Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của học viên cao học, tác động của các yếu tố cá nhân và các yếu tố môi trường đào tạo (Nghiên cứu trường hợp tại ĐHKHXH&NV, ĐHKHTN - ĐHQG (Trang 31)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.3Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Tư tưởng nhấn mạnh vai trò tích cực, chủ động của người học, xem người học là chủ thể của quá trình nhận thức đã có từ lâu đời. Vào thế kỷ thứ XVII, A.Komenxki đã viết “giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách...Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”. Tư tưởng này bắt đầu rõ nét từ thế kỷ 18, 19 và đa dạng trong thế kỷ XX. Trào lưu giáo dục hướng vào người học xuất hiện đầu tiên ở Mỹ, sau đó lan sang Tây Âu và châu Á đặc biệt là ở Nhật Bản, thể hiện ở các mục tiêu: “Dạy học hướng vào người học; lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm”.

Có rất nhiều các nghiên cứu về tính tích cực học tập của học sinh, sinh viên ở trong và ngoài nước. Nhìn chung các nghiên cứu này đi theo 2 xu hướng chính là: Xu hướng thứ nhất chỉ ra các hình thức biểu hiện và các phương pháp thúc đẩy hành vi học tập tích cực. Xu hướng thứ hai là nghiên cứu các yếu tố tác động tới hành vi học tập tích cực của học sinh, sinh viên. Xu hướng phân tích các hình thức biểu hiện và các phương pháp nhằm thúc đẩy tính tích cực học tập của học sinh, sinh viên:

Meyers and Jones(1993)định nghĩa tính tích cực học tậplà các phương pháp, kỹ thuật giúp sinh viên tiếp thu bài học một cách dễ dàng hơn. Tính tích cực học tập xuất phát từ 2 giả định: thứ nhất, việc học tập bắt nguồn từ những nỗ lực tự nhiên của người học; thứ hai, mỗi cá nhân khác nhau có các phương

pháp học tập khác nhau. Hai tác giả này cũng đã đề xuất một số phương pháp học tập có hiệu quả, thúc đẩy được tính tích cực học tập của sinh viên như: Làm việc nhóm, chơi trò chơi, tranh luận, phân tích các bài tập tình huống, bản đồ hóa các khái niệm l‎ý thuyết…

Michael Prince (2004) định nghĩa hành vi học tập tích cực là nói đến các phương pháp có sự tham gia của sinh viên trong quá trình học tập. Phương pháp học tập tích cực đòi hỏi sinh viên có những hoạt động học tập có ý nghĩa và luôn đặt câu hỏi về việc họ sẽ làm. Khác với phương pháp học tập truyền thống chỉ đánh giá tính tích cực học tập của sinh viên dựa vào các hoạt động thực hiện ở nhà như: thực hành và làm bài tập ở nhà thì phương pháp học tập tích cực kiểu mới lại đề cập tới việc thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập mang tính tích cực ngay trên lớp.

Kathleen McKinney, Cross Chair (2010) định nghĩa tính tích cực học tập là các phương pháp giúp sinh viên tiếp thu bài học một cách dễ dàng hơn. Các phương pháp học tập tích cực: học tập theo nhóm, chơi trò chơi, thảo luận, phân tích các bài tập tình huống, mô hình hóa các khái niệm và cấu trúc bài học.

Về vấn đề các phương pháp học tập giúp phát huy tính tích cực học tập của sinh viên, Wilbert J. McKeachie (1998) đã kết luận rằng mọi hoạt động tham gia học tập thụ động nhìn chung đều hạn chế khả ghi nhớ kiến thức của sinh viên. Theo Ronald A. Berk trong cuốn sách viêt về “Professors are from Mars. Students are from Snickers" (Mendota Press) ” thì 100% sinh viên ghi nhớ thông tin qua các kênh: nghe, nhìn, cảm nhận..,cùng một số hoạt động ngoài lề khác. Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra nếu có sự tổ chức lại và thay đổi cách thức giảng viên giới thiệu tài liệu cho sinh viên của họ sẽ tạo ra môi trường làm tăng đáng kể sự tiếp thu kiến thức của sinh viên. Việc tạo ra một

tình huống cụ thể liên quan tới bài học và yêu cầu các sinh viên phải hợp tác làm việc cùng nhau là một ví dụ. Nó là một trong những phương pháp phát huy được tính tích cực học tập của người học. Theo tác giả, phương pháp phát huy tính tích cực học tập của người học được đề xuất ở đây là thúc đẩy sự tham gia trực tiếp, chủ động của sinh viên vào quá trình học tập ngay trên lớp. Nghĩa là thay vì cách tiếp nhận thông tin đơn giản qua nghe và nhìn, sinh việc tiếp nhận thông tin đồng thời tham gia vào việc phân tích thông tin đó. Ngoài việc lắng nghe giảng viên thuyết trình, sinh viên hoàn toàn có thể cùng trao đổi, phản hồi ý kiến của mình về vấn đề với giảng viên, hoặc trao đổi với những sinh viên khác. Tác giả nêu lên một phương pháp cụ thể mà ông thường sử dụng trong lớp học của mình để thúc đẩy sự tham gia tích cực của sinh viên đó là hoạt động hợp tác học tập. Biểu hiện cụ thể của hoạt động này là tạo điều kiện cho sự tương tác giữa các sinh viên với nhau trong quá trình học và tiếp nhận các tài liệu bằng cách hình thành các nhóm sinh viên làm việc cùng nhau, giảng viên thường xuyên đặt các câu hỏi về vấn đề, và cho phép các nhóm thảo luận trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ chỉ định ngẫu nhiên nhóm trình bày. Tác giả chỉ ra những tác động rất tích cực của phương pháp làm việc cùng nhau này:

- Tăng sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên. - Tăng sự tương tác giữa các sinh viên với nhau. - Cải thiện kết quả học tập.

- Phát triển các kỹ năng giao tiếp. - Tăng hiệu quả làm việc nhóm.

Tác giả củng chỉ ra một số nguyên nhân khiến cho phương pháp này đem lại hiệu quả cao:

- Khi làm việc độc lập, các cá nhân có thể cảm thấy mệt mỏi và từ bỏ công việc, ngược lại khi làm việc trong nhóm, các thành viên trong nhóm luôn có xu hướng làm tiếp công việc do có sự hợp tác, phân công và giúp đỡ lẫn nhau. - Khi làm việc theo nhóm, các cá nhân giảm sự lo lắng, sợ hãi hơn khi bày tỏ ý kiến, trả lời câu hỏi của mình hơn là việc một mình cá nhân đó trực tiếp đối mặt với giảng viên và trước cả lớp.

- Cá nhân cũng có nhiều chọn lọc, thu thập được nhiều phướng án để giải quyết vấn đề từ ý kiến của các thành viên khác trong nhóm.

Có rất nhiều các nghiên cứu tại Việt Nam đi theo hướng tìm hiểu các phương pháp thúc đẩy tính học tập tích cực của học sinh, sinh viên được thực hiện, phần lớn là các nghiên cứu về giáo dục học và tâm lý học :

Nghiên cứu “Phát huy tính tích cực của sinh viên trong dạy – học học phần Đại số tuyến tính theo chương trình Cao đẳng Sư phạm mới” của Th.s Nguyễn Thiết – trường Cao Đẳng Sư phạm Kon Tum đã phân tích phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của sinh viên. Theo tác giả phương pháp dạy học tích cực ở đây phải hướng tới mục tiêu phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Một số phương pháp dạy học tích cực được đề cập đến như: dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của sinh viên (đặt sinh viên vào những tình huống có vấn đề hoặc tự đặt vấn đề theo cách nghĩ của mình và tự giải quyết. Theo cách này sinh viên không chỉ nắm được kiến thức mà còn học được phương pháp tự tạo ra kiến thức, phát huy được tiềm năng sáng tạo của họ); dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác; kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

Đề tài: “Phát huy tính tích cực nhận thức của người học” do GS.TSKH Thái Duy Tiên thực hiện đã đề cập tới phương pháp dạy học tích cực để phát huy tính tích cực nhận thức của người học. Tác giả đã đưa ra một số phương pháp dạy học tích cực đối với người dạy như: cung cấp kiến thức cơ bản có chọn lọc, thúc đẩy sinh viên tự học, kết hợp với học tập tập thể (theo nhóm, tổ), sơ đồ hóa và mô hình hóa cấu trúc bài học giúp học sinh dễ nhớ và vận dụng.

Th.s Lê Thị Xuân Liên với đề tài “Phát huy tính tích cực của học sinh – sinh viên trong dạy toán ở trường Cao đẳng Sư phạm” tập trung phân tích các biểu hiện của tính tích cực học tập và các phương pháp dạy học nhằm thúc đẩy tính tích cực học tập của học sinh, sinh viên. Theo tác giả, có thể chia các hình thức biểu hiện tính tích cực học tập của học sinh, sinh viên thành hai nhóm cơ bản: nhóm thứ nhất là những biểu hiện về mặt tâm lý bao gồm: sự chú ý, sự nỗ lực của ý trí, tính tự giáo, tính độc lập tư duy, tính chủ động, tính sáng tạo. Nhóm thứ hai là các yếu tố liên quan tới hành vi của người học gồm có: hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tâp, giơ tay phát biểu ý kiến, bổ sung các câu trả lời của bạn, ghi chép bài cẩn thận, đầy đủ, cử chỉ khẩn trương khi thực hiện các hành động tư duy. Tác giả vận dụng hai phương pháp dạy học tích cực mà hai nhà nghiên cứu P.I.Picatxixtưi và B.I.Côrôtiatiev đã đề cập đến : thứ nhất là phương pháp tái hiện kiến thức (định hướng đến hoạt động tái tạo, được xây dựng trên cơ sở học sinh, sinh viên lĩnh hội các tiêu chuẩn, hình mẫu có sẵn); thứ hai là tìm kiếm kiến thức (định hướng tới hoạt động cải tạo tích cực, dẫn đến việc phát minh ra kiến thức và kinh nghiệm hoạt động). Theo tác giả thì đây là hai phương pháp dạy học nếu kết hợp nhuần nhuyễn sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc tích cực hóa quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

Xu hướng thứ hai trong các nghiên cứu về tính tích cực học tập là: phân tích các yếu tố tác động tới tính tích cực học tập của học sinh, sinh viên.

Các nghiên cứu trong nước xem xét các yếu tố tác động tới tính tích cực học tập và chia ra thành hai nhóm cơ bản: nhóm thứ nhất là các yếu tố thuộc về bản thân người học (hay các yếu tố về dân số học của người học ), nhóm yếu tố thứ hai là các yếu tố khách quan tác động lên tính tích cực học tập của học sinh, sinh viên.

Đề tài “Nhận thức, thái độ và thực hành của sinh viên với phương pháp học tích cực” của PGS.TS Nguyễn Qu‎ý Thanh đã phân tích các yếu tố quy định nhận thức và thực hành của sinh viên đối với phương pháp học tập tích cực. Trong đó, tác giả đưa ra năm yếu tố có ảnh hướng tới nhận thức về phương pháp học tập tích cực của sinh viên là: yếu tố giới tính, điểm trung bình học tập kỳ gần nhất, phương pháp thuyết trình kết hợp đọc sinh viên ghi và khả năng đáp ứng của tài liệu; các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hành tích cực bao gồm: ngành học, cách chọn ngành học, vị trí ngồi trong lớp, tính cách, phương pháp giảng dạy của giảng viên, trạng thái xúc cảm của người học. Trong các yếu tố tác giả đưa ra, có sự tổng hợp của cả các yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân của người học và các yếu tố khách quan bên ngoài.

Đề tài “Phát huy tính tích cực nhận thức của người học” của GS.TSKH Thái Duy Tiên – Viện Khoa học Giáo dục phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới tính tích cực nhận thức của người học, cũng bao gồm nhóm yếu tố bên trong người học: đặc điểm hoạt động trí tuệ (khả năng tái hiện, ghi nhớ, sáng tạo), trạng thái tâm lý (hứng thú, xúc cảm, chú ý, nhu cầu, động cơ, ý chí…), tình trạng sức khỏe; và nhóm yếu tố bên ngoài người học như: điều kiện vật chất, tinh thần (thời gian, tiền của. không khí đạo đức), môi trường tự nhiên

và xã hội, chất lượng dạy học (nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức kiểm tra đánh giá), điều kiện gia đình.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lê Vân Dung “ Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn toán và Tiếng Việt của học sinh lớp năm” cũng chỉ ra các yếu tố từ phía người học như : hứng thú học, thái độ học, ý thức học tập môn Toán và các yếu tố từ phía bên ngoài người học như: sự quan tâm của gia đình, điều kiện học tập, phương pháp giảng dạy của giáo viên.

Tôi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu các yếu tố tác động tới tính tích cực học tập của sinh viên cao học” nhằm mục đích tiếp tục đi theo hướng nghiên cứu về các yếu tố tác động tới tính tích cực học tập của nhóm đối tượng học viên cao học để có được các nhìn tổng quan và khái quát nhất về chất lượng dạy và học Đại học cũng như sau Đại học tại Việt Nam hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC.

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của học viên cao học, tác động của các yếu tố cá nhân và các yếu tố môi trường đào tạo (Nghiên cứu trường hợp tại ĐHKHXH&NV, ĐHKHTN - ĐHQG (Trang 31)