Trong quá trình hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung kiến thức phần này, GV cần chú ý đạt được những mục tiêu sau:
- Kiến thức
Khi giảng dạy lịch sử thế giới cận đại (thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX), GV giúp HS nắm được các vấn đề cơ bản sau đây:
+ Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản Âu – Mĩ đối với các nước châu Á, Phi, Mĩ Latinh, diễn biến cuộc xâm lược ở các nước tư bản phương tây đối với Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, các nước châu Phi và khu vực Mĩ Latinh; sự chuyển biến về kinh tế - xã hội, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước châu Á, Phi, Mĩ Latinh.
+ Mâu thuẫn giữa các nước nước đế quốc đẫn tới chiến tranh đế quốc, diễn biến hai giai đoạn của chiến tranh thế giới, hậu quả của chiến tranh.
+ Hiểu biết các thành tựu về văn học, nghệ thuật, tư tưởng ở các giai đoạn thời cận đại, tác động và ảnh hưởng của văn hóa tư tưởng đến sự phát triển của lịch sử.
+ Ôn tập toàn bộ chương trình lịch sử thế giới cận đại ở lớp 10, 11.
- Tư tưởng
Nhận thức âm mưu thủ đoạn của bọn đế quốc xâm lược, căm ghét sự áp bức, bóc lột và quyết tâm đấu tranh xóa bỏ chế độ người bóc lột người.
+ Thông cảm, đồng tình với cuộc đấu tranh chống xâm lược và tinh thần chiến đấu bảo vệ tổ quốc
+ Giáo dục tình thần đoàn kết quốc tế, hữu nghị giữa các dân tộc.
+ Hiểu được vai trò, ý nghĩa của văn hóa đối với sự phát triển của lịch sử.
- Kỹ năng
Qua quá trình dạy học lịch sử thế giới cận đại (thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX), GV rèn luyện và phát triển cho HS kỹ năng tự học bộ môn. Đó là các kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch sử; sử dụng bản đồ trong học tập; lập bảng thống kê để rút ra nhận xét, đánh giá; biết liên hệ quá khứ với hiện tại, lịch sử Việt Nam với lịch sử thế giới.
2.1.3. Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại (thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX)
Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại (thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX) bao gồm 3 chương, 8 bài được giảng dạy trong 10 tiết (từ tiết 01 đến 10). Cụ thể:
* Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (chương I)
Nội dung nổi bật của chương này là các nước châu Á từ thế kỷ XIX đã không đứng vững trước làn sóng thôn tính ào ạt của các nước phương Tây có trình độ kinh tế cao hơn và trang bị kĩ thuật quân sự cũng tối tân hơn nên lần lượt trở thành thuộc địa và phụ thuộc. Riêng Nhật Bản với cuộc Duy tân Minh Trị ( 1868) đã vượt qua được thử thách, giữ vững chủ quyền, vươn lên thành một nước tư bản và bước vào hàng ngũ các nước đế quốc. Với cuộc Duy tân Minh Trị Nhật đã “thoát Á vào Âu”. Thành công của Nhật Bản đã gây lên tiếng vang lớn, ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Á theo khuynh hướng tư sản. Trung Quốc, do sự bảo thủ của triều Mãn Thanh, đứng đầu là Thái hậu Từ Hi nên đã thất bại trong việc áp dụng kinh nghiệm Duy tân trong cuộc vận động năm Mậu Tuất (1898), đã tiến theo con đường cách mạng với học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn, dẫn đến cuộc cách mạng Tân Hợi (1911), nhưng phải dừng nửa chừng. Phong trào giải phóng dân tộc cũng lên cao ở Inđônêxia, Philippin, Đông Dương...
Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, châu Phi đã bị các nước đế quốc phân chia nhau. Quyền hành không hạn chế và sự áp bức bóc lột dã man của bọn thực dân châu Âu đã làm tổn thương đến tinh thần dân tộc và đời sống của nhân dân châu Phi. Nhân dân châu Phi rên xiết dưới ách nô dịch của thực dân xâm lược. Lúc
mới bị xâm chiếm, dân số ở đây có gần 20 triệu người, nhưng đến đầu thế kỉ XX chỉ còn lại 8 đến 9 triệu người. Đế quốc thực dân Anh là kẻ bóc lột chủ yếu ở châu Phi. Chúng đã gây nhiều vụ thảm sát trong cuộc chiến tranh chống nhân dân Xuđăng. Trong chiến tranh Anh – Bôơ thực dân Anh hoành hành dữ dội, lập các trại tập trung để nhốt phụ nữ và trẻ em,..Thực dân Anh càng tàn ác bao nhiêu, càng bị nhân dân châu Phi nổi dậy chống lại quyết liệt bấy nhiêu. Đứng đầu phong trào đấu tranh chông thực dân xâm lược, giành độc lập dân tộc là giai cấp tư sản dân tộc còn non yếu, sĩ quan, tầng lớp trên bị chèn ép, và một số giáo sĩ. Điều đó tất nhiên có hạn chế đến kết quả cuộc đấu tranh. Nhưng lực lượng quyết định là quần chúng nhân dân đông đảo.
Đầu thế kỉ XIX cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Mĩ latinh diễn ra quyết liệt và nhiều nước giành được độc lập, trên lục địa châu Mĩ xuất hiện nhiều nước cộng hòa như: Mêhicô, Pêru, Chilê,...nhân dân Mĩ Latinh giành được chủ quyền, nhưng chưa thực sự giải phóng.Vì vậy, họ vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh chống đế quốc bảo vệ chủ quyền và phấn đấu xây dựng đất nước.
* Chiến tranh thế giới thứ nhất (chương II)
Từ năm 1914 đến 1918, nhân loại trải qua một cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc. Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến là sự tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc mà điển hình là phe Liên minh và phe Hiệp ước. Diễn biến cuộc chiến tranh xảy ra với 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 kéo dài từ năm 1914 đến 1916, giai đoạn 2 từ năm 1916 đến 1918. Giai đoạn 1 ưu thế nghiêng về phe Liên minh, vì ở giai đoạn phe liên minh chủ động mà các cuộc tấn công nhưng đến cuối năm 1916 Đức, Áo – Hung từ thế chủ động chuyển sang phòng ngự. Từ tháng 4 năm 1917 Mĩ tham chiến và đứng vào phe hiệp ước ưu thế chuyển dần sang thế chủ động và đi đến thắng lợi hoàn toàn vào cuối năm 1918. Cuộc chiến tranh thế giới diễn ra và gây nên những thiệt hại to lớn về người và của.
*Những thành tựu văn hóa thời cận đại (chương III)
Trong thời kì cận đại với biết bao sự kiện lịch sử biến động đã tác động mạnh mẽ đến tình hình văn hóa. Nhiều thành tựu đã đạt được trong các lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, tư tưởng.
Ở buổi đầu thời kì cận đại xuất hiện các nhà thơ nhà văn lớn như Cooc – nây, La phông ten, Mô-li-e...cùng các nhà âm nhạc tài ba như Bét-tô-ven, Môda. Trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp cũng được ra đời tạo nên sự phát triển tư tưởng của châu Âu.
Ở thế kỉ XIX đến thế kỉ XX nhân loại cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về văn học và nghệ thuật, tư tưởng. Với các nhà thơ, nhà văn, họa sĩ lớn như Vích- to Huy-gô, Lép Tôn-xtôi, Mác Tuên, Ta-go, Lỗ Tấn, Van Gốc...Trào lưu tư tưởng tiến bộ cũng ra đời và phát triển của chủ nghia xã hội khoa học.
Như vậy, nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại (thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) rất cần thiết cho HS để hiểu rõ và sâu sắc hơn tiến trình phát triển của xã hội loài người từ thời kì trung đại, cận đại đến hiện đại. Từ đó, hình thành lòng tin vững chắc vào thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội, tinh thần đoàn kết quốc tế chân chính trong sự nghiệp đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội ở HS.
2.2. Một số yêu cầu khi xây dựng và sử dụng bài tập nhằm rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trong dạy học lịch sử năng tự học cho học sinh trong dạy học lịch sử
Nhằm rèn luyện KNTH cho HS, trong quá trình xây dựng và sử dụng bài tập, GV cần tuân thủ một số yêu cầu mang tính nguyên tắc sau:
- Bài tập phải tập trung vào nội dung cơ bản của bài, chương, khóa trình lịch sử
Bài tập về cơ bản không được thoát ly nội dung, phạm vi, yêu cầu của chương trình, SGK. Nội dung bài tập phải thể hiện được những vấn đề trọng tâm của bài học, qua đó GV mới rèn luyện các KNTH cho HS. Điều này đòi hỏi “bài tập phải bám sát và bộc lộ các điểm mấu chốt, các vấn đề quan trọng, thiết thực do chương trình, SGK và thực tế cuộc sống đặt ra qua các bài cụ thể” [6;81]. Những vấn đề bài tập hướng tới là nội dung trọng tâm của các mục, các bài được quy định trong chương trình, đây là phần cốt lõi để tạo lập hệ thống tri thức.
- Bài tập phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh
Để rèn luyện và phát triển các KNTH hiệu quả, bài tập phải vừa sức đối với HS. Tính vừa sức là sự phù hợp giữa việc giảng dạy với trình độ, yêu cầu nhận thức
và đặc điểm lứa tuổi các em. Khi sử dụng bài tập, GV lựa chọn những bài có độ khó vừa đủ, phù hợp với trình độ, năng lực của từng khối lớp (10,11,12), từng đối tượng HS (giỏi, khá, trung bình, yếu). Nếu bài tập đưa ra quá dễ, HS sẽ chủ quan, không phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức, từ đó việc rèn luyện, phát triển các KNTH không đem lại hiệu quả cao. Nếu bài tập quá khó, quá trình lĩnh hội kiến thức mới của HS gặp nhiều khó khăn, dễ nản chí. Chỉ có những bài tập độ khó vừa sức, nghĩa là phù hợp với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất của người học, mới phát triển tốt nhất khả năng tư duy, kỹ năng tự học ở người học.
- Bài tập phải được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học bộ môn
Để việc rèn luyện KNTH cho HS đạt hiệu quả cao, bài tập cần được sử dụng thường xuyên trong suốt quá trình dạy học. Dựa vào kế hoạch của tổ chuyên môn, GV tiến hành xây dựng nội dung, xác định biện pháp, hình thức sử dụng bài tập đạt hiệu quả cao. Bài tập đảm bảo tính kế thừa và phát triển trong quá trình sử dụng. Bài tập cho HS đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, có những yếu tố mới nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng giải bài tập tốt hơn.
- Sử dụng bài tập phải gây hứng thú học tập cho học sinh
Trong quá trình TH, hứng thú đóng vai trò quan trọng. Đó là “một trong những động lực thúc đẩy chủ yếu sự phát triển của trí tuệ và hành vi” [4; 324]. Khi có hứng thú, nhu cầu học tập mạnh mẽ, các em sẽ biến tự học thành một việc làm không thể thiếu. Đối với học sinh lớp 10, hứng thú và mục đích học tập chưa bền vững. Do đó, để tạo hiệu quả cao trong quá trình rèn luyện KNTH cho người học, bài tập phải khêu gợi được nhu cầu nhận thức, mong muốn, kế hoạch hành động. Muốn vậy, GV cần nắm bắt được đặc điểm, trình độ nhận thức của HS mỗi lớp để đưa ra dạng bài tập thích hợp. Trong quá trình ra bài tập, GV cần đưa ra những nhận định hay, hấp dẫn, ý kiến trái ngược nhau về một vấn đề nhằm thu hút sự chú ý của các em. Đó là cơ sở tạo nên hứng thú TH, tự khám phá. Đồng thời, trong một lớp GV cần đưa ra nhiều loại bài tập nhằm đảm bảo cho các đối tượng HS (giỏi, khá, trung bình, yếu kém) cùng tham gia làm bài tập.
Trong nghiên cứu kiến thức mới, bài tập đưa ra phải liên hệ tới phần kiến thức của bài, có tác dụng tổ chức được hoạt động tích cực, độc lập của HS trong giờ học. Thông qua các thao tác: phân tích, đánh giá, so sánh, đối chiếu, liên hệ,... HS sẽ có được một nền tảng kiến thức vững chắc, KNTH phát triển và củng cố.
Khi kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, bài tập yêu cầu tìm ra cái mới trên cơ sở những kiến thức đã biết, đã học, đã chuẩn bị. Bên cạnh đó các em phải khái quát, thống nhất lại nội dung trong SGK, sách tham khảo, bài giảng của thầy cô. Từ đó kỹ năng sử dụng SGK, tài liệu tham khảo, vận dụng kiến thức,... được tăng cường. Mỗi khâu của quá trình dạy học có chức năng, tác dụng riêng nhưng liên hệ, tác động lẫn nhau vì đều kích thích thái độ tích cực học tập, sự rèn luyện các KNTH của HS. Do vậy, khi ra bài tập, GV phải xác định rõ nhiệm vụ, yêu cầu của từng khâu trong quá trình dạy học.
- Sử dụng bài tập phải phù hợp vớ thời gian và thời điểm.
Thời điểm đưa ra bài tập cần phù hợp với các khâu khác nhau trong một giờ học lịch sử. GV cần dành một thời gian hợp lý để sử dụng bài tập sao cho việc làm này không gây ảnh hưởng tới các khâu khác của quá trình dạy học.
Đối với bài tập đơn giản, GV có thể đọc cho HS chép, bài dài cần in ra giấy phát cho các em để tiết kiệm được thời gian ở mức tối đa. Những bài tập tự luận cần sự gợi ý, GV nên suy nghĩ trước nội dung để việc hướng dẫn ngắn gọn, ít thời gian mà vẫn đảm bảo giúp các em tiếp cận với bài tập một cách nhanh chóng nhất. HS giải bài tập trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó GV sẽ chữa bài cho các em. Điều này tránh tình trạng việc sử dụng bài tập gây “cháy giáo án”, thiếu thời gian triển khai các dạng hoạt động học tập khác.
Bên cạnh đó, bài tập cần được diễn đạt khúc chiết, rõ ràng và lựa chọn thời điểm đưa ra thích hợp. Mỗi loại bài tập khác nhau có những yêu cầu cụ thể, GV cần phải lưu ý điều này khi tiến hành sử dụng chúng trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT.
2.3 Một số biện pháp sử dụng bài tập nhằm rèn luyện KNTH cho học sinh trong dạy học lịch sử thế giới cận đại (thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX) lớp 11 sinh trong dạy học lịch sử thế giới cận đại (thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX) lớp 11 THPT, chƣơng trình chuẩn
Bài tập được sử dụng trong các hình thức tổ chức khác nhau của quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông như: giờ nội khóa, ngoại khóa, tự học ở nhà,... Trong mỗi hình thức, việc sử dụng hệ thống bài tập bên cạnh những yêu cầu chung đều có những nguyên tắc riêng. Với đề tài này, người viết đi sâu vào xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong giờ học trên lớp và hướng dẫn HS tự học ở nhà. Nếu chỉ làm bài tập ở trên lớp thì quá ít vì không có thời gian, trong khi đó bài tập lịch sử chủ yếu phải làm ở nhà mới rèn luyện KNTH hiệu quả cho HS. Cụ thể là qua việc dạy học lịch sử thế giới cận đại từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX ở lớp 11 THPT, chương trình chuẩn, chúng tôi sẽ trình bày một số biện pháp sử dụng bài tập trên cơ sở các kỹ năng tự học cần rèn luyện cho HS. Các bài tập được phân làm ba loại: trắc nghiệm khách quan, tự luận và thực hành.
2.3.1. Bài tập trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm là hình thức kiểm tra, gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu hỏi nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết yêu cầu thí sinh chỉ phải trả lời vắn tắt đối với từng câu hỏi.
Bài tập trắc nghiệm khách quan là một hệ thống những câu hỏi đa dạng, phong phú nên có thể sử dụng linh hoạt trong quá trình dạy học lịch sử. Loại bài tập này chủ yếu giúp HS rèn luyện và phát triển kỹ năng ghi nhớ kiến thức, chưa cần những kỹ năng tư duy phức tạp, Do đó, bài tập trắc nghiệm thường xuyên yêu cầu HS tái hiện sự kiện, hiện tượng, niên đại, nhân vật,...một cách chính xác, đúng đắn,