Mô hình hồi quy thứ hai

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của học viên cao học, tác động của các yếu tố cá nhân và các yếu tố môi trường đào tạo (Nghiên cứu trường hợp tại ĐHKHXH&NV, ĐHKHTN - ĐHQG (Trang 76)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2Mô hình hồi quy thứ hai

Trong khi xây dựng mô hình hồi quy thứ hai này, chúng tôi đưa thêm vào một yếu tố thuộc môi trường đào tạo là yếu tố: mức độ điểm danh của giảng viên để xem xét sự thay đổi của mô hình và sự tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc: chỉ số thực hành học tập tích cực. Chúng tôi nhận thấy mức độ phù hợp và mức độ giải thích của mô hình đều tăng lên thể hiện ở các chỉ số: R bình phương=0,137, cho thấy mô hình này giải thích được 13,7% về thực hành học tập tích cực, tăng 1,7% so với mô hình thứ nhất; Adjusted R=0,101 cho thấy mức độ phù hợp của mô hình cũng tăng lên 0,016% so với mô hình thứ nhất.

Ở mô hình thứ hai này, ngoài những yếu tố có tác động tới thực hành học tập tích cực của người học đã chỉ ra ở mô hình thứ nhất, chúng tôi tìm thấy thêm một yếu tố khác tác động tới tính tích cực học tập của người học là yếu tố mức độ điểm danh của giảng viên (p=0,006; ß=0,500 ). Kết quả phân tích thống kê cho thấy nếu giảng viên thường xuyên điểm danh trong các buổi học thì chỉ số thực hành học tập tích cực của học viên sẽ tăng lên 0,5 điểm phần trăm so với việc giảng viên thỉnh thoảng điểm danh hoặc không bao giờ điểm danh.

Điều này chứng tỏ việc xiết chặt các quy định, nội quy lớp học sẽ có tác dụng thúc đẩy tính tích cực học tập của người học. Cụ thể khi giảng viên

thường xuyên điểm danh, nắm được sĩ số lớp thì học viên cao học sẽ có xu hướng đi học đầy đủ, đúng giờ, tham gia đủ thời lượng của các buổi học, hạn chế được hiện tượng nghỉ học, bỏ học giữa giờ. Việc điểm danh của giảng viên liên quan trực tiếp tới những quyền lợi của học viên cao học như: điểm chuyên cần, cộng điểm cho những thành viên đi học đầy đủ tất cả các buổi học vào điểm vài thi giữa kỳ (nhiều giảng viên đã áp dụng hình thức phần thưởng này để kích thích tính chăm chỉ của học viên) và những hình phát nếu học viên vi phạm như: trừ điểm chuyên cần, mất quyền tham gia vào bài thi cuối kỳ nếu nghỉ quá 20% số tiết của một môn học. Do đó điểm danh đều đặn, thường xuyên là một cách thức, một biện pháp đúng đắn góp phần nâng cao ý thức, tinh thần, thái độ học tập của người học.

Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu một số trường hợp về quan điểm của họ về mối quan hệ của mức độ điểm danh và thực hành học tập tích cực, thông tin thu được như sau:

…mình nghĩ các thầy cô giáo nên thường xuyên điểm danh, như thế sẽ tạo sức ép cho bọn mình đi học đầy đủ hơn. Mình ở xa đi lại cũng vất vả, nhiều hôm trời mưa gió hay ốm đau là muốn nghỉ học. Nếu môn nào thầy cô dễ dãi, ít điểm danh hoặc không điểm danh là mình nghỉ luôn, không phải nghĩ ngợi nhiều. Nhưng môn nào thầy cô giáo gắt là phải cố đi học, tự nhiên bị trừ 1, 2 điểm phí lắm”…

(PVS số 3, nữ, ĐHKHXH&NV) Đối với những môn học giảng viên tiến hành điểm danh thường xuyên và có những mức phạt thích đáng cho việc học viên nghỉ học, bỏ học giữa giờ đi kèm thì bầu không khí học tập về mặt hình thức có vẻ như nghiêm túc, chỉn chu hơn:

Hôm nào môn thầy Q là lớp mình đông vui hẳn, có những thành viên cá hàng tháng trời không thấy mặt cũng xuất hiện. Mỗi một buổi nghỉ học dù có phép hay không phép thầy cũng trừ 1 điểm vào bài kiểm tra giữa kỳ. Cứ đánh vào quyền lợi và phạt thật nặng thì ý thức, tinh thần học tập sẽ khác ngay…

(PVS số 4, nữ, ĐHKHXH&NV)

Một số giảng viên thực hiện điểm danh vào những thời điểm khác nhau của một buổi học, biện pháp này đã hạn chế được tình trạng học viên chỉ đến để điểm danh đối phó rồi lại bỏ về:

“…cô điểm danh mỗi hôm một buổi, hôm đầu giờ, hôm giữa giờ, hôm lại cuối giờ, vậy nên có trường hợp hôm trước đi học thấy điểm danh cuối giờ, hôm sau cuối giờ mới lọ mọ tới, hỏi ra thì cô đã… điểm danh đầu giờ mất rồi”

(PVS sồ1, nam, ĐHBKHN)

Tuy nhiên vấn đề điểm danh khắt khe cũng làm phát sinh hiện tượng nhờ người, thuê người đi điểm danh hộ. Chúng tôi tiến hành quan sát thời điểm đầu giờ học một buổi học toán cao cấp tại lớp CH19I- Quản trị doanh nghiệp – ĐHKTQD HN:

Hộp 1: Mức độ điểm danh và tính tích cực học tập của học viên cao học.

“18h15 phút: Thầy giáo bước vào lớp, thầy đặt chiếc cặp lên bàn giảng viên, rút ra tờ danh sách lớp và bắt đầu điểm danh. Cả lớp nhốn nháo, những cú điện thoại liên tục, réo rắt với nội dung như sau: đã dẫn vào lớp rồi, đang ngồi cạnh, yên tâm; chưa thấy đến, không liên lạc được; học tại phòng 301 tầng 3 nhà D, gần bồn hoa nhé, hỏi lớp CH19I…Người quan sát không hiểu nội dung những cuộc điện thoại đó. Bất ngờ, một bạn nam quay ra hỏi người quan sát:

- Dạ không.

- Em đi học hộ ai?

- Không ai cả, em là bạn của anh T, em đi học cùng thôi ạ.

- Người lạ vào lớp à, tốt quá, em điểm danh hộ D nhé, họ tên đầy đủ là N.T.T.D, thầy đọc đến tên này, em có to, rõ ràng vào nhé. Cám ơn em! - Ơ, em sợ lắm, thầy phát hiện ra thì sao ạ?

- Không lo, thầy chỉ nhớ tên thôi, không nhớ mặt ai với ai đâu.

Bạn nam rút điện thoại gọi điện cho người có tên D thông báo: “Có người điểm danh hộ rồi, cứ nghỉ đi, không phải đến nữa.

6h20 phút: Ngoài cửa lớp lại xuất hiện một bạn nữ với dáng vẻ vội vàng, xin vào lớp. Cả lớp lại nhốn nháo, nhìn bạn nữ, có những tiếng xì xào bàn tán: “Đi học hộ ai nhỉ? Mặt mũi lạ quá”””Thầy giáo hỏi tên, bạn nữ đọc tên và đi xuống bàn phía cuối lớp để ngồi. Dưới lớp những tiếng xì xào đã dừng lại, mọi người gật gật đầu và không còn chú ý tới bạn nữ này nữa.

6h30: Thầy giáo đã ghi tên đầu bài, những công thức, bài tập lên bảng và bắt đầu giảng bài. Dưới lớp vẫn chưa ổn định trật tự, vẫn còn những tiếng nói rì rầm, người quay ngang, người quay xuống dưới để nói chuyện. Những câu chuyện chủ yếu vẫn xoay quanh vấn đề nhờ ai đi học hộ vào buổi này, buổi kia”.

Qua trường hợp mà nhà nghiên cứu trực tiếp quan sát được tại một lớp học thuộc khoa Quản trị doanh nghiệp trường ĐHKTQD chúng ta nhận thấy tình trạng nhờ người đi điểm danh hộ, đi học hộ tồn tại khá phổ biến tại các lớp cao học hiện nay. Bản thân nhà nghiên cứu với tư cách là một học viên cao học, trong quá trình học cao học đã nhiều lần được đóng vai trò là người đi học hộ, qua những lời nhờ “giúp đỡ” của bạn bè, người thân. Trong đó có một lần, nhà nghiên cứu được trả số tiền là 50 nghìn đồng cho một buổi đi học

hộ một người bạn của bạn mình tại khoa Lịch sử - trường ĐHKHXH&NV, lý do của người nhờ đi học hộ đưa ra là: đang mang thai, cảm thấy người mệt mỏi nên ngại đi học. Nhà nghiên cứu còn biết thêm thông tin về đối tượng này như sau: đã thuê rất nhiều người khác nhau đi học hộ mình với lý do các đối tượng được thuê cũng có công việc riêng, không thể thường xuyên đi học hộ, và số tiền mà người này bỏ ra để thuê người đi học hộ tốn kém tương đương với tiền học phí phải nộp cho một kỳ học cao học.

Như vậy có thể thấy việc điểm danh thường xuyên ở một góc độ nào đó lại làm phát sinh những hiện tượng tiêu cực, đối phó từ phía người học. Trên thực tế đối với những lớp sĩ số lớp đông, môn học ít trình, giảng viên tiếp xúc với học viên chỉ trong một vài buổi học thì việc nắm bắt và kiểm soát được học viên của lớp rất khó khăn. Để khắc phục tình trạng học hộ, điểm danh hộ, chỉ có thể được thay đổi bằng cách nâng cao ý thức học tập và ý thức kỷ luật, sự tôn trọng giảng viên từ phía người học.

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của học viên cao học, tác động của các yếu tố cá nhân và các yếu tố môi trường đào tạo (Nghiên cứu trường hợp tại ĐHKHXH&NV, ĐHKHTN - ĐHQG (Trang 76)