiêu chuẩn quốc tế với vốn đầu tư 75 triệu USD. Đến năm 2007 hoàn thành giai đoạn I của nhà ga với công suất 2 triệu hành khách/năm.

- Mở rộng và kéo dài đường băng, đồng thời nâng cấp chất lượng các dịch vụ

mặt đất và dịch vụ hàng không mang tầm kinh tế khu vực.

- Mở thêm các đường bay quốc tế mới đến các nước trong khu vực, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Mỹ.

4.4.4. Dịch vụ:

- Phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, hướng vào việc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cảng như: cảng biển, sân bay, kho vận, vận tải, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, thông tin tiếp thị...

- Đến 2010 nâng cấp cảng Tiên Sa quy mô từ 4,5 đến 5 triệu tấn và nâng cấp cảng Sông Hàn quy mô trên 1triệu tấn/năm và tàu vào cảng loại < 3000 DWT.

- Đến 2010 xây dựng xong cảng Liên Chiểu quy mô hàng hóa 1 triệu T/năm (kể

cả xi măng Hải Vân); Giai đoạn 2006-2010 xây dựng bến tổng hợp cho tàu 10.000 DWT, bến container cho tàu container 30.000 DWT neo cập và làm hàng an toàn, đê chắn sóng dài 850m. Sau năm 2010 trực tiếp đầu tư để đạt công suất 6-6,5 triệu tấn/năm.

- Phát triển đội tàu container và đội tàu du lịch chạy nội địa qua các cảng biển chính: Hải Phòng - Đà Nẵng - Quy Nhơn - Nha Trang - Sài Gòn - Cần Thơ. Liên kết tổ

chức vận tải trực tiếp từ cảng Đà Nẵng đến các cảng khu vực, châu Á và ngược lại.

4.4.5. Thuỷ sản, nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn:

- Thực hiện phương thức kinh doanh tổng hợp. Xây dựng các đội tàu đánh bắt xa bờ với trang thiết bị phương tiện kỹ thuật hiện đại và cơ sở hậu cần nghề cá đảm bảo đánh bắt lâu dài trên biển.

- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Hình thành các làng cá với các hộ gia đình vừa làm nghề cá kiêm dịch vụ du lịch và sản xuất nông nghiệp.

- Xây dựng cảng cá Thuận Phước, âu thuyền Thọ Quang - Nại Hiên Đông cùng với việc sắp xếp, cải tạo, nâng cấp các cơ sở đóng tàu thuyền, dịch vụ nghề đánh bắt thuỷ sản.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và tình hình quản lý môi trường thành phố đà nẵng 2014 2015 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)