Một số yêu cầu khi xây dựng và sử dụng bài tập nhằm rèn luyện kỹ

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập Lịch sử nhằm rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trung học phổ thông (vận dụng khóa trình lịch sử thế giới cận đại lớp 11, trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 60)

năng tự học cho học sinh trong dạy học lịch sử

Nhằm rèn luyện KNTH cho HS, trong quá trình xây dựng và sử dụng bài tập, GV cần tuân thủ một số yêu cầu mang tính nguyên tắc sau:

- Bài tập phải tập trung vào nội dung cơ bản của bài, chương, khóa trình lịch sử

Bài tập về cơ bản không được thoát ly nội dung, phạm vi, yêu cầu của chương trình, SGK. Nội dung bài tập phải thể hiện được những vấn đề trọng tâm của bài học, qua đó GV mới rèn luyện các KNTH cho HS. Điều này đòi hỏi “bài tập phải bám sát và bộc lộ các điểm mấu chốt, các vấn đề quan trọng, thiết thực do chương trình, SGK và thực tế cuộc sống đặt ra qua các bài cụ thể” [6;81]. Những vấn đề bài tập hướng tới là nội dung trọng tâm của các mục, các bài được quy định trong chương trình, đây là phần cốt lõi để tạo lập hệ thống tri thức.

- Bài tập phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh

Để rèn luyện và phát triển các KNTH hiệu quả, bài tập phải vừa sức đối với HS. Tính vừa sức là sự phù hợp giữa việc giảng dạy với trình độ, yêu cầu nhận thức

và đặc điểm lứa tuổi các em. Khi sử dụng bài tập, GV lựa chọn những bài có độ khó vừa đủ, phù hợp với trình độ, năng lực của từng khối lớp (10,11,12), từng đối tượng HS (giỏi, khá, trung bình, yếu). Nếu bài tập đưa ra quá dễ, HS sẽ chủ quan, không phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức, từ đó việc rèn luyện, phát triển các KNTH không đem lại hiệu quả cao. Nếu bài tập quá khó, quá trình lĩnh hội kiến thức mới của HS gặp nhiều khó khăn, dễ nản chí. Chỉ có những bài tập độ khó vừa sức, nghĩa là phù hợp với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất của người học, mới phát triển tốt nhất khả năng tư duy, kỹ năng tự học ở người học.

- Bài tập phải được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học bộ môn

Để việc rèn luyện KNTH cho HS đạt hiệu quả cao, bài tập cần được sử dụng thường xuyên trong suốt quá trình dạy học. Dựa vào kế hoạch của tổ chuyên môn, GV tiến hành xây dựng nội dung, xác định biện pháp, hình thức sử dụng bài tập đạt hiệu quả cao. Bài tập đảm bảo tính kế thừa và phát triển trong quá trình sử dụng. Bài tập cho HS đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, có những yếu tố mới nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng giải bài tập tốt hơn.

- Sử dụng bài tập phải gây hứng thú học tập cho học sinh

Trong quá trình TH, hứng thú đóng vai trò quan trọng. Đó là “một trong những động lực thúc đẩy chủ yếu sự phát triển của trí tuệ và hành vi” [4; 324]. Khi có hứng thú, nhu cầu học tập mạnh mẽ, các em sẽ biến tự học thành một việc làm không thể thiếu. Đối với học sinh lớp 10, hứng thú và mục đích học tập chưa bền vững. Do đó, để tạo hiệu quả cao trong quá trình rèn luyện KNTH cho người học, bài tập phải khêu gợi được nhu cầu nhận thức, mong muốn, kế hoạch hành động. Muốn vậy, GV cần nắm bắt được đặc điểm, trình độ nhận thức của HS mỗi lớp để đưa ra dạng bài tập thích hợp. Trong quá trình ra bài tập, GV cần đưa ra những nhận định hay, hấp dẫn, ý kiến trái ngược nhau về một vấn đề nhằm thu hút sự chú ý của các em. Đó là cơ sở tạo nên hứng thú TH, tự khám phá. Đồng thời, trong một lớp GV cần đưa ra nhiều loại bài tập nhằm đảm bảo cho các đối tượng HS (giỏi, khá, trung bình, yếu kém) cùng tham gia làm bài tập.

Trong nghiên cứu kiến thức mới, bài tập đưa ra phải liên hệ tới phần kiến thức của bài, có tác dụng tổ chức được hoạt động tích cực, độc lập của HS trong giờ học. Thông qua các thao tác: phân tích, đánh giá, so sánh, đối chiếu, liên hệ,... HS sẽ có được một nền tảng kiến thức vững chắc, KNTH phát triển và củng cố.

Khi kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, bài tập yêu cầu tìm ra cái mới trên cơ sở những kiến thức đã biết, đã học, đã chuẩn bị. Bên cạnh đó các em phải khái quát, thống nhất lại nội dung trong SGK, sách tham khảo, bài giảng của thầy cô. Từ đó kỹ năng sử dụng SGK, tài liệu tham khảo, vận dụng kiến thức,... được tăng cường. Mỗi khâu của quá trình dạy học có chức năng, tác dụng riêng nhưng liên hệ, tác động lẫn nhau vì đều kích thích thái độ tích cực học tập, sự rèn luyện các KNTH của HS. Do vậy, khi ra bài tập, GV phải xác định rõ nhiệm vụ, yêu cầu của từng khâu trong quá trình dạy học.

- Sử dụng bài tập phải phù hợp vớ thời gian và thời điểm.

Thời điểm đưa ra bài tập cần phù hợp với các khâu khác nhau trong một giờ học lịch sử. GV cần dành một thời gian hợp lý để sử dụng bài tập sao cho việc làm này không gây ảnh hưởng tới các khâu khác của quá trình dạy học.

Đối với bài tập đơn giản, GV có thể đọc cho HS chép, bài dài cần in ra giấy phát cho các em để tiết kiệm được thời gian ở mức tối đa. Những bài tập tự luận cần sự gợi ý, GV nên suy nghĩ trước nội dung để việc hướng dẫn ngắn gọn, ít thời gian mà vẫn đảm bảo giúp các em tiếp cận với bài tập một cách nhanh chóng nhất. HS giải bài tập trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó GV sẽ chữa bài cho các em. Điều này tránh tình trạng việc sử dụng bài tập gây “cháy giáo án”, thiếu thời gian triển khai các dạng hoạt động học tập khác.

Bên cạnh đó, bài tập cần được diễn đạt khúc chiết, rõ ràng và lựa chọn thời điểm đưa ra thích hợp. Mỗi loại bài tập khác nhau có những yêu cầu cụ thể, GV cần phải lưu ý điều này khi tiến hành sử dụng chúng trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT.

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập Lịch sử nhằm rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trung học phổ thông (vận dụng khóa trình lịch sử thế giới cận đại lớp 11, trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)