Mục tiêu phát triển xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và tình hình quản lý môi trường thành phố đà nẵng 2014 2015 (Trang 42)

Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định trong đó con người là đối tượng quan tâm hàng đầu, và cũng là chủ thểđảm bảo cho sự phát triển.

Phát triển các hoạt động văn hoá thông tin hài hoà giữa việc thực hiện các nhiệm vụ thông tin tuyên truyền và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá cho nhân dân, xây dựng đòi sống văn hoá văn minh, hiện đại và phát huy được các giá trị văn hoá truyền thống, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hoá và giảm dần mức chênh lệch về vấn đề hưởng thụ văn hoá ở các cùng trong thành phố, giữa thành thị và nông thôn.

Nâng cao chất lượng nội dung, hình thức thể hiện và đa dạng các loại hình hoạt

động p hù hợp với mọi đối tượng, đảm bảo đủ các loại hình hoạt động văn hoá ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa, khuyến khích thành lập các câu lạc bộđể mọi người dân đều có điều kiện tham gia hoạt động và sáng tạo văn hoá.

Tạo sự chuyển dịch cơ bản và toàn diện trong lãnh vực giáo dục và đào tạo. Chú trọng đến việc hình thành cơ cấu phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Nâng cao một bước cơ bản về kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn. Phát triển các khu vực nông thôn theo hướng phát triển nhiều ngành nghề, giao thông và điện khí hoá nông thôn được cấp điện, nước sạch và nâng cao chất lượng cung cấp điện, nước sạch vào năm 2010 và các giai đoạn tiếp theo, tiến tới hình thành một khu vực nông thôn có trình độ phát triển cao, văn minh hiện đại, gần với cuộc sống đô thị.

Thu hẹp sự chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc hưởng thụ

các dịch vụ xã hội cơ bản.

Đảm bảo sự an toàn xã hội và quốc phòng, thực hiện có hiệu quả chương trình hành động của thành phố, giảm đối đa các tệ nạn xã hội làm cơ sở cho ổn định và phát triển kinh tế.

Thực hiện công bằng trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, đảm bảo mọi người đều được khám chữa bệnh ban đầu và cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản.

Đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng các loại hình khám, chữa bệnh, phát triển dịch vụ y tế theo yêu cầu, tiến tới quản lý sức khoẻđến từng hộ gia đình.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tuyến y tế cơ sở để đảm bảo đủ tiêu chuẩn thực hiện tốt việc phân tuyến kỹ thuật

Nâng cao chất lượng đội ngũ y tế cả về chuyên môn lẫn đạo đức, có chính sách

đào tạo và thu hút các chuyên gia đầu ngành đểứng dụng và phát triển những kỹ thuật cao trong chuẩn đoán điều trị. Tăng cường chất lượng và số lượng bộ phận cấp cứu ngoại viện, chú trọng phát triển loại hình phục hồi chức năng điều trị kết hợp với du lịch.

Phòng chống dịch bệnh theo hướng chủ động, kết hợp với nâng cao ý thức vệ

sinh phòng dịch, phòng bệnh để mọi người dân biết tự bảo vệ sức khoẻ cho mình cũng như xã hội. Khống chế các bệnh không lây và bệnh đang có xu hướng phát triển như

ung thư, tim mạch, ngộ độc bằng việc tăng cường kiểm tra phát hiện và điều trị sớm, hạn chế mức lây lan cộng đồng như các bệnh lao, HIV/AIDS.

Phát triển các hoạt động văn hoá, thể thao đa dạng. Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ để giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do mắc bệnh, không để xảy ra dịch bệnh, đưa số lượng người được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ thường xuyên vào những năm tiếp theo đến 2015.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và tình hình quản lý môi trường thành phố đà nẵng 2014 2015 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)