Bài tập thực hành

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập Lịch sử nhằm rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trung học phổ thông (vận dụng khóa trình lịch sử thế giới cận đại lớp 11, trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 81)

Thực hành trong dạy học lịch sử bao gồm thực hành bộ môn và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Rèn luyện kĩ năng thực hành trong dạy học lịch sử chính là việc HS sử dụng bản đồ, sơ đồ, đồ thị không những chỉ để ghi nhớ, xác định các vị trí, địa điểm lịch sử mà còn thể hiện nội dung của bản đồ. Hiểu bản đồ, sơ đồ, đồ thị... không dừng lại ở việc biết các chú dẫn, ký hiệu...mà phải thấy đằng sau các quy ước ấy là những hiện tượng lịch sử sinh động, tính chất phức tạp của quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội. HS không những phải biết vẽ mà phải biết “ đọc” bản đồ như đọc sách lịch sử. Rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn lịch sử còn là việc HS biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống như sưu tầm lịch sử địa phương, tập dượt nghiên cứu lịch sử, vận dụng hiểu quá khứ để hiểu, giải thích hiện tại...Rèn luyện kỹ năng thực hành là yếu tố không thể thiếu được trong suốt quá trình dạy học vì “chối bỏ vai trò thiết yếu của thực hành có nghĩa là không cho trẻ có cái mà chúng cần để đạt được bằng năng lực thực sự của chúng”[4;304].

Sử dụng bài tập thực hành trong bộ môn góp phần rèn luyện kỹ năng tự học cho HS. Loại bài tập này nhằm làm cho HS biết vận dụng những kiến thức đã học để tìm ra kiến thức mới và vào cuộc sống học tập, lao động, vào công tác công ích xã hội. Làm tốt bài tập thực hành góp phần thực hiện được nguyên tắc giáo dục “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn liền với thực tiễn”.

GV có thể cho HS làm bài thực hành ngay trên lớp hoặc giao về nhà. Quá trình sử dụng trải qua các bước:

+ GV giao bài tập để HS làm khi nghiên cứu kiến thức mới hoặc củng cố bài học. Loại bài tập này thường đi kèm sơ đồ, biểu đồ, lược đồ, bảng biểu. GV cần giải thích rõ yêu cầu của đề bài với HS.

+ HS đọc, suy nghĩ kỹ những dự liệu và yêu cầu đưa ra trong bài tập. Nếu bài tập là bảng biểu thì dữ liệu là mẫu được cho trong bài tập, còn bài tập về biểu đồ, đồ thị thì dữ liệu là những số liệu do GV đưa ra.

+ HS xác định bài tập thuộc dạng nào và định ra phương hướng tiến hành giải quyết. Đối với bài tập sơ đồ, cần chú ý mô hình hóa kiến thức và mối quan hệ giữa các mô hình đó. Đối với bài tập về niên biểu, cần xác định thời kỳ, giai đoạn, thời gian và nội dung sự kiện cơ bản đã xảy ra. Bài tập so sánh phải chú ý tới đối tượng và nội dung so sánh...

+ Sau khi HS làm bài tập, GV kiểm tra trên lớp kết hợp với các loại bài tập khác.

Nội dung bài tập thực hành có thể rèn luyện cho HS những kỹ năng tự học khác nhau : kỹ năng đọc, vẽ, phân tích bản đồ, lược đồ; kỹ năng quan sát tranh ảnh; kỹ năng làm việc với SGK, tài liệu tham khảo; kỹ năng sử dụng internet phục vụ môn học... mà chúng tôi sẽ trình bày cụ thể dưới đây.

2.3.3.1. Sử dụng bài tập thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng vẽ bản đồ, lược đồ, sơ đồ, biểu đồ

* Rèn luyện kỹ năng vẽ lược đồ

Để rèn luyện kĩ năng này, HS cần thường xuyên học các sự kiện lịch sử trên lược đồ. Ví dụ, học diễn biến cuộc cách mạng, chiến dịch, căn cứ quân sự, ...sẽ giúp

các em dần làm quen với lược đồ, đọc và hiểu được lược đồ. Từ đó học sinh sẽ dễ dàng làm được các bài tập như vẽ lược đồ về các cuộc cuộc cách mạng, trận đánh,.. Để hoàn thành bài tập này, bên cạnh ghi nhớ kiến thức, HS còn phải vận dụng kỹ năng vẽ, đọc bản đồ, lược đồ, khái quát, mô hình hóa kiến thức để vẽ sơ đồ, biểu đồ, lược đồ. Ngoài việc “biết”, HS còn phải “hiểu” và khái quát nội dung cơ bản, rút ra nét đặc trưng sự kiện, hiện tượng, quá trình lịch sử.

Muốn rèn luyện tốt kĩ năng này, GV cần chú ý thực hiện tốt các bước sau: + Bước 1: Khi học trên lớp, GV phải dạy cho học sinh cách “đọc” lược đồ lịch sử. Hầu hết các lược đồ đều có các kí hiệu và biểu tượng về các hiện tượng địa lí như: biên giới giữa các quốc gia, sông núi, cũng như các kí hiệu về chiến dịch, trận đánh...Vì vây, HS cần nhận biết rõ ràng các kí hiệu và biểu tượng này. Từ đó, nắm được nội dung lịch sử, có biểu tượng cụ thể về một số biến cố lịch sử, hiện tượng lịch sử được biểu diễn trên lược đồ.

+ Bước 2: Sau khi học sinh có kĩ năng “đọc” và “hiểu” lược đồ, GV sẽ hướng dẫn HS vẽ lược đồ. Muốn vẽ lược đồ chính xác, đẹp thì các em phải vẽ thực hành thường xuyên, vẽ chính xác các kí hiệu trên lược đồ, tô màu phù hợp và chuẩn với nội dung sự kiện muốn thể hiện.

+ Bước 3: Khi HS đã tự “vẽ” được lược đồ, GV cần hướng dẫn học sinh cách chỉ lược đồ. Đó là thao tác HS trình bày những nội dung lịch sử được thể hiện trên lược đồ bằng ngôn ngữ của mình. Để rèn luyện KNTH thông qua lược đồ, GV thường xuyên cho HS thực hành nhiều lần với lược đồ không chỉ ở trên lớp và chủ yếu là ở nhà. Vì đây là hoạt động mất nhiều thời gian, nên các em cần chuẩn bị lược đồ ở nhà (tự vẽ), còn ở trên lớp GV phải kiểm tra và sửa lỗi trên từng lược đồ đó.

Ví dụ: Khi dạy bài 4 “Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)”, lớp 11, GV có thể dạy mục 1 thông qua lược đồ với bài tập sau:

Dựa vào lược đồ Đông Nam Á, trình bày những nét chính về quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở Đông Nam Á.

Ở bài tập thực hành, trước hết GV cần hướng dẫn học sinh cách “đọc” lược đồ. HS cần đọc kĩ phần chú giải để nhận biết các kí hiệu và có biểu tượng rõ ràng về

biên giới giữa các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Hiểu được các kí hiệu chữ cái trên lược đồ. Ví dụ, chữ (A) là thuộc địa của nước Anh, chữ (P) là thuộc địa của nước Pháp,..Căn cứ vào lược đồ và phần chú giải hướng dẫn các em trình bày lại bằng ngôn ngữ của mình quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở Đông Nam Á. Khi trình bày sự kiện, HS phải trình bày theo trình tự thời gian theo quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở khu vực này.

VIỆT NAM (P) Lào (P) Campuchia (P) In-đô-nê-xi-a (H) Phi-lip-pin (T) Đông-Ti-mo (B) Miến Điê ̣n (A) MÃ LAI (A) Bru-nây (A)

Ở trên lớp HS sẽ được quan sát lược đồ trong SGK ( Hình 9 – trang 18), đọc nhanh phần chú giải của lược đồ và trình bày khái quát quá trình xâm lược Đông Nam Á của các nước đế quốc phương Tây. Sau đó GV gọi từ 1 đến 2 HS trình bày và sửa chữa cho các em từ ngôn ngữ trình bày đến thao tác chỉ lược đồ. Với cách làm này, HS không chỉ được làm quen với cách tự học lịch sử qua lược đồ mà còn rèn luyện cho HS kĩ năng đọc và hiểu sự kiện lịch sử trên lược đồ.

Ngoài ra, nhằm rèn luyện kĩ năng vẽ lược đồ cho HS lớp 11, GV có thể giao bài tập về nhà và phân theo nhóm làm việc. GV giao bài tập : Vẽ lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX .

GV hướng dẫn HS vẽ lược đồ (chia ô vuông để vẽ lần lượt từng phần của lược đồ), dựa vào nội dung bài học để điền những thông tin, dữ kiện lên lược đồ (các quốc gia, các ký hiệu..) GV giao về nhà cho HS làm, giờ sau kiểm tra hoặc giao bài tập theo nhóm. Để kiểm tra việc vẽ lược đồ, GV tiến hành kiểm tra một số em vào đầu giờ học hoặc thu vở bài tập của cả lớp về nhà chấm và đánh giá. Việc đánh giá lược đồ cần dựa vào các yếu tố: Sự chính xác tương đối của lược đồ; tên và các phần chú giải ký hiệu ghi rõ ràng, rành mạch ở góc bản đồ; hình thức lược đồ trình bày khoa học, đẹp mắt. Bên cạnh đó, GV chú ý việc chính xác đúng đường biên giới các quốc gia và tên các nước đế quốc xâm lược Đông Nam Á, cách tô màu sao cho thẩm mĩ và chính xác.

Sau khi đưa bài tập này vào giảng dạy mục 1, bài 6 “Các nước Đông Nam Á” lớp 11, các em học sinh đều học chăm chú hơn, kiến thức được các em ghi nhớ lâu và chính xác hơn lối dạy chay, lý thuyết và thuyết trình. Bởi được học trên lược

CHÚ THÍCH

A - Thuô ̣c đi ̣a Anh P- Thuộc đi ̣a Pháp

H- Thuộc đi ̣a Hà Lan

T- Thuộc đi ̣a Tây Ban Nha

đồ trong SGK và HS tự vẽ lại đã góp phần in sâu vào tâm trí các em những kiến thức đã học. Đặc biệt với cách dạy này, giờ học trôi qua nhẹ nhàng và hiệu quả, tránh gò bó, ép buộc nặng nề và quan trọng hơn cả là các em HS có thể tự học lịch sử qua lược đồ.

* Rèn luyện kỹ năng vẽ sơ đồ

Sơ đồ là một loại đồ dùng trực quan quy ước nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những hình học đơn giản (hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật,...) để diễn tả một tổ chức bộ máy nhà nước, một chế độ xã hội, hoặc mối quan hệ của các sự kiện lịch sử. Vẽ sơ đồ là hình thức tìm hiểu các sự kiện lịch sử theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gợi đến ý kia”. HS có thể tạo một sơ đồ ở dạng đơn giản theo nguyên tắc phát triển ý: từ một chủ thể tạo ra nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn tạo ra nhánh nhỏ. Với cách học lịch sử bằng sơ đồ sẽ giúp người học xây dựng “một hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức.

Bài tập thực hành có vai trò to lớn trong việc rèn luyện kỹ năng vẽ sơ đồ cho học sinh. Sơ đồ là một dạng bài tập khá phổ biến được sử dụng trong dạy học lịch sử. HS được làm dạng bài tập này sẽ hiểu rõ hơn bản chất của sự kiện lịch sử, kiến thức lịch sử sẽ được khắc sâu hơn.

Ví dụ, khi dạy bài 7 “Chiến tranh thế giới thứ nhất”, lớp 11, GV ra bài tập sau để rèn luyện kỹ năng tự học cho HS : Hãy hoàn thiện sơ đồ sau để làm rõ những mâu thuẫn cơ bản xuất hiện trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và xu hướng giải quyết các mâu thuẫn đó.

Khi làm bài tập này, HS đã được hiểu sâu sắc hơn bản chất của chủ nghĩa đế quốc. Trước hết, HS cần xác định được ý trung tâm của sơ đồ này là Chủ nghĩa đế quốc, được nối với ba các từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính. Các nhánh cấp 1 sẽ tạo ra các từ khóa cấp 2, cứ thế sự phân nhánh tiếp tục được nối với nhau bằng sự liên kết hợp lý. Chính sự liên kết này, sẽ tạo ra “bức tranh tổng thể” mô tả về ba mặt của chủ nghĩa đế quốc. HS cũng cần sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu và

Chủ nghĩa đế quốc Qu y lu ật ph át tr iển k hô ng đều v ề kin h tế và ch ín h tr ị giữa cá c nước đ ế qu ốc Cách mạng giải phóng dân tộc Mâu thuẫn giữa vô sả n và tư sả n

chính xác để thể hiện thông tin lời giải. Với bài tập thực hành vẽ sơ đồ về Chủ nghĩa đế quốc, giúp GV và HS trong việc trình bày các ý tưởng rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo và hệ thống lại kiến thức, tăng cường ghi nhớ. Bài tập này giao cho HS về nhà làm, GV sẽ sử dụng kiểm tra bài cũ, nhận xét cho các em và đưa ra đáp án ở tiết học sau. 2.3.3.2. Sử dụng bài tập thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng lập niên biểu, bảng thống kê

Niên biểu là một loại bảng biểu dùng để hệ thống hóa các sự kiện, hiện tượng quan trọng theo thứ tự thời gian, đồng thời nêu lên mối quan hệ và hệ quả của các sự kiện, hiện tượng đó. Vì vậy, rèn luyện kĩ năng lập niên biểu giúp HS hệ thống hóa kiến thức quan trọng theo thứ tự thời gian, nêu mối liên hệ, đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử nhằm làm nổi bật bản chất, đặc trưng các sự kiện ấy.

Dạng bài tập này nhằm giúp HS hệ thống hóa kiến thức quan trọng theo thứ tự thời gian, nêu mối liên hệ, đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử nhằm làm nổi bật bản chất, đặc trưng các sự kiện ấy.

Ví dụ khi giảng dạy bài 5 “Châu Phi và Khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)”, lớp 11, GV sử dụng bài tập sau:

Câu 1: Lập bảng hệ thống kiến thức về các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ Latinh theo gợi ý sau:

Thứ tự Tên nƣớc Năm giành đƣợc độc lập

Bài tập này, GV hướng dẫn cho HS tìm những sự kiện về cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Mĩ Latinh bằng cách đọc kĩ mục 2 của bài 5 trong SGK và sau đó sắp xếp theo thứ tự thời gian năm giành độc lập của các nước. Bài tập này, HS đọc sách và làm ngay trên lớp trong vong 3 – 5 phút. Sau đó GV gọi 1 hoặc 2 em đọc đáp án. Với cách lập niên biểu này học sinh sẽ dễ dàng nhớ được những mốc thời gian giành được độc lập một cách chính xác.

2.3.3.3. Sử dụng bài tập thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng sưu tầm, trình bày tài liệu tham khảo

Hiện nay, cùng với đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, dạng bài tập này ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong việc rèn luyện KNTH cho HS. Quá trình sưu tầm và trình bày tài liệu tham khảo không chỉ giúp các em hiểu sâu hơn nội dung bài học, mà còn tạo hứng thú, yêu thích bộ môn và rèn luyện sự cần cù, tính chuyên cần trong học tập, kỹ năng làm việc nhóm... Đặc biệt, thông qua việc làm bài dạng bài tập trên, HS tập dượt cho mình phương pháp tự nghiên cứu. Khi trình bày người học có thể ứng dụng công nghệ thông tin như xây dựng đoạn phim tư liệu với Movie Maker, Potostory, trình chiếu Pawer Point...Từ đó kĩ năng sử dụng máy tính được tăng cường.

Ví dụ: Khi giảng dạy bài 7 “Những thành tựu văn hóa thời cận đại”, lớp 11, GV có thể đưa ra bài tập để HS về nhà làm: Em hãy sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về các nhà soạn nhạc nổi tiếng thời cận đại. (Trình bày kết quả bằng trình chiếu Pawer Point, hoặc đoạn phim tư liệu với Movie Maker)

Do dạng bài tập này còn rất mới mẻ và khó với HS, đặc biệt là HS ở những vùng miền núi, vùng sâu...nên khi sử dụng GV nên hướng dẫn các em và cho các em thời gian làm việc dài và nên làm việc theo nhóm. Để HS có điều kiện thời gian cũng như có sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau hoàn thiện bài tập này. Thời gian HS làm bài tập theo nhóm có thể là 1 đến 2 tuần tùy theo lớp. Sau đó GV chọn một nhóm có kết quả làm việc tốt nhất để trình chiếu cho cả lớp. Như vậy, làm bài tập này sẽ giúp HS tiếp cận và học lịch sử bằng những phương tiện hiện đại như máy tính..và góp phần rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh.

Như vậy chúng tôi đã trình bày các biện pháp sử dụng bài tập nhằm rèn luyện KNTH cho HS. Trong quá trình dạy học lịch sử thế giới cận đại (Thế kỉ XIX

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập Lịch sử nhằm rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trung học phổ thông (vận dụng khóa trình lịch sử thế giới cận đại lớp 11, trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)