Mô hình hồi quy thứ ba

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của học viên cao học, tác động của các yếu tố cá nhân và các yếu tố môi trường đào tạo (Nghiên cứu trường hợp tại ĐHKHXH&NV, ĐHKHTN - ĐHQG (Trang 80)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3Mô hình hồi quy thứ ba

Chúng tôi đưa thêm vào mô hình hồi quy thứ ba biến “sĩ số” để xem xét mối tương quan, tác động của các yếu tố thuộc cá nhân người học và các yếu tố thuộc môi trường đào tạo tới biến chỉ số thực hành học tập tích cực của học viên cao học. Kết quả thu được như sau: R bình phương=14,8%, cho thấy mô hình này có khả năng giải thích được 14,8% về thực hành học tập tích cực của học viên cao học, tăng 1,1% so với mô hình thứ hai. Kiểm định Anova cũng cho thấy mô hình có ý nghĩa thống kê và có khả năng giải thích được về mối liên hệ, tác động giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập (F=3,901; p=0,000).

Ở mô hình này, chúng tôi tìm thấy thêm một yếu tố có tác động tới thực hành học tập tích cực của học viên cao học, đó là biến mới được đưa vào mô hình, biến “sĩ số” (P=0,026; ß=0,011). Điều này cho thấy biến sĩ số và biến chỉ số thực hành học tập tích cực của học viên cao học có mối tương quan

thuận với nhau, nghĩa là sự biến thiên của sĩ số sẽ làm tăng chỉ số thực hành học tập tích cực lên 0,011 điểm phần trăm. Nói cách khác nếu sĩ số lớp càng đông thì tính tích cực học tập của người học càng tăng. Kết quả này đi ngược lại với giả thuyết : H 2.2 “Quy mô lớp học nhỏ thì học viên có xu hướng tập trung nghe giảng, ghi chép bài chăm chỉ hơn quy mô lớp học lớn” mà chúng tôi đưa ra ban đầu về mối quan hệ giữa quy mô lớp học và tính tích cực học tập. Chúng tôi cho rằng đối với những lớp có quy mô lớp học nhỏ (sĩ số thấp), do giảng viên dễ dàng quản lý, kiểm soát được học viên thì học viên sẽ có xu hướng thực hiện nhiều hơn những dạng hành vi học tập tích cực như: chăm chú nghe giảng, ghi chép bài, đi học đầy đủ, tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài, làm bài tập nhóm…và ngược lại với những lớp có quy mô lớp học lớn. Tuy nhiên kết quả thống kê thu được đã bác bỏ giả thuyết này. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tượng học viên cao học để lý giải cho điều này.

Khi được hỏi về mối quan hệ giữa tâm trạng học tập và mức độ tham gia vào các hình thức học tập mang tính tập thể và quy mô lớp học, các ý kiến thu được như sau:

…mình thấy khi học các môn chung như: triết, tiếng anh không khí học tập sôi nổi hơn vì lớp đông, đến lớp cũng có cảm giác vui hơn. Mình cũng không hiểu tại sao nhưng mình không thích cảm giác học chuyên ngành bây giờ, lớp học lẻ tẻ vài người, chia nhóm làm bài tập cũng không hào hứng. Hình như mọi người cũng vậy, cứ uể oái thế nào ấy ”.

(PVS số 3, nữ, ĐHKHXH&NV) Như vậy, quy mô lớp học có ảnh hưởng tới tâm trạng, cảm xúc học tập của người học dẫn đến việc tăng hay giảm tính tích cực trong hành vi học tập của họ. Tại các lớp học môn chung, một điều dễ nhận thấy là bầu không khí học tập có vẻ sôi nổi, năng động hơn tại các lớp học chuyên ngành, lớp học

đông ở một khía cạnh nào đó đã tạo cho người học cảm giác hứng thú học tập, tranh luận, đóng góp ý kiến của mình nhiệt tình hơn tại các lớp học quy mô nhỏ. Ý kiến về hiệu quả và chất lượng

học tập tại các lớp học có quy mô nhỏ và lý do đưa ra như sau :

…chị cho rằng việc chia nhỏ lớp khi học chuyên ngành có mặt tích cực là giảng viên sẽ quan tâm, quản lý học viên được tốt hơn, học viên cũng sẽ tập trung, chú ý học hơn. Tuy nhiên cũng có mặt hạn chế của nó, đó là không thuận lợi cho việc làm bài tập nhóm hay thảo luận nhóm trên lớp. Lớp ít người, chia nhóm cũng ít, thảo luận không thấy sôi nổi, ít vấn đề để nói, ít ý kiến tranh luận hơn… ,

(PVS số 4, nữ, ĐHKHXH&NV) Chúng tôi đã tiến hành quan sát một giờ học môn chuyên ngành tại khoa Xã hội học – trường ĐHKHXH&NV tại một lớp học có sĩ số đầy đủ là 24 học viên, thời điểm quan sát sĩ số lớp là 19 học viên, do một số thành viên vắng mặt:

Hộp 2: Yếu tố sĩ số lớp và tính tích cực học tâp của học viên cao học.

“18h00: Vào giờ học, thầy giáo bắt đầu tiến hành cho trình bày và thảo luận bài

“18h00: Vào giờ học, thầy giáo bắt đầu tiến hành cho trình bày và thảo luận bài tiểu luận làm theo nhóm đã giao về nhà. Nhóm thứ nhất gồm ba người, một người bước lên bục giảng, loay hoay chỉnh máy chiếu mất 10 phút, hai thành viên còn lại chuyển vị trí lên bàn đầu tiên ngồi. Người thuyết trình cầm một văn bản word trên tay, bắt đầu đọc; giọng đều đều, một thành

viên ngồi phía dưới điều khiển màn hình Power Point. Thầy giáo và cả lớp chăm chú lắng nghe.

18h15 phút: Người thuyết trình vẫn tiếp tục trình bày bài tiểu luận của nhóm mình dưới hình thức đọc văn bản, mắt không rời khỏi văn bản. Dưới lớp đã mất tập trung, có một vài tiếng nói chuyện rì rầm, một số người đang lấy điện thoại ra nhắn tin, một bạn nữ phía cuối lớp đang ăn xôi rất tự nhiên. Thầy giáo ngắt lời người thuyết trình và nhắc nhở rút ngắn bài trình bày, chỉ trình bày những ý chính, để dành thời gian cho các nhóm khác.

18h25 phút: Nhóm thứ nhất hoàn thành bài thuyết trình. Thầy giáo bắt đầu điều khiển cả lớp thảo luận về đề tài này, thầy đề nghị các thành viên trong lớp nhận xét và đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình. Năm phút trôi qua, không khí khá im lặng, không ai có ý kiến trao đổi lại với nhóm vừa trình bày. Thầy giáo hỏi lại một lần nữa xem có ai đặt câu hỏi cho nhóm không. Vẫn im lặng, những gương mặt đăm chiêu ngẩng lên nhìn thầy giáo rồi lại cúi mặt xuống. Thầy giáo lấy danh sách lớp và gọi ngẫu nhiên một bạn nam ở bàn thứ hai, dãy giữa. Bạn nam đứng lên, ngập ngừng trong vài giây, đưa tay lên gãi đầu và đặt câu hỏi cho nhóm báo cáo. Sau đó thầy giáo tiếp tục gọi thêm hai, ba người nữa, không khí lớp học có vẻ sôi nổi lên, nhóm báo cáo lần lượt trả lời từng câu hỏi một, không có ý kiến nào trao đổi lại. Lớp học lại im ắng, thầy giáo đưa ra những nhận xét cuối cùng.

19h05 phút: nghỉ giải lao.

19h15phút: Nhóm thứ hai bắt đầu báo cáo, lớp rất mất trật tự, nhiều người làm việc riêng, nhiều tiếng rì rầm to nhỏ, thầy giáo nhiều lần dừng bài báo cáo để đề nghị lớp ổn định trật tự.

19h30 phút: Nhóm hai kết thúc bài báo cáo, thầy giáo mở danh sách lớp và gọi người nhận xét, đặt câu hỏi ngay khi báo cáo kết thúc, cả lớp im lặng, lật dở tài liệu trước mặt. Một bạn nữ ngồi bàn thứ hai gọi các thành viên trong nhóm báo cáo hỏi mượn bản word bài báo cáo của nhóm để xem lại. Nhóm thứ hai trả lời các câu hỏi của cả lớp chủ yếu bằng cách đọc lại văn bản word vừa trình bày. Có một vài ý kiến trao đổi lại, không khí lớp học vẫn có những khoảng lặng khi những câu hỏi và câu trả lời đã hoàn tất.

20h05 phút: Kết thúc buổi học. ”

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của học viên cao học, tác động của các yếu tố cá nhân và các yếu tố môi trường đào tạo (Nghiên cứu trường hợp tại ĐHKHXH&NV, ĐHKHTN - ĐHQG (Trang 80)