Mô hình hồi quy thứ năm

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của học viên cao học, tác động của các yếu tố cá nhân và các yếu tố môi trường đào tạo (Nghiên cứu trường hợp tại ĐHKHXH&NV, ĐHKHTN - ĐHQG (Trang 85)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.5Mô hình hồi quy thứ năm

Các biến được đưa thêm vào mô hình hồi quy thứ năm gồm có: trang thiết bị, máy móc phục vụ học tập và giảng dạy; bầu không khí học tập và mục đích theo học cao học. Khả năng giải thích của mô hình về thực hành học tập tích cực của học viên cao học cũng tăng lên, cụ thể: R bình phương=15,6; nghĩa là mô hình này có khả năng giải thích được 15,6% về thực hành học tập tích cực của học viên cao học, tăng rất ít so với mô hình thứ tư. Tuy nhiên chúng tôi không tìm thấy một sự tác động nào từ các biến độc lập mới được đưa vào mô hình. Theo giả thuyết ban đầu của chúng tôi thì điều kiện, trang thiết bị học tập là yếu tố thuộc môi trường đào tạo sẽ có tác động thúc đẩy tính tích cực của người học; lớp học có bầu không khí học tập sôi nổi cũng sẽ làm tăng mức độ thực hiện các dạng hành vi học tập tích cực của người học; những học viên có mục đích theo học cao học là để nâng cao trình độ, phục vụ công việc có tính tích cực học tập ca hơn những học viên học tập để có thêm bằng cấp hoặc đi học theo phong trào. Nhưng những giả thuyết này cũng chưa được khẳng định. Nghĩa là các điều kiện phục vụ dạy và học; bầu không khí học tập và mục đích theo học cao học của học viên không có tác động tới thực hành học tập tích cực của họ. Tuy nhiên mô hình thứ năm này là mô hình có khả năng giải thích tốt nhất về thực hành học tập tích cực học tập tích cực của học viên cao học trong nghiên cứu của chúng tôi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN:

Nghiên cứu của chúng tôi về tác động của các yếu tố cá nhân người học và các yếu tố thuộc môi trường đào tạo tới tính tích cực học tập của học viên cao học đã thu được những kết quả như sau:

Thứ nhất, về chỉ số thực hành học tập tích cực của đối tượng học viên cao học đạt 56 điểm phần trăm, dao động từ 20 tới 100 điểm phần trăm, thấp hơn so với chỉ số này ở đối tượng sinh viên Đại học trong các nghiên cứu trước đây về tính tích cực học tập của sinh viên. Như vậy có thể nói học viên cao học có mức độ thực hành học tập tích cực ở mức độ trung bình. Trong các dạng hành vi học tập tích cực: thì ghi bài theo cách hiểu là dạng hành vi có tỷ lệ được thực hiện cao nhất (93,2%), điều đó chứng tỏ phần lớn đối tượng học viên cao học đã lựa chọn cho mình một phương pháp ghi nhớ, lưu giữ kiến thức và học tập có hiệu quả, có sự kết hợp của nhiều hoạt động tư duy, phù hợp với trình độ nhận thức của họ.

Thứ hai, chúng tôi tiến hành thực hiện kiểm định Anova để phân tích mối liên hệ giữa yếu tố ngành học và chỉ số thực hành học tập tích cực. Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học viên thuộc các nhóm ngành học khác nhau trong việc thực hành các hành vi học tập tích cực. Học viên hai ngành: khoa học xã hội và nhân văn và khoa học tự nhiên là hai đối tượng có chỉ số thực hành học tập cao. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân chính là: đặc thù ngành học và các quy định về nội dung, quy chế thuộc môi trường đào tạo.

Thứ ba, khi xem xét mối liên hệ giữa các yếu tố về đặc điểm nhân khẩu học của người học và các dạng hành vi học tập chúng tôi nhận thấy:

Đối với dạng hành vi học tập tích cực: yếu tố giới tính, tình trạng hôn nhân, vị trí chỗ ngồi, nơi cư trú hiện nay và ngành học là những yếu tố có mối

liên hệ với nhiều dạng hành vi học tập tích cực. Ví dụ: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ học viên trong việc thực hiện hành vi thường đặt câu hỏi với giảng viên khi chưa hiểu bài, nam học viên có tỷ lệ thực hiện hành vi này cao hơn nữ học viên; những học viên ngồi ỏ vị trí một phần ba đầu lớp có tỷ lệ thường xuyên tranh luận với giảng viên về bài học cao nhất, sau đó tới những học viên ngồi ở vị trí giữa, nhóm học viên ngồi ở vị trí cuối lớp thực hiện hành vi này ít nhất; học viên hiện tại đang thuê trọ có tỷ lệ hoàn thành đầy đủ, đúng hạn các bài tập giảng viên giao về nhà cao nhất, sau đó đến học viên sống tại nhà mình, nhóm học viên ở kí túc xá có tỷ lệ thực hiện hành vi này thấp nhất; học viên chưa kết hôn có tỷ lệ thực hiện hành vi thường đặt câu hỏi với giảng viên khi chưa hiểu bài cao gấp đôi học viên đã kết hôn.

Đối với dạng hành vi thụ động và hành vi phản học tập, vẫn có mối liên hệ với các yếu tố: giới, tình trạng hôn nhân và chúng tôi tìm thấy thêm mối tương quan với yếu tố ngành học. Cụ thể là: nam học viên thường xuyên đi học muộn hơn nữ học viên; đối tượng học viên đã kết hôn có tỷ lệ nghỉ học nhiều hơn đối tượng học viên chưa kết hôn; học viên ngành khoa học tự nhiên có tỷ lệ không tập trung nghe giảng thấp nhất, mức độ thực hiện hành vi này cao nhất là học viên ngành kỹ thuật; học viên ngành kỹ thuật cũng có tỷ lệ không đóng góp ý kiến xây dựng bài cao gấp đôi học viên ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; nam học viên thực hiện hành vi “có ít nhất một lần sử dụng tài liệu khi chưa được phép” cao hơn nữ học viên.

Thứ tư, chúng tôi tiến hành xây dựng năm mô hình hồi quy để xem xét sự tác động của các yếu tố cá nhân người học và các yếu tố môi trường đào tạo tới tính tích cực học tập của học viên cao học, kết quả thu được:

Có bốn yếu tố tác động tới chỉ số thực hành học tập tích cực của người học là: ngành học, nhóm nghề nghiệp, mức độ điểm danh của giảng viên và sĩ

số lớp. Trong đó có hai biến thuộc đặc điểm cá nhân của người học là: ngành học, nhóm nghề nghiệp và hai biến thuộc môi trường đào tạo là: mức độ điểm danh và sĩ số. Phân tích thống kê cho thấy, ngành học có tác động mạnh tới thực hành học tập tích cực của người học: -học viên ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn có tính tích cực học tập cao hơn học viên các ngành khác(kỹ thuật, kình tế). Điều này chúng tôi đã lý giải dưới góc độ đặc thù ngành học và nội quy, quy chế đào tạo. Nhóm nghề nghiệp cũng là một yếu tố tác động tới chỉ số thực hành học tập tích cực của học viên cao học, cụ thể là: học viên làm việc trong lĩnh vực kinh tế thương mại và quản lý có chỉ số thực hành học tập tích cực cao hơn học viên làm việc trong các nhóm nghề nghiệp khác. Chúng tôi đã lý giải điều này dưới góc độ đặc thù về nghề nghiệp, phong cách làm việc và sự cần thiết cho công việc của việc theo học cao học. Yếu tố mức độ điểm danh của giảng viên cũng có tác động tới chỉ số thực hành học tập tích cực của học viên cao học: nếu giảng viên thường xuyên điểm danh thì chỉ số thực hành học tập tích cực của người học sẽ tăng lên 0.5 điểm phần trăm so với những lớp mà giảng viên thỉnh thoảng điểm danh hoặc không bao giờ điểm danh. Điều này có thể lý giải dưới góc độ quyền lợi của người học và ý thức tổ chức kỳ luật của họ, việc một số giảng viên xiết chặt điểm danh dưới nhiều hình thức, kèm theo các mức thưởng, phạt tương ứng với hành vi của người thực hiện đã hạn chế được phần lớn hiện tượng nghỉ học, đi học muộn, bỏ về giữa giờ học. Tuy nhiên việc điểm danh trong một số trường hợp đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực như: đi điểm danh hộ, đi học hộ. Sĩ số lớp ảnh hướng tới tâm trạng, bầu không khí học tập của học viên cao học: Lớp học có quy mô lớp học nhỏ, không khí lớp kém sôi nổi, rời rạc trong các bài tập nhóm, thảo luận nhóm.

Một số yếu tố khác chúng tôi đưa vào mô hình như: vị trí chỗ ngồi, phương pháp giảng dạy của giảng viên, điều kiện giảng dạy và học tập, mục

đích theo học cao học, tình trạng hôn nhân, tuổi, nơi cư trú trước khi học cao học và nơi cư trú hiện nay đều không có ý nghĩa thống kê. Do đó giả thuyết về tác động của những yếu tố này tới thực hành học tập tích cực của học viên cao học đã không được khẳng định.

KHUYẾN NGHỊ

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã có, chúng tôi đã phần nào khái quát được một bức tranh về thực trạng tình hình học tập của học viên cao học hiện nay, những biểu hiện về hành vi học tập mang tính tích cực và hành vi thụ động, phản học tập; đồng thời cũng đã chỉ ra được một số yếu tố có tác động tới tính tích cực học tập của học viên cao học. Từ đó chúng tôi xin đưa ra một vài khuyến nghị và giải pháp nhằm phát huy và thúc đẩy các dạng hành vi học tập tích cực và giảm thiểu, hạn chế các dạng hành vi thụ động và phản học tập của học viên cao học như sau:

Thứ nhất cần nâng cao nhận thức về học tập tích cực cho học viên cao học:

Nâng cao nhận thức là một giải pháp quan trọng đầu tiên đối với người học vì nguyên nhân dẫn đến những hành vi học tập không tích cực phần lớn đều xuất phát từ ý thức, tinh thần, thái độ học tập của người học: cần hướng cho học viên cao học tới một phương pháp học tập có tính định hướng, có mục đích rõ ràng, giúp họ có thể lên kế hoạch cụ thể cho việc học tập và hiểu hết được ý nghĩa, kết quả của việc học tập tích cực. Nếu ngay từ đầu người học ý thức được lợi ích của việc học tập nghiêm túc, tích cực đối với cuộc sống, công việc, nghề nghiệp của mình và xác định mục đích học tập chủ yếu là nâng cao trình độ, trang bị thêm tri thức, phục vụ cho cuộc sống thì hiệu quả của việc học tập sẽ được nâng lên rõ rệt. Do đó định hướng cho người học là việc làm thiết thực và có ý nghĩa.

Đồng thời với việc giúp người học ý thức được lợi ích của việc học tâp tích cực cũng cần giúp họ thấy được những hệ quả không đáng có của việc đi học chỉ để lấy bằng cấp, học theo phong trào, học không có mục đích rõ ràng. Ở một phạm vi rộng điều đó làm ảnh hưởng tới chất lượng và truyền thống học tập của cả một quốc gia, một dân tộc; ở phạm vi hẹp hơn nó làm thiệt hại về mặt kinh tế, công sức, thời gian cho người học mà không thu về kết quả gì.

Thứ hai, cần tập củng cổ hơn nữa nội quy, quy chế đào tạo tại các cơ sở đào tạo:

Để kích thích tinh thần học tập của người học và hạn chế những biểu hiện, những hành vi học tập không tích cực thì xiết chặt nội quy, quy chế đào tạo là một giải pháp hữu hiệu. Việc làm này cần được tiến hành từ chính các cơ sở đào tạo đến các giảng viên trực tiếp tiếp xúc và giảng dạy học viên cao học: các quy chế, quy định về thời gian học, hình thức học; hình thức thi; hình thức đánh giá; hình thức cho điểm; nội quy lớp học cần phải rõ ràng và đầy đủ. Chằng hạn: cần phải có một lịch học cụ thể và ổn định để người học có thể sắp xếp thời gian hợp lý giữa đi học và đi làm, tránh tình trạng lịch học thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho các học viên ở xa khi không kịp bố trí công việc dẫn đến hiện tượng nghỉ học, bỏ học, đi học muộn. Đối với hình thức thi cử, nên tăng cường những hình thức thi kích thích được tính chủ động, sáng tạo và tích cực của học viên cao học như: thi trắc nghiệm, thi vấn đáp, thi tự luận thay thế cho hình thức thi viết truyền thống dễ làm cho người học rơi vào tình trạng học tập thụ động, lười tu duy sáng tạo. Đối với hình thức cho điểm: nên khuyến khích người học bằng cách cộng điểm cho những người chăm chỉ học tập, phát biểu xây dựng bài, thường xuyên trao đổi với giảng viên và bạn bè về bài học, ngược lại trừ điểm những học viên có hành vi học tập thụ động hoặc phản học tập như: quay cóp, nghỉ học, làm việc riêng…; việc cho cho điểm nên công khai, nhanh chóng để học viên sớm nắm

được kết quả học tập của mình và có kế hoạch học tập tiếp theo. Nội quy lớp học là một yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới ý thức, tinh thần, thái độ học tập của người học do đó giảng viên và cán bộ lớp nên tăng cường và xiết chặt các quy chế, quy định học tập và rèn luyện; cụ thể: giảng viên nên điểm danh thường xuyên để nắm được sĩ số lớp để quản lý chặt chẽ hơn các hành vi học tập của học viên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2002), Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI – kinh nghiệm của quốc gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo cáo tổng kết của Vụ Đại học và sau Đại học năm học 2006-2007 của các trường Đại học, Cao đẳng.

3. Đỗ Minh Cương – Nguyễn Thị Doan (2003), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục Đại học Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Đỗ Thị Coỏng (2003), Nâng cao tính tự giác tích cực trong hoạt

động học tập của sinh viên, Tạp chí tâm lý học, số 3, tr 60.

5. Đổ Thị Coỏng (2004), Nghiên cứu tính tích cực học tập môn tâm lí học của sinh viên đại học sư phạm Hải Phòng, Luận án Tiến Sỹ Tâm lí học, Hà Nội.

6. Đổ Thị Coỏng (2003): Tính tích cực học tập và vấn đề tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên, Tạp chí tâm lý học, số 6, tr 58-61. 7. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (1998), Xã hội học, Nxb Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

8. Bùi Quang Dũng (2004), Nhập môn Lịch sử xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Huỳnh Trọng Dương (2005), Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh phổ thông trong dạy học vật lí, Tạp chí giáo dục, số 121, tr32-35.

10.Trần Thị Minh Giang (2004), Nghịch lý Lapie và tính tích cực trong học tập của sinh viên, Khóa luận Xã hội học.

11.Đỗ Minh Hưng (2005), Tác động tích cực vào quá trình nghe để nâng cao kỹ năng nghe – hiểu Tiếng anh cho sinh viên, Tạp chí Giáo dục, số 108, tr.38-40.

12. Cấn Thị Thanh Hương (2005), Đổi mới phương pháp dạy học ở Đại học Quốc gia Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên của Đại học Quốc gia, tr,10-15, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

13.Bùi Thị Hường (2005) Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy học giải các bài toán có lời văn ở phổ thông,

Tạp chí Giáo dục, số 127, tr37-38.

14.Nguyễn Ngọc Hợi (2003), Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, Tạp chí Giáo dục, số 49, tr.39-40.

15. Lê Ngọc Hùng (2009), Lịch sử và lý thuyết Xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

16. Đào Lan Hương (2000), Nghiên cứu sự tự đánh giá thái độ học tập môn toán của sinh viên Cao đẳng sư phạm Hà Nội, Luận án Tiến Sỹ

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập của học viên cao học, tác động của các yếu tố cá nhân và các yếu tố môi trường đào tạo (Nghiên cứu trường hợp tại ĐHKHXH&NV, ĐHKHTN - ĐHQG (Trang 85)