Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi chuẩn bị giáo án bài 6 “Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)” tiết 01, lớp 11,THPT , chương trình chuẩn.
Giáo án 1: Áp dụng các biện pháp rèn luyện KNTH cho HS qua sử dụng hệ thống bài tập như dự kiến của bài viết do tác giả chuẩn bị.
Giáo án 2: Soạn theo phương pháp bình thường, không áp dụng các biện pháp sử dụng bài tập nhằm rèn luyện KNTH cho HS do GV trường phổ thông chuẩn bị.
Chúng tôi đã tiến hành tổ chức thực nghiệm đối với học sinh khối 11 của trường THPT Phúc Thành ( Kinh Môn – Hải Dương).
- Trước khi thực nghiệm, trao đổi với GV về nội dung, phương pháp của bài soạn thực nghiệm, những điểm mới thể hiện trong giáo án,
- Áp dụng giáo án thực nghiệm, giảng dạy ở lớp 11A được chọn làm thực nghiệm.
Lớp đối chứng là 11 B, GV bộ môn tiến hành dạy bình thường.
- Kết thúc bài học, chúng tôi trao đổi với giáo viên dự giờ để nắm được ý kiến đánh giá của họ về nội dung và phương pháp.
- Để có cơ sở đánh giá các biện pháp rèn luyện KNTH cho HS thông qua sử dụng bài tập, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra 15 phút. Hình thức bài tập được xây dựng theo mức độ rèn luyện KNTH: Ghi nhớ, tái hiện, tổng hợp, vận dụng kiến thức (xem phụ lục 4)
2.4.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Thang điểm đánh giá kết quả là 10 điểm. Phân loại kết quả:
- Các bài đạt loại giỏi là những bài trả lời đúng, đầy đủ các ý, đạt điểm 9-10.
- Các bài đạt điểm khá là những bài trả lời đúng nhưng chưa đầy đủ các ý, có điểm số từ 7-8.
- Các bài đạt điểm trung bình là những bài trả lời đúng, chính xác một nửa số ý, có điểm số từ 5-6.
- Các bài yếu là những bài không có nội dung trả lời đạt 50%, sẽ đánh giá điểm số từ 4 trở xuống.
- Các bài kém không có nội dung câu trả lời đạt 50%, sẽ đánh giá điểm từ 2 trở xuống.
2.1. Bảng kết quả kiểm tra của lớp 11A và 11B Lớp Giỏi Khá Tb Yếu Kém 11A (thực nghiệm) 22 35 30 13 0 11B (đối chứng) 17 32 34 15 2 0 5 10 15 20 25 30 35 Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
2.2. Biểu đồ so sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và đối chứng
Với kết quả thực nghiệm như trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét:
- Không khí lớp học:
Ở lớp đối chứng, HS có tập trung chú ý nghe giảng, trả lời đúng hướng những vấn đề giáo viên đặt ra nhưng không khí lớp trầm. Việc lĩnh hội kiến thức thiếu vững chắc vì khi kiểm tra hoạt động nhận thức, HS chủ yếu trả lời đúng ở những câu hỏi mang tính chất ghi nhớ, tái hiện kiến thức. Với câu hỏi vận dụng, liên hệ thì hầu như không trả lời được hoặc trả lời thiếu chính xác.
Ở lớp thực nghiệm, không khí học tập có sự thay đổi. HS hứng thú tìm tòi kiến thức và say mê hợp tác với các bạn cùng nhóm. Điều này thể hiện ở việc các em chuẩn bị bài tập ở nhà, thuyết trình bài tập của nhóm trên lớp, chủ động xung phong trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình trước lớp sôi nổi, hào hứng. Khi GV đưa ra những câu hỏi cần vận dụng, liên hệ, HS trả lời rất tốt, thể hiện sự tư duy logic, mạch lạc, chủ động lĩnh hội kiến thức.
- Kết quả lĩnh hội kiến thức:
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua xử lý số liệu thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng.
Ở lớp thực nghiệm, các em trả lời tương đối tốt câu hỏi đưa ra. Phần lớn đều đi đúng hướng, trả lời đúng trọng tâm, biết vận dụng kiến thức đã học vào chứng minh một nhận định. Trong khi làm bài, HS đã biết chọn lọc kiến thức cơ bản, Sắp xếp logic, vận dụng kiến thức tốt, thể hiện sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo với đánh giá nhận xét riêng. Vì vậy tỷ lệ % HS đạt khá là 35(%), giỏi là 22 (%).
Kết quả kiểm tra cho thấy, các biện pháp sử dụng bài tập nhằm rèn luyện KNTH đã khơi dậy được niềm đam mê hứng thú, tìm tòi, khám phá tri thức lịch sử. Các em đã hiểu bài, hiểu yêu cầu và làm bài tập tương đối đầy đủ.
Chất lượng học tập của lớp thực nghiệm được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, số bài của HS đạt điểm trung bình chiếm tới 30 (%). Điều đó chứng tỏ HS chưa có thói quen tự học trong giờ lên lớp, tự học ở nhà. Như vậy, HS không thể ngay lập tức có sự thay đổi về vị trí bộ môn, cách học, cách làm bài.
Ở lớp đối chứng, phần lớn các em chỉ trả lời đúng câu hòi trắc nghiệm. Với câu tự luận, HS chưa xác định chính xác yêu cầu, trả lời không rõ ý, chưa biết tổng hợp, chọn lọc dẫn chứng làm nổi bật mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất. Kết quả lĩnh hội kiến thức của HS cho thấy sự chênh lệch khá lớn giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng:
+ Tỷ lệ khá hai lớp gần tương đương nhau khi lớp thực nghiệm cao hơn 3 % so với lớp đối chứng
+ Tỷ lệ trung bình lớp thực nghiệm ít hơn lớp đối chứng 4 %
+ Lớp thực nghiệm không có học sinh đạt kết quả yếu kém, trong tỷ lệ này lớp đối chứng là 2 %
Như vậy, có thể thấy rằng việc dạy học bài 6 “Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)” tiết 01 ở lớp thực nghiệm đã phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh trong giờ học, tư duy của các em cũng phát triển hơn. Nhờ đó, kết quả học tập bộ môn cũng được nâng cao. Điều đó cho phép chúng tôi khẳng định tính khả thi của đề tài.
* *
*
Như vậy, ta có thể thấy tự học là yếu tố quyết định chất lượng học tập, chất lượng đào tạo. Nó là con đường tối ưu để sớm đưa sự nghiệp giáo dục và nền kinh tế nước ta tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực tế giảng dạy cho thấy dù GV có dạy giỏi, có kiến thức sâu rộng và trình độ nghiệp vụ vững vàng đến mấy, nếu HS không chịu khó học tập, nghiên cứu, mở rộng thêm kiến thức bằng cách tích cực và chủ động học tập độc lập thì chất lượng học tập cũng không thể cao. Trong điều kiện học tập ở nhà trường như nhau nhưng kết quả học tập của học sinh khác nhau rõ rệt, điều đó phần lớn do khả năng tự học của mỗi học sinh. Vì vậy, GV cần có những phương pháp, phương tiện thích hợp để hình thành và rèn luyện KNTH cho HS của minh.
Trong dạy học lịch sử, việc rèn luyện KNTH cho HS là rất cần thiết. GV căn cứ vào tình hình thực tiễn khả năng tiếp nhận và xử lý kiến thức của HS, mục tiêu bài học và các yếu tố khác để lựa chọn các loại bài tập phù hợp. Việc sử dụng bài tập đòi hỏi sự linh hoạt trong quá trình kết hợp dạng bài tập của GV, tính tự giác tích cực sủa HS. Nếu sử dụng đúng phương pháp, bài tập là một phương tiện, một công cụ hiệu quả góp phần rèn luyện và phát triển KNTH cho HS.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử góp phần phát triển toàn diện HS là vấn đề hết sức cấp bách hiện nay. Để nâng cao chất lượng dạy học, “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh” [30;22]. Điều đó đòi hỏi dạy học lịch sử ở trường phổ thông cần “tránh tham lam, nhồi nhét, tránh lối học vẹt...mà phải dạy người học suy nghĩ, tìm tòi, hiểu rộng hơn điều thầy nói, mở rộng tư duy và năng lực sáng tạo của người học”
[26;355]. Một trong những biện pháp hữu hiệu rèn luyện KNTH cho HS trong học tập môn lịch sử là sử dụng hệ thống bài tập.
Sử dụng bài tập không phải là vấn đề mới vì nó đã được khá nhiều người quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu và ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc sử dụng bài tập nhằm rèn luyện KNTH cho HS là một hướng đi mới bước đầu được các nhà nghiên cứu, các GV đề cập đến. Do thời gian và trình độ có hạn nên phạm vi của luận văn, chúng tôi thực hiện nghiên cứu hướng đi trên ở một phạm vi kiến thức cụ thể.
Thực tế cho thấy, trong dạy học lịch sử hiện nay vẫn còn tồn tại quan niệm cho rằng môn lịch sử là môn học thuộc không cần làm bài tập, không cần thiết phải rèn luyện và phát triển các kĩ năng tự học bộ môn. Do có quan niệm chưa đúng, nhiều GV không chú ý tới các biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác học tập, hạn chế sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử. Đó là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng giáo dục giảm sút. Qua những kết quả nghiên cứu cụ thể, chúng tôi mong muốn góp phần vào việc làm thay đổi quan niệm sai lầm đó. Cần phải nhận thức rằng: Học lịch sử không đơn thuần là ghi nhớ sự kiện, mà quan trọng là HS phải rèn luyện và phát triển được các kỹ nang tự học của bản thân, biết vận dụng kiến thức đã học vào học tập và cuộc sống xã hội.
Trong nội dung luận văn, chúng tôi trình bày một số biện pháp sử dụng bài tập nhằm rèn luyện KNTH của HS trong dạy học lịch sử. Cách phân chia bài tập dựa trên các kỹ năng cần rèn luyện cho HS. Mỗi loại bài tập trắc nghiệm khách quan hay tự luận, thực hành đều có ưu thế riêng trong việc rèn luyện, phát triển KNTH cho các em từ mức độ thấp đến mức độ cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
mới lạ đến thuần thục..Trong quá trình sử dụng, GV cần kết hợp đa dạng các loại bài tập để phát huy tối đa hiệu quả của chúng.
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu của đề tài, với mong muốn góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, rèn luyện KNTH cho HS, chúng tôi đề xuất một số ý kiến sau:
Về phía GV: Chú ý đổi mới phương pháp dạy, quan niệm và phương pháp sử dụng bài tập. GV cần tham khảo SGK, tài liệu học tập để xây dựng hệ thống bài tập phong phú, đa dạng, kích thích hứng thú học tập cho HS. Ngoài ra, phải thực sự đầu tư thời gian, công sức, tìm tòi, vận dụng sáng tạo các biện pháp sử dụng bài tập để đạt hiệu quả tốt nhất.
Về phía HS: Trước hết cần nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của việc rèn luyện KNTH. Từ đó, có thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức làm bài tập để rèn luyện KNTH bản thân. Thực hiện làm bài tập theo sự hướng dẫn, giám sát của GV, trên cơ sở đó điều chỉnh phù hợp với năng lực, cách thức học tập của mình. HS phải tích cực, tự giác, chủ động làm bài tập trên lớp cũng như ở nhà.
Về phía gia đình, nhà trường: Gia đình cần thay đổi quan niệm về học tập bộ môn lịch sử của HS. Trên cơ sở đó nhắc nhở, kiểm tra quá trình làm bài tập của HS ở nhà. Nhà trường cần trang bị cơ sở vật chất tốt nhất phục vụ hiệu quả hoạt động dạy học bộ môn lịch sử như thư viện học tập, phòng máy tính, máy chiếu, đồ dùng trực quan...
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề sử dụng bài tập nhằm rèn luyện KNTH cho HS, chúng tôi mong rằng các loại bài tập sẽ được chú trọng xây dựng và phát triển rộng rãi góp phần phát triển toàn diện HS, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (2000), “Hồ Chí Minh với vẫn đề tự học”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục (5), tr 3-4
2. Nguyễn Thị Thế Bình (2011), “Tạo hứng thú tự học bộ môn Lịch sử cho HS”, tạp chí Giáo dục số 258
3. Nguyễn Duy Cần – Thu Giang(1999),Tôi tự học, Nxb Thanh Niên, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Trần Hồng Cẩm, Nguyễn Cảnh Toàn, Bùi Tƣờng, Lê Hải Yến (2000),
Phương pháp luận và phương pháp tự học, Dự án Việt – Bỉ - “Hỗ trợ học từ xa”. Bộ GD & ĐT.
5. Nguyễn Thị Côi (2008), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nxb ĐHSP Hà Nội, 116-117
6. Nguyễn Thị Côi (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Trần Viết Thụ (2009), Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử. Nxb ĐHSP Hà Nội.
7. Hồ Ngoc Đại (2000), Tâm lý học dạy học. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
8. N.G Đairri (1973), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Hà Thị Đức (1994), Nghiên cứu hoạt động tự học của sinh viên các trường Sư phạm. Đề tài cấp Bộ mã B83-24-49.
10. Phạm Minh Hạc (1998), Tâm lý học, tập 2. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11.Trần Bá Hoành (2003), Lý luận cơ bản về dạy học tích cực, Dự án đào tạo GV THCS, Hà Nội.
12. Phạm Thị Thu Hƣơng, Sử dụng bài tập lịch sử để củng cố khái niệm “Cách mạng tư sản” cho học sinh trong dạy học lịch sử thế giới cận đại lớp 10 THPT. Khóa luận tốt nghiệp. 2006.
13.Kiều Thế Hƣng (1999), Hệ thống thao tác sư phạm trong dạy học lịch sử ở THPT. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
14. Hoàng Mạnh Kha (1981), “Tổ chức tốt việc tự học của HS”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục,(3), tr 24-26.
15. Kharlamốp I.F (1978), Phát huy tính tích cực học tập của HS như thế nào?. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Nguyễn Kỳ (1996), “Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, (3), tr 3-5.
17. Trần Thị Phƣơng Lan (2003) Thiết kế và sử dụng bài tập về nhà trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Luận văn thạc sỹ.
18. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2010),
Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 1. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
19. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2010 )Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 2. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
20. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tƣờng (2002), Một số chuyên đề về phương pháp dạy học lịch sử. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
21. Dƣơng Thùy Linh (2008), “Một số biện pháp dạy học văn học sử theo hướng hình thành năng lực tự học cho HS lớp 10”, Tạp chí Giáo dục (203).
22. Phan Trọng Luận (1998), “Tự học-một chìa khóa vàng của giáo dục”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục(2), tr 2,7.
23. Phan Trọng Luận (2005), “Dạy sinh viên tự học và sáng tạo”, Tạp chí Giáo dục(25), tr 7-8.
24. Luật Giáo dục (2009). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Linh Thị Vinh (2000), Sử dụng bài tập trong dạy học lớp 8 THCS. Luận văn thạc sỹ. Lưu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
26.Võ Văn Nam (2000), “Hồ Chí Minh nói về vấn đề tự học, tư tu dưỡng, tự rèn luyện”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, (5), tr 11.
27. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong dạy học nhà trường. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
28. Võ Hoàng Ngọc, “Bồi dưỡng khả năng tự học cho HS THCS”, tạp chí Giáo dục
29. Rubakin N.A (1982), Tự học như thế nào? (Nguyễn Đình Côi dịch). Nxb Thanh niên, Hà Nội.
30.Nguyễn Thị Thanh Thủy, Rèn luyện năng lực tự học cho HS trong dạy học