Kiến nghị NHNo&PTNT Việt Nam.

Một phần của tài liệu Mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn (Trang 52)

- Slogan: Mang phồn vịnh đến với khách hàng

3.3.3.Kiến nghị NHNo&PTNT Việt Nam.

ỈNH BẮC KẠN

3.3.3.Kiến nghị NHNo&PTNT Việt Nam.

Cần tạo điều kiện để các chi nhánh được chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh theo hướng nâng cao quyền tự chủ, phân rõ trách nhiệm, phù hợp với từng quy mô và đặc điểm chi nhánh, có cơ chế tổ chức, cơ chế điều hành vốn hoặc hỗ trợ vốn cho các dự án đầu tư lớn để phát huy vai trò của cơ sở.

NHNo&PTNT Việt Nam nên sớm trang bị công nghệ hiện đại, các phần mềm ứng dụng tiên tiến như trang bị cổng SWIFT, phát triển hoàn thiện mạng I PCAS II, nền tảng cho sự đổi mới công nghệ tin học Ngân hàng, khai thác tốt dịch vụ Home banking… phục vụ công tác thanh toán quốc tế thuận lợi, nhanh chóng và tăng sức cạnh tranh trên thương trường.

Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý vì nhân tôc này tác động mạnh đến công tác huy động vốn của Ngân hàng. Do đó, cần xử lý theo hướng: theo cơ chế cạnh tranh linh hoạt, quy định lãi suất điều hoà vốn cho chi nhánh được quyền quy định lãi suất trên địa bàn. Chi nhánh sẽ áp dụng một mức lãi suất đảm bảo tính cạnh tranh với các Ngân hàng khác, để có thể hấp dẫn người gửi không chỉ ở tính sinh lời mà còn ở tính đa dạng trong phương thức trả lãi.’

xét đến lãi suất sử dụng vốn, để quy định lãi suất huy động vốn và đảm bảo kinh doanh có lãi. Ngoài ra, đưa ra mức lãi suất hợp lí giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn trung và dài hạn, mục đích là bảo đảm lợi ích của người gửi tiền và khuyến khích mọi người gửi tiền với kỳ hạn dài hơn, nhưng không đơn giản là tăng lãi suất vì như vậy các doanh nghiệp sẽ không chấp nhận. Mặt khác, lãi suất tiền gửi cao họ sẽ không đầu tư vào các phương án kinh doanh mà chuyển sang gửi tiền vào Ngân hàng lấy lãi. Do đó, NHNo&PTNT Việt Nam cần phải tính toán cân đối, hợp lý giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất trung và dài hạn.

Luôn luôn đổi mới, đa dạng hoá hình thức huy động vốn tại các chi nhánh, tạo ra nhiều sản phẩm thích hợp với mọi đối tượng khách hàng. Sớm thực hiện hình thức gửi tiền tiết kiệm ở một nơi lấy ra ở nhiều nơi, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, kỳ phiếu có thưởng… để thu hút khách hàng với những sản phẩm mới đa dạng và tiện ích hơn. Đưa ra các đợt vận động để các tổ chức kinh tế và dân cư mở tài khoản cá nhân ở Ngân hàng, phát hành séc thanh toán và thẻ thanh toán, tạo thói quen mới, tiến bộ để hạn chế sử dụng tiền mặt.

Có chiến lược dài hạn trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với cán bộ nhân viên, nhất là cán bộ lãnh đạo ở các huyện, phòng giao dịch ở. Bởi trên thực tiễn, hiệu quả sức cạnh tranh của một ngân hàng luôn là bản chất tiềm tàng trong mỗi cán bộ nhân viêncủa ngân hàng đó, nên đi đôi với việc sắp xếp, bố trí lao động sao cho hợp lý, cần mạnh dạn giao việc cho cán bộ trẻ, có năng lực và trình độ, có phẩm chất tốt để rèn luyện và thử thách. Trên cơ sở đó, đề bạt vào các cương vị nặng nề hơn. Do đó, các Ngân hàng cần phải hết sức quan tâm đến vấn đề cán bộ trong chiến lược kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn (Trang 52)