Bài tập trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập Lịch sử nhằm rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trung học phổ thông (vận dụng khóa trình lịch sử thế giới cận đại lớp 11, trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 63)

Trắc nghiệm là hình thức kiểm tra, gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu hỏi nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết yêu cầu thí sinh chỉ phải trả lời vắn tắt đối với từng câu hỏi.

Bài tập trắc nghiệm khách quan là một hệ thống những câu hỏi đa dạng, phong phú nên có thể sử dụng linh hoạt trong quá trình dạy học lịch sử. Loại bài tập này chủ yếu giúp HS rèn luyện và phát triển kỹ năng ghi nhớ kiến thức, chưa cần những kỹ năng tư duy phức tạp, Do đó, bài tập trắc nghiệm thường xuyên yêu cầu HS tái hiện sự kiện, hiện tượng, niên đại, nhân vật,...một cách chính xác, đúng đắn, chưa đi sâu bản chất của chúng. Đây là loại bài tập dễ, phổ thông, phù hợp với trình độ nhận thức của đa số HS. Ngoài ra, loại bài tập này còn đảm bảo tính khách quan, trung thực. Trong một thời gian ngắn, GV có thể kiểm tra được nhiều khía cạnh khác nhau của kiến thức, giảm công chấm bài, tiết kiệm thời gian. Như vậy, bài tập trắc nghiệm khách quan có ưu thế rèn luyện KNTH cho HS khi đo được chiều rộng hiểu biết lịch sử với thời gian ngắn, quá trình làm bài đòi hỏi tư duy nhanh, linh hoạt, tổng hợp khối lượng kiến thức lớn.

Tuy nhiên, loại bài tập này không có nhiều lợi thế rèn luyện các KNTH ở mức độ cao như kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa,... Bài tập trắc nghiệm khách quan hạn chế rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi của HS, do đó không bộc lộ quan điểm, thái độ, tình cảm của các em. Chính vì vậy, khi sử dụng cần kết hợp với các loại bài tập thực hành và tự luận.

Bài tập trắc nghiệm khách quan thường được dùng để phát hiện, củng cố kiến thức đã học trên lớp, sử dụng trong TH ở nhà, kiểm tra – đánh giá.

Để rèn luyện KNTH cho HS thông qua sử dụng bài tập trắc nghiệm, GV tiến hành như sau:

+ Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm đa dạng, phong phú, đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức. Những bài tập mang tính chất rèn luyện và phát triển khả năng phản ứng nhanh, tái hiện kiến thức thường được thiết kế sử dụng ngay trên lớp. Đối với bài tập trắc nghiệm khách quan giao về nhà, các em có nhiều thời gian, có thể sử dụng tài liệu trong quá trình làm bài. Vì vậy, GV chú trọng các dạng bài yêu cầu xác lập mối quan hệ giữa sự kiện lịch sử với nhân vật, thời gian, không gian, phân loại sự kiện sau một chương, một quá trình để phát huy tối đa hiệu quả rèn luyện và phát triển KNTH ở người học.

+ Tổ chức cho HS hoàn thành hệ thống bài tập trắc nghiệm. Khi giao bài tập làm trên lớp hay TH ở nhà, GV cần in đủ số lượng đề tương ứng với số HS trong lớp và hướng dẫn cách thức làm bài. Người thầy phải làm cho các em hiểu sự cần thiết của công việc làm bài tập (rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, tái hiện, tránh nhầm lẫn kiến thức,... trong các đề thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp có một phần bài tập trắc nghiệm khách quan). Từ đó, HS có lòng say mê ham thích với loại bài tập mang yếu tố của việc tìm tòi lựa chọn. Để đạt hiệu quả làm bài cao, GV hướng dẫn các em đọc, suy nghĩ kỹ chỉ dẫn, lựa chọn cách trả lời đúng nhất, phù hợp nhất mà đề bài yêu cầu.

+ Đưa ra đáp án, nhận xét, đánh giá. Sau khi nhận thông tin phản hồi từ phía HS, GV đưa đáp án, nhận xét, đánh giá và giải đáp thắc mắc. GV có thể cho điểm để khuyến khích, động viên HS. Cách kiểm tra bài tập của GV cần được sử dụng linh hoạt. Khi kiểm tra miệng phải chú ý đảm bảo không mất thời gian của giờ học.

GV có thể chuẩn bị sẵn bài tập vào khổ giấy to (với những dạng bài cần xác lập mối quan hệ giữa các phần kiến thức), hoặc ghi vắn tắt các phương án trả lời lên bảng và yêu cầu HS lựa chọn. Sau đó đánh giá sửa chữa các câu trả lời của HS. Ngoài ra, bài tập trắc nghiệm còn được sử dụng để kiểm tra 15 phút, kiểm tra nhanh từ 5 đến 10 phút nhằm phát triển sự nhanh trí, óc phán đoán của HS.

Về phía HS, để hoàn thành hệ thống trắc nghiệm cần:

+ Khi nhận bài tập trắc nghiệm cần đọc lướt toàn bộ nội dung, sau đó đánh giá, phân loại từng câu hỏi, bài tập. Mỗi dạng bài tập có yêu cầu riêng và được giải quyết trong khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, HS làm câu dễ trước, câu khó sau.

+ HS hiểu được yêu cầu bài tập, độc lập suy nghĩ, tái hiện lượng thông tin cần thiết để đưa ra đáp án đúng.

Một số dạng bài tập trắc nghiệm khách quan có thể dụng nhằm rèn luyện KNTH cho HS:

2.3.1.1. Sử dụng bài tập đúng – sai nhằm rèn luyện kỹ năng ghi nhớ kiến thức lịch sử

Dạng bài tập đúng – sai là dạng bài chỉ có 2 sự lựa chọn là đúng hoặc sai. Khi làm bài đòi hỏi học sinh phải xác định “đúng” hoặc “sai” trước các sự kiện, niên đại, định nghĩa...

Việc ghi nhớ kiến thức đối với môn lịch sử là yếu tố quan trọng. Đây là cơ sở để phát triển các mức độ nhận thức cao hơn của HS. Khả năng ghi nhớ bền lâu tùy thuộc vào sự “lặp đi lặp lại” các kiến thức đó [4;266]. Loại bài tập đúng sai đưa ra các mệnh đề để HS lựa chọn đúng hoặc sai. Qua đó, các em huy động kiến thức đã học để phân biệt đúng hoặc sai nội dung thông tin bài tập đưa ra và chọn đáp án đúng. Trong quá trình làm bài, HS rèn luyện được tính vững chắc kiến thức cũng như mức độ phản xạ của mình. Nếu người học chưa hiểu rõ vấn đề hoặc việc ghi nhớ sự kiện, hiện tượng lịch sử kém sẽ dẫn tới sự lựa chọn sai.

GV khi ra bài tập trắc nghiệm đúng – sai cho HS làm phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

+ Câu trắc nghiệm phải hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai; không dùng câu trắc nghiệm có tính đúng hoặc sai phụ thuộc vào một yếu tố không “ổn đinh” hoặc không rõ ràng.

+ Không dùng câu phủ định, đặc biệt là phủ định hai lần.

+ Số lượng câu đúng phải nhiều hơn câu sai.

Ví dụ: Khi dạy bài 2 “Ấn Độ” (tiết 02), lớp 11, để củng cố kiến thức cho HS, GV có thể sử dụng bài tập:

Trong các thông tin dưới đây, câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S) khi nói về lịch sử Ấn Độ nửa cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX?

STT Nội dung thông tin Đúng Sai

1 Ấn Độ được hưởng quy chế tự trị, nằm trong đế quốc Anh.

2 Thực dân Anh thực hiện chính sách chia để trị, khơi sâu sự cách biệt chủng tộc, tôn giáo, đẳng cấp vốn rất phức tạp ở Ấn Độ.

3 Tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm là ngòi nổ dẫn đến cuộc khởi nghĩa Xipay chống thực dân Anh trong những năm 1857-1859.

4 Đảng Quốc Đại chủ trương đấu tranh ôn hòa nên không gặp sự cản trở chính quyền thực dân.

5 Trong trào 1905-1908, công nhân Ấn Độ lần đầu tiên tham gia phong trào dân tộc dưới sự lãnh đạo của chính đảng thuộc giai cấp mình.

6 Cao trào cách mạng 1905-1908 là một phong trào dân tộc mang tính rộng rãi, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức.

GV có thể kẻ sẵn bảng nội dung trên vào tờ giấy A0. Khi củng cố kiến thức bài học, yêu cầu HS hoàn thành bài tập trên. HS phải tái hiện lại các nội dung đã

học ở mục 1, 2 và 3 của bài 2 liên quan đến đề bài. Trên cơ sơ đó, các em đọc thông tin đề bài đưa ra lựa chọn đáp án “đúng” hoặc “sai”. Nếu không ghi nhớ và nắm chắc kiến thức đã học, HS khó lựa chọn đáp án đúng. Quá trình ghi nhớ của người học bền lâu vì được khắc sâu vào trí óc những vấn đề của lịch sử Ấn Độ khi bị thực dân Anh cai trị, cũng như phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân trong giai đoạn này....Kỹ năng ghi nhớ không đơn thuần rập khuôn máy móc, mà thông qua từng sự kiện nêu trên, HS khái quát được biến đổi chính trị của Ấn Độ trong thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Sau khoảng thời gian ngắn ( Khoảng 3 – 4 phút), GV gọi một HS trả lời, các em khác nghe và so sánh với đáp án của mình. Hoạt động này khắc sâu thêm kiến thức cần ghi nhớ trong bài học cho HS. Cuối cùng, GV đưa đáp án chính xác và giải đáp thắc mắc của các em.

2.3.1.2. Sử dụng bài tập nhiều lựa chọn nhằm rèn luyện kỹ năng tư duy nhanh kiến thức lịch sử

Sự phát triển của xã hội hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải có tư duy nhanh, chuẩn xác khi đưa ra những quyết định trong công việc cũng như cuộc sống. Vì vậy, đây là một kĩ năng quan trọng cần rèn luyện và phát triển cho học sinh ngay từ trên ghế nhà trường phổ thông.

Bài tập nhiều lựa chọn có ưu thế phát triển tư duy nhanh cho HS. Nếu bài tập dạng đúng sai chỉ yêu cầu HS ghi nhớ và phân biệt đúng – sai nội dung thông tin đưa ra thì bài tập nhiều lựa chọn đòi hỏi ở mức độ cao hơn. Bài tập nhiều lựa chọn bao gồm hai phần :

Phần mở đầu (phần dẫn): Nêu vấn đề và cách thức thực hiện, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu câu hỏi. (thường là một vấn đề, một câu hỏi, một câu trần thuật), là yếu tố dẫn dắt, có ý nghĩa.

Phần thông tin: Nêu các câu trả lời (các phương án) để giải quyết vấn đề, trong các phương án này, HS phải chỉ ra được phương án đúng (các phương án được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D). Các phương án đưa ra là lựa chọn có đáp án đúng và nhiều đáp án gây nhiễu thông tin. Để giải bài tập này, HS cần nắm

kiến thức đã học một cách vững chắc, hiểu bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử cũng như mối liên hệ của chúng. Các em phải tư duy, huy động kiến thức đã học, nhanh chóng nhận biết đáp án đúng trong nhiều phương án đề bài đưa ra. Như vậy, bài tập dạng nhiều lựa chọn nếu được sử dụng thường xuyên sẽ phát huy năng lực tư duy nhanh cho người học.

Để sử dụng bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn đạt hiệu quả cao, GV khi soạn dạng bài tập này phải đảm bảo:

+ Chỉ nên dùng 3 hoặc 4 phương án chọn, trong đó chỉ có một phương án đúng.

+ Phương án đúng phải được sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên, các phương án sai phải hợp lí.

+ Câu dẫn nối liền với mọi phương án chọn đều phải đúng ngữ pháp. + Tránh dùng câu phủ định, đặc biệt là phủ định hai lần.

+ Không nên có có phương án “Không phương án nào trên đây đúng” hoặc “ Mọi phương án trên đây đều đúng”.

+ Không tạo phương án đúng khác biệt so với các phương án khác (dài hơn hoặc ngắn hơn, mô tả tỉ mỉ hơn...)

+ Không tạo ra các phương án nhiễu ở mức độ cao hơn so với phương án đúng.

+ Không đưa quá nhiều thông tin không thích hợp vào tronng phần dẫn tạo nên sự hiểu lệch yêu cầu.

Biện pháp sử dụng bài tập dạng nhiều lựa chọn cũng giống như bài tập đúng – sai. Khi giao bài tập, GV cần chỉ dẫn cho các em cách đánh dấu kí hiệu vào đúng nơi cần lựa chọn (ký hiệu này có thể là dấu X, V, *, +...tùy theo chỉ dẫn của bài tập). Trong mỗi câu hỏi, HS chọn một hoặc nhiều đáp án. Đối với bài tập lựa chọn kết hợp với xác lập và trình bày mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, niên đại, nhân vật lịch sử...GV cần hướng dẫn HS trình bày mối quan hệ sao cho ngắn gọn, súc tích, cô đọng.

Ví dụ: Khi dạy bài 3 “Trung Quốc”, lớp 11 GV có thể đưa ra một số bài tập sau:

Hãy khoanh tròn một chữ cái đứng trước ý trả lời em cho là đúng.

Câu 1: Nguyên nhân cơ bản nhất khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Trung Quốc là do:

A. Trung Quốc là nước rộng lớn, đông dân, lại giàu có về tài nguyên khoáng sản.

B. Nền kinh tế lạc hậu

C. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của chính quyền Mãn Thanh

D. Triều đình nhà Thanh tịch thu, đốt thuốc phiện của thương nhân Anh. Câu 2: Thủ đoạn các nước tư bản phương Tây thực hiện để xâm lược Trung Quốc là:

A. Mua chuộc triều đình nhà Thanh

B. Mua chuộc giai cấp tư sản Trung Quốc

C. Dùng vũ lực tấn công.

D. Đòi nhà Thanh phải “mở cửa”, đòi tự do buôn bán thuốc phiện.

Câu 3: Sự kiện đánh dấu Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến là

A. Hiệp ước Nam Kinh được kí kết.

B. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc.

C. Sự thất bại của phong trào Nghĩa Hòa đoàn.

D. Nhà Thanh kí Điều ước Tân Sửu (1901).

Câu 4: Đỉnh cao trong phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là

A. Khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc.

C. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn.

D. Cách mạng Tân Hợi.

Câu 5: Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp, tầng lóp: A. Tư sản dân tộc.

B. Tư sản mại bản.

C. Vô sản.

D. Trí thức tiểu tư sản.

Câu 6: Hạn chế lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi là A. Chính quyền rơi vào tay thế lực phong kiến quân phiệt.

B. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho dân.

C. Không thực hiện được vấn đề giải phóng dân tộc

D. Các ý B và C đúng

GV sử dụng phiếu học tập phát cho HS vào cuối giờ học hoặc đọc câu hỏi và yêu cầu cả lớp độc lập làm bài. Đây là câu trắc nghiệm HS chỉ được lựa chọn 1 đáp án đúng. Để khoanh được đáp án đúng, các em phải có sự sáng tạo, nhạy bén trong tư duy kết hợp tái hiện, liên kết các sự kiện đã học ở mục 1, 2 và 3 của bài 3. Khi tập trung suy nghĩ, HS nhanh chóng thấy được đáp án phù hợp với câu dẫn.

2.3.1.3. Sử dụng bài tập ghép đôi nhằm phát triển kĩ năng xác lập mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử

Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (ghép đôi): với hai nhóm đối tượng đã cho, phải ghép nối một đối tượng của nhóm thứ nhất với một đối tượng thích hợp của nhóm thứ hai thỏa mãn yêu cầu của bài.

Bài tập dạng ghép đôi có ưu thế trong việc giúp HS xác lập mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng. Trên cơ sở đối chiếu, so sánh các kiến thức đã học ở cấp độ đơn giản, các em sẽ tìm ra điểm tương đồng, mối quan hệ giữa sự kiện – thời gian – nhân vật – địa danh. Sử dụng loại bài tập này giúp HS tránh tình trạng học vẹt, chỉ nhớ máy móc mà không hiểu lịch sử. Đối với từng dạng bài tập này GV cần hướng

dẫn HS xác định nội dung tương ứng ở từng cột có quan hệ với nhau rồi dùng mũi tên để nối lại hoặc dùng số ở cột đầu ghi số thứ tự ở cột hai (nếu bài tập có 2 cột). Còn bài tập xác định mối quan hệ ở nhiều cột thì mỗi cột có kí hiệu riêng, GV hướng dẫn HS làm bài tập bằng cách sắp xếp lại những nội dung tương ứng giữa các cột hoặc ghi kí hiệu có nội dung liên quan của các cột theo một nhóm. Nhiệm vụ của HS là đọc kĩ yêu cầu của bài tập, vận dụng kiến thức và lựa chọn các phần nội dung có mối liên hệ để sắp xếp theo trật tự nhất định. Dạng bài tập ghép đôi đơn giản HS có thể làm ngay trên lớp, bài tập phức tạp hơn GV giao về nhà làm để giờ

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập Lịch sử nhằm rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trung học phổ thông (vận dụng khóa trình lịch sử thế giới cận đại lớp 11, trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)