Các chiến lược phát triển ưu tiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và tình hình quản lý môi trường thành phố đà nẵng 2014 2015 (Trang 48)

4.5.1.1 Cải thiện cơ sở hạ tầng trong thành phố

Phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cấp hệ thống cấp nước, cải tạo và nâng cấp giao thông nông thôn.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, nhanh chóng hình thành các trung tâm thương mại, khu dịch vụ

thương mại tổng hợp.

Cải thiện hệ thống giao thông công cộng. Đẩy mạnh dịch vụ bưu chính và cải thiện hệ thống viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lại.

4.5.1.2 Thúc đẩy sự phát triển đô thị theo quy hoạch

Cải tạo và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, đặc biệt là giao thông và thoát nước, vệ sinh môi trường.

Hoàn thiện dần các KCN Liên Chiểu, Hoà Khánh, An Đồn.

Xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu dân cư mới tạo điều kiện kết hợp những khu nhà liên kết đầu tư tập trung và những khu dân cư tự xây có tính đồng bộ tạo không gian đẹp vừa đa dạng, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc.

Hạn chế phát triển các khu thành phố củ gồm các quận Hải Châu, Thanh Khê và Sơn Trà.

Cải tạo và xây dựng mới các vườn công viên cấp quận và phường.

Đầu tư các khu nghĩ mát Mỹ Khê, du lịch Non Nước, khu du lịch Bà Nà-Suối Mơ, cải thiện môi trường các khu du lịch dọc bờ biển Mỹ Khê và ven sông Hàn.

4.5.1.2 Khuyến khích phát triển kinh tế ổn định thông qua việc mở rộng và cải thiện các lĩnh vực thứ yêu, thứ hai và thứ ba.

Khuyến khích phát triển các lĩnh vực kinh tế có giá trị kinh tế cao và sản phẩm có thị trường tiêu thụ theo tiêu chuẩn công nghiệp hiện đại và ưu tiên các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử, cao su, giày da, may mặc, hoá chất.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào KCN, chú trọng phát triển công nghiệp nhỏ và vừa.

Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ: tập trung đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ công nghệ trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, chế biến tinh xảo, mẫu mã, kiểu dáng.

Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng để thu hút vốn và công nghệ mới từ môi trường bên ngoài .

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành dịch vụ: du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch vận tải biển, hàng không, dịch vụ môi giới tiêu thụ hàng hoá, xuất khẩu hàng hoá, xuất khẩu. Thực hiện các chiến lược thu hút các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, đa dạng hoá cơ cấu công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

Tạo điều kiện thuận lợi để các ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển, củng cố và tăng cường việc hình thành các HTX TTCN.

Cung cấp vốn vay ưu đãi để nông dân đầu tư các vùng sản xuất nguyên liệu và hỗ trợđầu tư cơ sở hạ tầng.

Củng cố các thị trường trường truyền thống (Trung Quốc, Lào), mở rộng và phát triển các thị trường mới (Mỹ, Nhật, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất, Nga).

Tiếp tục thực hiện đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của thành phố.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư KCN dịch vụ và chế biến thuỷ sản Thọ Quang, nhà máy chế biến thuỷ sản Thuận Phước, nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh. Xây dựng Trung tâm giao dịch và chợ cá bán đấu giá, tiếp tục đầu tư các công trình hạ tầng nuôi tôm chuyên nghiệp.

4.5.1.3 Bảo vệ môi trường

Ngăn ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường, phục hồi và từng bước cải thiện môi trường nước, đất, không khí, môi trường các khu công nghiệp, môi trường đô thị

và nông thôn trên cơ sở cải thiện, nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tâng giao thông, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn.

Bảo vệ tài nguyên môi trường, di chuyển các cơ sở công nghiệp ô nhiễm trong nội thành ra nơi thích hợp ngoại thành.

Đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng gắn với định canh, định cư. Tranh thủ các nguồn vốn để tăng dần vốn rừng, tăng độ che phủ lên 45%, phát triển rừng phòng hộ

và bảo vệ rừng hiện có.

4.5.1.4 Xoá đói giảm nghèo, giáo dục đào tạo.

Phát triển kinh tếđi đôi vơí xoá đói giảm nghèo bền vững.

Mở rộng quy mô giáo dục-đào tạo, xã hội hóa công tác giáo dục, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, hoàn thành phổ cập phổ thông trung học.

Chú trọng công tác đào tạo tay nghề cho người nghèo. Mở rộng các dịch vụ phục vụ cho đời sống dân sinh.

Mở rộng quy mô và cơ cấu đào tạo cán bộ HTX và lao động chuyên môn kỹ

thuật cho khu vực kinh tế tập thể.

Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn nhân lực cho giáo dục và đào tạo. Khuyến khích thành lập các trường ngoài công lập đối với mọi cấp học và bậc học.

Tập trung đào tạo nhân lực cho các ngành mũi nhọn cho thành phố như: khoa học, công nghệ, kinh doanh, quản lý (du lịch, kinh tế đối ngoại, thương mại, ngân hàng, tin học) và nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân lao động.

Tập trung vào các đề tài về huy động phát triển nguồn nhân lực, khai thác các thế mạnh của thành phố, nghiên cứu các giá trị văn hoá, lịch sử.

Đẩy mạnh hoạt động đổi mới công nghệ, tập trung đổi mới và nâng cao trình độ

công nghệ trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, các sản phẩm có ưu thế về

nguyên liệu và các sản phẩm thực hiện theo cam kết trong khuôn khổ AFTA

Đổi mới công nghệ trên cơ sở phát triển ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao như

công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ tựđộng hoá và công nghệ vật liệu mới.

Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và kinh doanh.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân.

Có chính sách đãi ngộ thoảđáng để sử dụng có hiệu quả lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật của thành phố và thu hút sự đóng góp của những nhà khoa học đầu đàn của các ngành Trung ương và các tỉnh, thành.

Đào tạo đội ngũ giáo viên, có chính sách đãi ngộ cao hơn để khuyến khích các giáo viên trẻđến với các xã miền núi.

4.5.1.5 Dân số - Y tế

Tiếp tục thực hiện chương trình dân số KHHGĐđể giảm tỷ suất sinh là 0,5% Thực hiện các chương trình mục tiêu về phòng chống HIV, bứu cổ, sốt rét, ho gà, uốn ván và bại liệt.

Tăng cường các hoạt động về công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các nội dung về chăm sóc sức khoẻ sinh sản và KHHGĐ.

Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, đặc biệt là trẻ em suy dinh dưỡng.

Lồng ghép các chương trình XĐGN với cho vay vốn giải quyết việc làm và các chương trình mục tiêu quốc gia khác

4.6 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

4.6.1 Áp lực gia tăng dân số

Những thách thức về việc gia tăng dân số cũng như tập trung dân số lớn sẽ gây ra áp lực mạnh mẽđối với thành phốĐà Nẵng trong việc giải quyết việc làm, chỗở và các tiện ích công cộng, nhất là các tiện ích về bảo vệ môi trường tại địa phương cần phải được đầu tư thích đáng. Bởi vì quá trình gia tăng dân số và tập trung dân cưđồng nghĩa với việc gia tăng và tập trung chất thải (rác, nước thải sinh hoạt, khí thải do

phương tiện giao thông, khí thải và chất thải từ quá trình xây dựng, từ các hoạt động dịch vụ…). Ngoài ra việc quản lý hành chính và công tác ngăn ngừa tệ nạn cũng là một áp lực lớn khi có sự cố gia tăng dân số, dân sinh.

Phát triển đô thị sẽ làm bùng nổ phương tiện giao thông cơ giới trong đô thị, thải ra nhiều bụi khí độc hại và tiếng ồn, sẽ gây ra ô nhiễm môi trường không khí.

Tài nguyên đất sẽ bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị và khu công nghiệp.

Đất Nông nghiệp và đất khác sẽ bị chiếm dụng để xây dựng nhà cửa và công trình đô thị.

Làm tăng nhu cầu khai thác tài nguyên nước phục vụ cho sinh hoạt, dịch vụ và sản xuất, làm suy thoái tài nguyên nước.

Dân sốđô thị tăng nhanh gây ra quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị

(hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống giao thông, vấn đề thu gom và xử lý rác thải v.v..)

4.6.2 Áp lực của quá trình công nghiệp hoá

Công nghiệp hoá là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng, cũng là ưu tiên số một trong quy hoạch phát triển của thành phố.

Tuy nhiên quá trình phát triển kinh tế bằng con đường công nghiệp hóa đòi hỏi các nhu cầu về năng lượng, nguyên liệu ngày càng tăng, kéo theo chất lượng môi trường sống ngày càng xấu đi

Việc phát triển các KCN trên diện rộng mang lại lợi ích kinh tế khá rõ nét. Tuy nhiên, những áp lực do do quá trình phát triển này mang lại khá cao, đặc biệt là áp lực mang tính xã hội, môi trường.

Quá trình công nghiệp gây nên áp lực gia tăng dân số cơ học và gây khó khăn trong công tác quản lý hành chính về ngăn ngừa các tệ nạn xuất phát từ các khu dân cư

gần các KCN.

Công nghiệp hóa làm phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, môi trường đất, chất thải rắn, trong đó tỷ lệ chất thải nguy hiểm và độc hại sẽ tăng nhanh.

Công nghiệp hoá làm chuyển dịch một cách sâu sắc cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế tại địa phương. Nguồn thu ngân sách từ địa phương giảm xuống do phần lớn lao động, các hoạt động kinh tế khác chuyển sang công nghiệp, vốn không thuộc quản lý của địa phương.

Công nghiệp hóa làm gia tăng mạnh mẽ các chất thải công nghiệp. Một mặt ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng, một mặt gia tăng áp lực giải quyết các chất thải này.

4.6.3 Áp lực của sự phát triển dịch vụ

Tài nguyên du lịch tự nhiên của thành phố Đà Nẵng rất đa dạng và phong phú,

được hình thành bởi đặc điểm tổng hợp của các yếu tốđịa hình, khí hậu, rừng, biển và khu hệ động thực vật,.. đã tạo cảnh quan đặc sắc với nhiêu hồ, núi, rừng, bãi biển. Trong đó tài nguyên biển đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của thành phố.

Sự gia tăng khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng cũng đồng thời với việc gia tăng chất thải (nặng nhất là chất thải rắn) cùng với sự hư hại các nguồn tài nguyên nếu

không có các biện pháp quản lý thích hợp. Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các bãi biển (bởi nước thải và rác thải), nhiều bãi tắm đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh. Sự suy giảm cảnh quan tự nhiên do hoạt động du lịch không gắt gao, tuy nhiên về lâu dài thì sự thiệt hại là rất lớn. Ô nhiễm bên ngoài ngành du lịch cũng đe doạ đến tài nguyên ngành du lịch như các chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp…

4.6.4 Áp lực từ việc sử dụng tài nguyên nước

Nhu cầu cấp nước cho hoạt động công nghiệp, dịch vụ và cư dân đô thị thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 cần khoảng 451.000 m3/ngày đêm, trong đó nước sinh hoạt bình quân 150 lít/ngày đêm/người (80% dân số sử dụng nước máy). Để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, du lịch trong tương lai, thành phố sẽ phải nâng cấp và xây dựng mới một số nhà máy nước như sau:

Nâng công suất nhà máy nước Cầu Đỏ lên 170.000 m3/ngày đêm. Nâng công suất nhà máy nước Sân Bay lên 30.000 m3/ngày đêm. Nâng công suất trạm cấp nước Sơn Trà lên 10.000 m3/ngày đêm.

Xây dựng nhà máy nước trung tâm thành phố với công suất giai đoạn 1 đạt 120.000 m3/ngày đêm, giai đoạn 2 đạt 240.000 m3/ngày đêm.

Xây dựng nhà máy nước gần sông Cu Đê với công suất giai đoạn 1 đạt 20.000 m3/ngày đêm, giai đoạn 2 đạt 100.000 m3/ngày đêm phục vụ các Khu Công nghiệp Hòa Khánh, Liên Chiểu và các khu dân cư mới phía Tây Bắc thành phố.

Tăng áp các trạm đầu cầu Nguyễn Văn Trỗi. Xây đập dâng sông Vĩnh Điện,

đập dâng sông Cu Đê. Cải tạo và lắp đặt mới các tuyến ống chính và nhánh cho tất cả

các khu vực trên địa bàn nội thành và một số xã ngoại thành thành phố.

Tiếp tục vận động viện trợ Chương trình nước sạch nông thôn cho các vùng còn lại.

Như vậy, đến 2010 lượng nước cần sử dụng là rất lớn. Để có thể khai thác bền vững lượng nước này cần phải có một chiến lược hợp lý để bảo vệ nguồn tài nguyên này.

4.7 XÁC ĐỊNH NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ ĐẾN 2010 TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ ĐẾN 2010

4.7.1 Do quá trình phát triển công nghiệp

Công nghiệp phát triển trên diện rộng và với mật độ cao sẽ nảy sinh nhiều vấn

đề môi trường cấp bách.

Ô nhiễm không khí do khí thải các nhà máy trong các KCN. Đây là vấn đề khá phức tạp và kiểm soát do nhân lực và kinh phí còn hạn hẹp. Do vậy công tác kiểm tra giám sát loại hình này gặp nhiều khó khăn.

Ô nhiễm do chất thải công nghiệp đặc biệt là chất thải nguy hại từ các KCN. Hiện tại thành phố vẫn chưa quy hoạch được khu xử lý chất thải nguy hại.

Ô nhiễm môi trường do chất thải từ các hạt động của tàu thuyền và các cảng thuộc các lưu vực sông.

4.7.2 Do quá trình đô thị hoá

Qua hiện trạng và chiến lược phát triển kinh tế của Đà Nẵng trong những năm tới, môi trường thành phốđến năm 2010 có thể nhận thấy các vấn đề môi trường bức xúc như sau:

Ô nhiễm hệ thống sông, suối, hồ do nước thải và rác thải bừa bãi xuống sông, suối

Ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất thuỷ sản nằm xen kẽ trong các khu dân cư.

Vấn đề ô nhiễm do giao thông đô thị diễn ra ngày đêm với tải lượng cao.

Vấn đề quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị cần giải quyết cấp bách do sự gia tăng về khối lượng và khu vực phát thải.

Ô nhiễm do các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư.

Cơ sở hạ tầng không đầu tưđầy đủ, xuống cấp gây ngập úng cục bộ nhiều nơi mỗi khi mưa lớn.

4.7.3 Do quá trình phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Suy thoái môi trường đất, nước và không khí, các hệ sinh thái do chất thải các KCN, các làng nghề, các hoạt động chăn nuôi và các cơ sở sản xuất.

Vấn đề cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Ô nhiễm đất do sử dụng các loại phân bón hoá học, thuốc BVTV.

Vẫn còn tình trạng người dân sử dụng các loại thuốc BVTV bị nghiêm cấm và sử dụng bằng cách phun trực tiếp lên đồng, ruộng, nương rẫy, vườn cây.

Đất bị suy thoái do xói mòn làm giảm năng suất cây trồng. Diện tích rừng tự nhiên bị giảm do nạn phá rừng.

4.7.4 Do quá trình phát triển dịch vụ và du lịch

Hoạt động dịch vụ và du lịch phát triển sẽ làm gia tăng đáng kể lượng xe lưu thông để chuyên chở hàng hoá, hành khách…mật độ xe sẽ đông hơn và tải lượng ô nhiễm do giao thông vì thế cũng tăng.

Biến đổi cảnh quan thiên nhiên do khai thác du lịch không hợp lý

Giảm chất lượng các khu du lịch đặc biệt là các bãi tắm. Ô nhiễm do ngoài ngành du lịch như ô nhiễm dầu mỡ, ô nhiễm do chính hoạt động du lịch như chất thải

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và tình hình quản lý môi trường thành phố đà nẵng 2014 2015 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)