Ô nhiễm môi trường do nước thải, mùi hôi và chất thải rắn tại các cơ sở chế
biến thuỷ hải sản và làng nghề ven biển.
Ô nhiễm môi trường do chất thải từ hoạt động du lịch đặc biệt là rác thải và nứơc thải.
Ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ven biển. Ô nhiễm môi trường do rác thải các đô thị ven biển.
Ô nhiễm môi trường do nước thải, rác thải phát sinh từ các hoạt động cảng, tàu thuyền.
Ô nhiễm do chất thải rắn chứa dầu mỡ sinh ra từ các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí.
Xâm thực, sạt lở bờ vùng ven biển.
Ô nhiễm môi trường ven biển do chất thải (nứớc thải, chất thải rắn, dầu cặn,..) từ hoạt động của các tàu thuyền, các cảng biển.
CHƯƠNG 5
NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
5.1. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI 5.1.1 Cơ chế chính sách
Chưa có sự phân cấp rõ ràng giữa TW và địa phương và sự phối hợp đồng bộ
giữa các cấp, các ngành trong thành phố.
Kiến trúc quy hoạch và xây dựng đô thị chưa có quy mô dài hạn đáp ứng được sự phát triển và phát triển bên vững trong tương lai.
Tính hiệu lực của bộ máy quản lý các cấp và năng lực của các cơ quan tư vấn
đầu tư xây dựng còn nhiều hạn chế.
Chưa bắt kịp với tình hình phát triển đô thị.
5.1.2 Hạ tầng cơ sở
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện nay bao gồm việc tập trung giải quyết yêu cầu kịp thời về tái định cư của các dự án trọng điểm phải giải toả nhà dân.
Chưa nghiên cứu đề xuất hợp lý về chỉ tiêu quy mô cho các công trình công cộng (văn hoá, giáo dục y tế, thương mại, dịch vụ, hệ thống công viên cây xanh, vui chơi giải trí, thể dục thể thao.
Hệ thống các trung tâm khoa học kỹ thuật, công nghệ, trung tâm dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng, văn hoá, thể dục, thể thao cấp thành phố, cấp vùng chưa
được quan tâm đầu tư thích đáng.
Nhiều không gian cây xanh, khu vui chơi giải trí, dịch vụ công cộng đã được hoạch định trong các đồ án quy hoạch chi tiết đã được duyệt nhưng chưa được thực hiện, có hướng bị thu hẹp.
Các dự án hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là các tuyến giao thông, đường sắt, đường bộ, cầu nút giao thông, hệ thống cảng biển, cảng sông, hệ thống sân bay quân sự, sân bay dân dụng, hệ thống thoát nước riêng chưa được xem xét nghiên cứu và ưu tiên đầu tư sớm cho phù hợp với sự phát triển của thành phố có nhiều tiềm năng phát triển về
kinh tế và du lịch.
Hệ thống vận tải công cộng chưa được chú trọng phát triển để đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị hiện đại trong 20 năm tới. Phương tiện đi lại chính của người dân hiện nay vẫn là phương tiện cá nhân.
5.1.3 Nguồn lực
Chưa có chính sách hợp lý để huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước. Chưa có chính sách taọđiều kiện cho cộng đồng và các thành phần kinh tế tham gia xây dựng và phát triển đô thị.
5.1.4 Dân số
Tốc độ gia tăng dân số còn ở mức cao. Lao động chưa có việc làm nhiều.
Chất lượng lao động chưa đáp ứng được với yêu cầu, đào tạo chưa gắn liền với nhu cầu sử dụng.
5.1.5 Môi trường
Cùng với sự tăng truởng và phát triển kinh tế và hạ tầng cơ sở của thành phố, vấn đề ô nhiễm và xử lý rác thải công nghiệp cũng là vấn đề cấp bách đòi hỏi sự quan tâm đầu tư sớm để đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố
5.1.6 Vấn đề Quy hoạch
Vì chưa có Quy hoạch vùng, nên Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Quy hoạch ngành ở các địa phương, chưa có sự phân định rõ ràng, không phát huy thế mạnh của các tỉnh, thành trong vùng, dẫn đến tình trạng đầu tư thiếu trọng điểm, mang tính dàn trải, trùng lặp, gây lãng phí lớn.
Tầm nhìn của quy hoạch chưa đủ dài, các Quy hoạch ngành chưa được lồng ghép vào Quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội, đặc biệt là Quy hoạch quốc phòng-an ninh, chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình nghiên cứu, lực lượng nghiên cứu quy hoạch còn hạn chế về số lượng và chất lượng.
Nhiều Quy hoạch ngành sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã không kịp thời triển khai các bước cụ thể hóa để tiến hành đầu tư, việc thực hiện quy hoạch còn thiếu sự kiểm tra, giám sát.
Tiến độ lập các Quy hoạch ngành còn chậm, nhiều nội dung định hướng đã không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển của thành phố, đặc biệt là Quy hoạch phát triển không gian đô thị và Quy hoạch sử dụng đất. Một số khu vực trọng điểm còn chưa được lập quy hoạch chi tiết, xây dựng như khu vực trung tâm thành phố, khu vực 6 xã vùng ven và dọc theo hai trục đường 602 và 604 hướng về phía Tây. Các quy hoạch chi tiết được lập còn thiếu tính khớp nối, một số còn thiếu tính khả thi, phải điều chỉnh nhiều lần. Thiết kếđô thị chưa được quan tâm đúng mức. Do sức ép của tái định cư và hạn chế về vốn đầu tư nên các đồ án quy hoạch khu dân cư còn nặng về chia lô nhỏ, mật độ xây dựng cao, các chỉ tiêu về nhà ở, công trình phúc lợi xã hội, hạ tầng kỹ
thuật, cây xanh... chưa đạt tiêu chí của đô thị loại I. Kiến trúc công trình chưa có nét
đặc trưng, các công trình kiến trúc chưa mang dấu ấn riêng.
Các công trình kết cấu hạ tầng tuy được tập trung đầu tư xây dựng nhưng chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ. Tỉ lệđất, giao thông đô thị mới chiếm l8,4% so với cùng kỳ năm trước với tổng quĩ đất đô thị, thiếu qủy đất để xây dựng các bãi đậu xe ở khu vực trung tâm, vận tải hành khách công cộng chưa được hình thành. Ga đường sắt là ga cụt, nằm sâu trong trung tâm thành phố; sân đỗ và Nhà ga hàng không chưa đủ tiêu chuẩn quốc tế; cảng Tiên Sa mới được nâng cấp mở rộng nhưng vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu; trong khu vực nội thị vẫn còn một bộ phận dân cư sử dụng nước giếng, một số khu vực nguồn nước ngầm đã bị ô nhiễm; hệ thống thoát nước mặt và nước thải chưa được tách riêng; việc xử lý môi trường tại các khu công nghiệp tập trung và các cơ sở sản xuất chưa được thực hiện theo quy định; mạng lưới điện hạ thế đã quá cũ, không đảm bảo chất lượng truyền tải điện, thường xuyên xảy ra sự cố và tổn thất điện
năng; các kho xăng dầu, kho bom… còn nằm trong khu vực nội thị, tiềm ẩn nguy cơ
cháy nổ cao...
Lực lượng cán bộ làm công tác quy hoạch còn yếu về chuyên môn, thiếu sự liên doanh, liên kết trong lĩnh vực nghiên cứu quy hoạch và tư vấn thiết kế
Công tác quản lý đô thị còn nhiều bất cập, hiện tượng xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai còn phổ biến. Ý thức thị dân chưa được đề cao. Còn thiếu những chế tài
đủ mạnh để quản lý đô thị.
Chưa có cơ chế, chính sách thật sự vượt trội để đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, chưa huy động được tối đa nguồn lực địa phương và Trung ương cho đầu tư kinh tế-xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng
5.1.7 Công tác quản lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là thành phố biển, xanh, sạch, đẹp xứng đáng là địa danh du lịch nổi tiếng của quốc gia.
Sau thời gian ngành vệ sinh môi trường của thành phốđược đầu tư trang thiết bị
và nâng cao năng lực từ dự án Vệ sinh Đà Nẵng lần thứ nhất được thực hiện, Đà Nẵng là thành phố đầu tiên của Việt Nam ứng dụng quy trình khép kín trong công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn bằng hệ thống các thùng chứa rác kín, các trạm trung chuyển và phần lớn xe vận chuyển chất thải rắn là các xe chuyên dụng. Đà Nẵng là địa phương duy nhất không đổ rác trực tiếp xuống mặt đất và xúc rác lên xe vận chuyển bằng thủ công. Tuy nhiên công tác quản lý chất thải rắn của thành phố còn tồn tại những vấn đề cần được quan tâm hơn nữa trong thời gian hiện tại cũng như tương lai như sau:
Xử lý chất thải công nghiệp
Hiện nay chôn lấp chất thải là phương pháp duy nhất để xử lý chất thải rắn công nghiệp tại Đà Nẵng.
Chất thải công nghiệp, trong đó bao gồm cả chất thải nguy hại của các nhà máy và xí nghiệp công nghiệp không được xử lý đặc biệt gì trước khi chôn lấp cùng với chất thải sinh hoạt. Bãi chôn lấp chất thải rắn Khánh Sơn chưa được ứng dụng quy trình phủđất hàng ngày hoặc hàng tuần, hệ thống thu gom và xử lý nước rác hoạt động không có hiệu quả nên việc chôn lấp chất thải công nghiệp, bao gồm cả chất thải công nghiệp nguy hại, đã gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí xung quanh khu vực, ảnh hưởng tới sức khoẻ của những người công nhân vận hành bãi chôn lấp chất thải và cộng đồng dân cư sống quanh khu vực bãi.
Xử lý chất thải y tế nguy hại
Ước tính có khoảng 600kg chất thải rắn y tế lây nhiễm, nguy hại được Công ty Môi trường đô thị thu gom hàng ngày.
Hiện nay ngành y tế của thành phốĐà Nẵng mới chỉ đầu tưđược 03 lò đốt chất thải y tế của Việt Nam chế tạo có công suất từ 100-300kg/ca.Thời gian của một ca đốt chất thải từ 4-6 giờ được đặt tại 03 bệnh viện là Bệnh viện C, Bệnh viện Da liễu và Bệnh viện 17, sử dụng để đốt chất thải nguy hại của các bệnh viện lớn của thành phố, những lò đốt chất thải y tế được xây dựng trong khuôn viên của bệnh viện và tại các
khu vực đông dân cư của thành phố đã ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường và sức khoẻ
của người dân sống gần vị trí lò đốt.
Một khối lượng lớn chất thải nguy hại phát sinh từ các trung tâm y tế và các phòng khám chữa bệnh của thành phố và các phường, xã được thu gom và xử lý chung với chất thải đô thị tại bãi chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh đã gây ô nhiễm môi trường và là nguồn lây lan dịch bệnh rất lớn.
Đây là vấn đề rất bức xúc của thành phố Đà nẵng cần được giải quyết khẩn trương trong thời gian sớm nhất.
Phân loại chất thải.
Hiện nay chất thải rắn đô thị của thành phố Đà Nẵng chưa được phân loại tại nguồn phát sinh.
Một số lượng lớn các cơ sở công nghiệp và các trung tâm y tế trên địa bàn thành phố chưa thực hiện tốt công tác phân loại chất thải tại nguồn phát sinh hoặc việc phân loại còn phiến diện, chưa triệt để nên một khối lượng lớn chất thải nguy hại vẫn
được chôn lấp hoặc xử lý chung với chất thải đô thịđã gây ô nhiễm môi trường và môi sinh một cách nghiêm trọng.
Phân loại chất thải là công việc cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý chất thải rắn trong thời gian tới.
Phân loại chất thải tại nguồn phát sinh để thu lại khối lượng chất thải có thể tái sử dụng, nhà máy chế biến phân vi sinh của thành phố Đà Nẵng có công suất 120.000tấn /năm sẽ được đưa vào hoạt động năm 2006 nên việc phân loại rác tại nguồn để có đủ nguyên liệu sản xuất cho nhà máy là rất cần thiết.
Đối với chất thải từ bệnh viện, trung tâm y tế và các cơ sở sản xuất công nghiệp việc phân loại nhằm tách các chất thải nguy hại ra khỏi các chất thải không nguy hại
để xử lý đặc biệt, hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường và môi sinh của thành phố.
Tái chế và tái sử dụng chất thải
Trong hệ thống quản lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng chưa đề cập đến lĩnh vực thu hồi và tái chế chất thải, xem đó là một hoạt động hoàn toàn độc lập của một bộ phận tư nhân năng động. Thành phố cũng chưa có những chính sách khuyến kích hoạt động này. Hiện nay hoạt động thu hồi và tái chế các phế liệu là việc làm tự
phát, không có tổ chức, chưa có một cơ quan nào của thành phố chịu trách nhiệm quản lý toàn diện việc thu hồi và tái sử dụng chất thải nên hiệu qủa kinh tế chưa cao, đặc biệt là một số phế liệu độc hại, lây nhiễm lẫn trong thành phần chất thải công nghiệp và chất thải bệnh viện cũng được thu hồi và tái sử dụng trên thị trường gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng và đặc biệt có nguy cơ lây lan các bệnh nguy hiểm như viêm gan, viêm màng não, HIV/AIDS.
Hầu hết các cơ sở sản xuất tái chế phế liệu đều là loại hình tư nhân, cá thể. Cơ
sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, các phương pháp tái chế còn quá thô sơ nên thành phẩm có giá trị chưa cao, mặt khác điều kiện làm việc của công nhân trong các cơ sở
chế biến phế thải còn rất nặng nhọc, vất vả, không vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và môi trường xung quanh khu vực.
Quản lý chất thải nguy hại, rác thải công nghiệp chưa tốt. Nhiều doanh nghiệp không tiến hành phân loại rác tại nguồn, không chịu ký kết hợp đồng thu gom rác thải
với Công ty Môi trường Đô thị. Để xử lý rác thải tại đơn vị mình, các doanh nghiệp này thường giao phế thải công nghiệp cho các cơ sở gia công tái chế, tận dụng. Thực chất có đến 70% phế thải được các cơ sở này đem đổ tại các vùng nông thôn đồi núi...
Hiện tượng phế thải xây dựng đổ bừa bãi còn diễn ra phổ biến, gây mất mỹ
quan môi trường và tốn kém chi phí khắc phục...
Chất thải rắn ở các khu dân cư, chợ vùng ven xa thành phố đã được thu gom nhưng hiệu quả chưa cao. Người dân vẫn còn đổ bừa bãi xuống sông, hồ, đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường...
Nhận thức tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường thành phố, trách nhiệm chi trả
tiền thu gom rác thải trong một số bộ phận nhân dân, cơ quan, doanh nghiệp còn thấp. Ý thức của cộng đồng trong việc tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường còn hạn chế, nặng về hình thức, phong trào.
CHƯƠNG 6
XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN 2010 TẦM NHÌN 2015
6.1 MỤC TIÊU XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 6.1.1 Mục tiêu đến 2015
Ngăn chặn cơ bản mức gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường, đảm bảo phát triển bền vững đất nước; bảo đảm cho mọi công dân
được sống trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất nước, cảnh quan và các nhân tố môi trường tự nhiên khác đạt chuẩn mực do nhà nước quy định.
6.1.2 Mục tiêu đến 2010 6.1.2.1 Mục tiêu tổng quát. 6.1.2.1 Mục tiêu tổng quát.
Khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường; giải quyết cơ bản tình trạng suy thoái môi trường ở các khu công nghiệp, các khu dân cư đông
đúc ở các đô thị và một số vùng nông thôn; cải tạo xử lý ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, ao, hồ
Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự
biến động khí hậu bất lợi đối với môi trường; ứng cứu sự cố môi trường và khắc phục nhanh chóng, kịp thời hậu quả ô nhiễm do tràn dầu và do thiên tai gây ra.
Kết hợp chặt chẽ và hình thành có chế phối hợp hiệu quả với các tỉnh thành lên