7. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1 Mô hình hồi quy thứ nhất
Trong mô hình này, các biến độc lập được đưa vào liên quan tới đặc điểm nhân khẩu học của học viên cao học và nhóm ngành học, nhóm nghề nghiệp, gồm có: biến số giới tính; tình trạng hôn nhân; nơi cư trú trước khi vào cao học; nơi cư trú hiện nay; nhóm ngành học; nhóm nghề nghiệp. Hệ số R bình phương của mô hình này là: 0,120 cho thấy mô hình này có thể giải thích được 12% về thực hành học tập tích cực của học viên cao học.
Trong các biến số độc lập được lựa chọn ở mô hình thứ nhất này chỉ có hai biến số có tác động tới thực hành học tập tích cực của học viên cao học là: Biến số ngành học và biến số nghề nghiệp. Đối với biến số ngành học, nhìn vào bảng số liệu, chúng tôi nhận thấy người học là học viên thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên có chỉ số thực hành các hành vi học tập tích cực cao hơn 1,378 điểm phần trăm so với học viên thuộc các nhóm ngành học khác; học viên thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng có chỉ số thực hành học tập cao hơn học viên nhóm ngành kinh tế và kỹ thuật là 1,016 điểm phần trăm. Điều này có thể lý giải dưới góc độ đặc thù giới tính, đặc thù ngành học và các yếu tố liên quan tới quy chế đào tạo sau đại học tại mỗi trường đại học. Về giới tính, học viên cao học nhóm ngành khoa học xã hội
và nhân văn chủ yếu là nữ, do đó có thể dễ nhận thấy họ chăm chỉ, nghiêm túc học tập hơn, và cũng có ý thức tổ chức kỷ luật cao hơn những trường có nam học viên chiếm đa số. Dưới góc độ đặc thù ngành học, sở dĩ học viên hai nhóm ngành tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn có chỉ số thực hành học tập cao là vì đây là hai ngành học có đặc thù thiên về nghiên cứu, mục đích đào tạo sinh viên và học viên ra để làm các công việc về nghiên cứu khoa học là chủ yếu do đó ngay trong tư tưởng, nhận thức và thái độ của người học đã tiềm ẩn những yếu tố tích cực do bản chất của nghiên cứu khoa học đòi hỏi sự cần cù, nghiêm túc và chăm chỉ:
“...trường mình đào tạo ra là để đi làm việc tại các Viện nghiên cứu, hai phần ba lớp mình tốt nghiệp ra trường làm ở các Viện như: viện vật lý, viện địa chất, trung tâm khí tượng thủy văn... Ngaỳ Đại học mình học tại trường, sau đó ra trường vào Viện toán học làm, do yêu cầu của công việc nghiên cứu, mình quay lại trường để học thạc sỹ. Ngay từ ngày thi đỗ Đại học, mới vào trường mình đã được các thầy cô nói cho về đặc thù của trường là thiên về lĩnh vực nghiên cứu, cũng định hướng luôn khi ra trường vào làm việc ở các Viện nên tinh thần học tập nghiêm túc, say sưa, cố gắng lắm, học để làm nghiên cứu mà ”
(PVS số 5, nam, ĐHKHTN)
Tư tưởng nghiên cứu khoa học là một động lực lớn thúc đẩy các học viên hai nhóm ngành này có mức độ thực hiện các hành vi học tập tích cực khá cao và đều đặn (họ thường xuyên lên thư viện để tìm tài liệu để nghiên cứu thêm nhằm làm phong phú cho vốn kiến thức của mình, hoặc tạo môi trường học tập tập trung cho bản thân; đi học đầy đủ; chăm chỉ nghe giảng, ghi chép bài...), tạo thành nét nổi bật về truyền thống học tập của họ:
“... chị tranh thủ lên Thư viện Quốc gia vào cuối tuần để tìm tài liệu cho các bài tập nhóm trên lớp, các môn học của bọn chị không tìm thêm tài
liệu thì nội dung bài tiểu luận của mình sẽ đơn điện lắm, không có cái gì để thuyết trình, có khi còn không đạt yêu cầu nên ai cũng cố gắng sưu tầm, đọc thật nhiều tài liệu để có thêm thông tin. Các môn xã hội mà không có phông nền là kiến thức và hiểu biết xã hội rộng thì không nghiên cứu sâu được, nên phải chăm chỉ. Đôi khi lên thư viện cũng tập trung học hơn đấy, vì có không khí mà, chứ ở nhà còn bao nhiêu việc, không có hứng học”.
(PVS số 4, nữ, ĐHKHXH&NV)
Ngoài nguyên nhân về đặc thù ngành học thì vấn đề nội quy, quy chế cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy tính tích cực học tập của học viên ngành khoa học xã hội nhân văn và tự nhiên. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu học viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội:
“…lịch học của bọn mình thì cố định, ổn định, ít có sự thay đổi, học từ thứ 2 tới thứ 6, 4 tiết một ngày, bọn mình là hệ học liên tục, tập trung. Nhìn chung cả giảng viên và học viên đều rất nghiêm chỉnh: các thầy cô giáo thường xuyên điểm danh để nắm được sĩ số của lớp, không có hiện tượng nghỉ học hay học hộ, nếu có việc cần thiết phải nghỉ học thì phải gửi giấy xin phép lên phòng đào tạo trước tiên, sau đó gửi cho giảng viên đứng lớp.”
(PVS số 6, nữ, ĐHKHTN) Trong những công trình nghiên cứu đã được thực hiện về tính tích cực học tập của đối tượng sinh viên đại học, các tác giả cũng đã đưa ra những kết quả có ý nghĩa thống kê để khẳng định sinh viên thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn có tính tích cực học tập khá cao so với sinh viên các nhóm ngành học khác:
Nghiên cứu về: “Nhận thức, thái độ và thực hành của sinh viên với phương pháp học tập tích cực” của PGS.TS Nguyễn Quý Thanh trên cơ sở
xây dựng và phân tích các mô hình hồi quy tuyến tính về các yếu tố tác động tới thực hành tích cực của sinh viên đã chỉ ra “Biến ngành học có mức độ giải thích lớn. Nó cho ta thấy nếu viên học ngành Xã hội - Nhân văn thì chỉ số hành vi học tập tích cực sẽ cao hơn gần 13 điểm phần trăm so với sinh viên học ngành khác”.[ 25, tr.40].
Đề tài: “Nghịch lý LaPiere và tính tích cực trong học tập của sinh viên” của tác giả Nguyễn Thị Minh Giang cũng đã cho thấy: “ các sinh viên trường ĐHKH&NV có tỷ lệ thực hiên các hành vi đúng cao nhất ”[ 10, tr.27].
Như vậy có thể thấy ỏ cấp học cao học, các học viên nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn đã tiếp nối và giữ vững được truyền thống học tập tích cực, nghiêm túc và chăm chỉ của trường mình đã có từ trước.
Trong mô hình hồi quý thứ nhất mà chúng tôi xây dựng, ngoài yếu tố ngành học thì yếu tố nhóm nghề nghiệp cũng có tác động tới thực hành học tập tích cực của học viên cao học. Học viên có nghề nghiệp thuộc nhóm: kinh tế thương mại và nhóm quản lý có tính tích cực học tập cao hơn các nhóm nghề nghiệp khác. Cụ thể: học viên hoạt động trong lĩnh vực kinh tế thương mại có chỉ số thực hành học tập tích cực cao hơn 0,539 điểm phần trăm so với học viên hoạt động trong các lĩnh vực khác; học viên thuộc nhóm nghề quản lý điều hành cũng có chỉ số thực hành học tập tích cực cao hơn 0,635 điểm phần trăm so với các nhóm nghề nghiệp khác.
Kinh tế thương mại và quản lý là hai nhóm nghề nghiệp khá thịnh hành và phát triển trong xã hội hiện nay, được nhiều lựa chọn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có tới 78% số người được hỏi làm việc trong hai lĩnh vực nghề nghiệp này, do đó việc số lượng học viên theo học những ngành học có liên quan khá cao cũng là một hệ quả tất yếu.
Đặc thù nghề nghiệp là một trong những nguyên nhân có thể giải thích cho tính tích cực học tập cao của các học viên làm việc trong lĩnh vực kinh tế
thương mại và quản lý. Những người làm kinh tế thường có đặc trưng tính cách năng động, nhạy bén với thị trường, với thời cuộc; nhanh chóng nắm bắt các cơ hội, các vị trí xã hội mà họ mong muốn. Do đó trong học tập họ cũng là nhóm người nhanh nhẹn, chủ động và tích cực:
“…mình thích những giờ học sôi nổi, thầy cô giáo đưa ra nhiều ví dụ thực tế gắn liền với nghề nghiệp, công việc của mình; có những bài tập giải quyết tình huống thực tế liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mà mình đang làm như: chiến lược tăng doanh thu, doanh số của doanh nghiệp; chiến lược maketting và bán hàng hiệu qủa; hay có những tiết thuyết trình, thảo luận sôi nổi về những vấn đề thực tế. v.v .thì sẽ thiết thực hơn là môn học nào chỉ có lý thuyết xuông, thầy giảng bài và mình nghe, không hấp dẫn lắm. ”
(PVS số 7, nam, ĐHKTQD) Có thể thấy ngay trong tinh thần, thái độ học tập, học viên nhóm nghề nghiệp kinh tế thương mại đã thể hiện một mong muốn, đòi hỏi ở phía giảng viên ở khía cạnh phương pháp giảng dạy; bầu không khí học tập; nội dung và chất lượng bài học. Họ kỳ vọng ở những bài học, những kiến thức có tính liên hệ thực tế cao; họ cũng hứng thú hơn với những môn học mà giảng viên tạo cho họ cơ hội để thực hành, trao đổi, thảo luận, làm việc nhóm để có thể đưa kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề trên thực tế liên quan tới công việc của họ.
Những người làm kinh tế cũng là những người làm công việc gắn liền với lợi ích kinh tế do đó họ cũng xác định rất rõ mối quan hệ giữa chi phí và kết quả thu được:
“…bạn biết rồi đấy, bọn mình ngày nào cũng làm việc với doanh thu, lợi nhuận…nên biết giá trị của đồng tiền mình bỏ ra để học cho tốt hơn”…
Nhóm người học làm trong lĩnh vực quản lý, lãnh đạo cũng là nhóm đối tượng có tính tích cực học tập cao. Đặc điểm về phong cách chung đối với những người làm quản lý là: nghiêm túc, chín chắn, có chiều sâu, tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu thể hiện ở ý thức kỷ luật chặt chẽ, định hướng và mục đích học tập rõ rang. Những đặc điểm này là nguyên nhân nâng cao tính tích cực học tập của các học viên thuộc nhóm quản lý:
“…mình nghĩ ở vào vị trí nào cũng vậy, trong công việc cũng như trong học tập cần phải xác định ngay từ đầu học để làm gì và tinh thần, thái độ học tập phải như thế nào. Mình là lãnh đạo, đi học không nghiêm túc thì không làm gương được cho người khác được, cấp dưới nhìn vào lại bảo thủ trưởng đi học lấy cái bằng là chính thì mất hết cả uy tín. (Cười)”.
-(PVS số 7, nam, ĐHKTQD) Rõ ràng tinh thần và phong cách làm việc có ảnh hướng lớn tới tinh thần và ý thức học tập của người học. Nhóm người học ở vị trí quản lý có những biểu hiện hành vi học tập tích cực như: đi học đúng giờ, đầy đủ, chăm chỉ ghi chép bài, hoàn thành đầy đủ bài tập về nhà, tích cực trong các bài tập nhóm trên lớp:
“…anh V bao giờ cũng là người đi học sớm nhất lớp, buổi nào cũng có mặt, ngồi nghiêm chỉnh từ đầu tới cuối giờ; học hành thì chăm chú lắm, không thấy làm việc riêng hay nói chuyện tào lao bao giờ. Nhóm nào cũng tranh dành anh ấy vì có anh ấy là có một thành viên hăng hái, bọn tớ không phải làm gì nhiều: tìm tài liệu anh ấy lo, biên tập lại anh ấy làm, trình bày anh ấy cũng nhận nốt, cơ bản là làm được, làm có trách nhiệm, thuyết trình hay, có sức thuyết phục. Người ta làm lãnh đạo có khác, nghiêm túc, chững chạc…”
I Tính tích cực học tập của nhóm học viên làm quản lý và kinh tế thương mại cao một phần cũng xuất phát từ lý do mục đích đi học chính của họ xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của công việc, sự cần thiết cho công việc chứ không phải vì bất kỳ một lý do nào khác như. Phần lớn những học viên này theo học cao học chuyên ngành phù hợp với chuyên môn công việc mà họ đang đảm nhận với mục đích nâng cao trình độ, sự hiểu biết, trang bị thêm tri thức để làm tốt hơn công việc của mình, có thêm nhiều mối quan hệ xã hội phục vụ cho công việc và đạt được những vị trí xã hội cao hơn:
“…lớp mình phần lớn làm doanh nghiệp, ngân hàng, xuất nhập khẩu, thương mại. Đa phần mọi người đều theo học chuyên ngành mình đang làm. Trước mình học Ngoại thương, bây giờ học quản trị doanh nghiệp bên Kinh tế quốc dân vì mình bên kinh doanh, muốn học chuyên sâu hơn về lĩnh vực doanh nghiệp. Đi học thế này cũng là có thêm nhiều mối quan hệ, gặp gỡ nhiều người ở những vị trí cao để mình giao lưu, trao đổi, rất tốt cho công việc của mình nữa”.
(PVS số 8, nữ , ĐHKTQD)
Các yếu tố còn lại trong mô hình như: giới tính, tình trạng hôn nhân hay nơi cư trú đều không có ý nghĩa thống kê. Nghĩa là yếu tố tuổi không có tác động tới tính tích cực học tập của học viên cao học, học viên là nam hay là nữ cũng không làm tăng hay giảm tính tích cực học tập của họ. Tình trạng hôn nhân cũng là một yếu tố chúng tôi đưa vào giả thuyết nghiên cứu, cho rằng có sự tác động tới học tập tích cực. Tuy nhiên những kết quả thống kê thu được đã bác bỏ giả thuyết này. Chúng tôi giả định những học viên chưa lập gia đình là những người năng động, nhiều thời gian đầu tư cho việc học tập hơn do đó sẽ có tính tích cực, chủ động hơn những học viên đã kết hôn nhưng trên thực tế yế tố tình trạng hôn nhân không có ảnh hưởng gì tới hành vi học tập của họ.
Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi cũng đặt ra kỳ vọng tìm ra một sự tác động của yếu tố hoàn cảnh, môi trường mà cá nhân sinh ra tới hành vi học tập tích cực của họ. Chúng tôi giả định những cá nhân sống trong môi trường gia đình và ở các thành phố trực thuộc trung ương có nhiều thuận lợi về cả khía cạnh vật chất và tinh thần sẽ học tập tích cực hơn các cá nhân có nơi cư trú khác. Tuy nhiên giả định này cũng không thu được kết quả như mong muốn.