- Slogan: Mang phồn vịnh đến với khách hàng
2009 so với 2008 2010 so vớ
Số tiền %tăn g (giảm )
Số tiền %tăng (giảm)
Doanh thu 131.194 114.217 175.889 -16.977 -12,9 61.672 54
Chi phí 106.645 87.740 144.738 -18.905 -17,7 56.998 65
Lợi nhuận
trước thuế 24.549 26.477 31.151 1.928 7,9 4.674 17,7
(Nguồn số liệu từ báo cáo tài chính qua các năm của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Kạn)
Qua số liệu kết quả kinh doanh ở bảng trên ta thấy: Năm 2009 so với năm 2008 doanh thu giảm là 16.977 triệu đồng, chi phí giảm 18.905 triệu đồng. Nguyên nhân do sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008 dẫn đến sự biến động về giá cả thị trường chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nên đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và dân cư, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên năm 2010 hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng về doanh thu và chi phí so với năm 2009 cụ thế doanh thu tăng 61.672 triệu đồng, chi phí tăng 56.998 triệu đống, nguyên nhân là do chi nhánh mở thêm 2 chi nhánh cấp 2 trực thuộc nên tổng thu và tổng chi đều tăng cao dẫn đến lợi nhuận có tăng.
2.1.3.4. Công tác kế toán ngân quy
Năm 2008
Giao dịch thanh toán chứng từ điện tử số lượng 49.301 bút toán với số tiền là 7.091 tỷ đồng.
Giao dịch thanh toán chứng từ số lượng 87.859 bút toán với số tiền là 3.812 tỷ đồng
Quản lý 16.774 thẻ tiết kiệm dân cư
Tổng thu tiền mặt 4.075 tỷ đồng, tổng chi tiền mặt 4.445 tỷ đồng. Năm 2009
Tổng thu tiền mặt 5.641,3 tỷ đống với 169.905 bút toán Tổng chi tiền mặt 5.641,5 tỷ đồng với 120.022 bút toán
Giao dịch thanh toán chứng từ điện tử số lượng 146.067 bút toán với số tiền là 12.435 tỷ đồng
Quản lý 16.761 thẻ tiết kiệm dân cư với số dư 513.118 triệu đồng Năm 2010
Tài khoản thanh toán cá nhân 13.867 tài khoản, số dư 57.093 triệu đồng Quản lý 20.061 thẻ tiết kiệm dân cư, kỳ phiếu có kỳ hạn với số dư 750.655 triệu đồng
Quản lý 380 sổ tiết kiệm không kỳ hạn số dư 643 triệu đồng
Giao dịch thanh toán chứng từ điện tử số lượng 309.042 bút toán với số tiền là 15.183 tỷ đồng
Giao dịch qua thanh toán Internet, Mobile kết nối PC 15.694 món với số tiền 419.586 triệu đồng.
2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánhTỉnh Bắc Kạn. Tỉnh Bắc Kạn.
Nguồn vốn là hoạt động tiên quyết hoạt động ngân hàng, nó quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoat động khác, khả năng thanh toán chi trả và quyết định năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Thực hiện phương châm “ Đi vay để cho vay” chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn tập trung huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư. Chi nhánh được đặt tại trung tâm của thị xã, trên địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp nên chi nhánh có nhiều thuận lợi để huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp. Dưới đây là số liệu thể hiện quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động.
2.2.1. Phân theo tính chất nguồn vốn huy động.
Bảng 4: Kết cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng theo tính chất nguồn vốn huy động qua các năm:
( Đơn vị: Triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
2009 so với 2008 2010 so với 2009
Số tiền %tăng(giảm) Số tiền % tăng(giảm)
1.Tiền gửi của các
TCKT 120.600 165.000 200.195 44.400 36,8 35.195 21.3
2.Tiền gửi tiết kiệm
của dân cư 393.400 460.000 653.804 66.600 16,9 193.804 42,1
3.Tiền gửi kho bạc 247.700 191.000 127.577 -56.700 -22,9 -63.423 -33,2
4. Phát hành giấy tờ có giá 6.400 53.000 89.130 46.600 728,1 36.130 68,2 5.Tiền gửi TCTD 1.500 1.000 1.492 -500 -33,3 492 49,2 6. Tiền gửi khác 2.000 1.500 3.449 -500 -25 1.949 129,9 Tổng nguồn vốn huy động 771.600 871.500 1.075.647 9.900 12,9 204.100 23,4
Tiền gửi các tổ chức kinh tế
Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, Bắc Kạn là một tỉnh có tiềm năng để phát triển kinh tế như nhiều nhà máy, doanh nghiệp được thành lập. Do vậy, mà khối lượng giao dịch là rất lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một khối lượng tiền đủ lớn trong tài khoản thanh toán để thực hiện thanh toán. Như vậy, ngân hàng sẽ huy động được vốn trên số dư tiền gửi này. Để thu hút được vốn những khách hàng trên, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đã không ngừng đổi mới hoạt động giao dịch sao cho thuận lợi, linh hoạt, đem lại lợi ích cho khách hàng khi giao dịch ngân hàng. Ngoài ra, các khoản tiền gửi này còn giúp cho ngân hàng nắm được tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế. Từ đó ngân hàng đưa ra các quyết định đúng đắn cho từng dự án của mỗi tổ chức kinh tế, giúp ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả. Mặt khác, ở Việt Nam hiện nay tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt ở các ngân hàng còn thấp, do vậy việc tăng tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong tổng nguồn vốn huy động cũng là một cách nhằm tăng tỷ trọng thanh toán này cụ thể qua bảng số liệu sau. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn huy động của chi nhánh, tiền gửi loại này nhằm mục đích thanh toán, sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Cụ thể năm 2009 số tiền gửi này tăng 44.400 triệu đồng so với năm 2008, tướng ứng 36,8 %. Năm 2010 tăng 35.195 tốc độ tăng trưởng 21,3%. Trong tiền gửi của tổ chức kinh tế tại NHNo chi nhánh Bắc Kạn thì tiền của tổ chức kinh tế qua các năm thì ngân hàng đã không ngừng đa dạng hoá các dịch vụ thanh toán, nâng cao công nghệ… để thu hút loại tiền gửi này.
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư của chi nhánh tăng nhanh qua các năm và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thế năm 2009 tăng 66.600 triệu đồng so với năm 2008 và tốc độ tăng trưởng 16,9%. Năm 2010 tăng 193.804 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng tốc độ tăng trưởng là 42,1%. Tiền gửi trong dân cư đa số nhằm để sinh lời từ số tiền nhàn rỗi của mình. Số tiền gửi tiết kiệm dân cư của ngân hàng tăng qua các năm là do ngân hàng đã có những bước điều chỉnh lãi suất hợp lý, đa dạng hóa các hình thức trả lãi, đưa ra nhiều kỳ hạn gửi
tiền cho khách hàng lựa chọn, ngân hàng còn đưa ra các hình thức khuyến mại, tiết kiệm dự thưởng để thu hút vốn nhàn rỗi từ phía dân cư. Song ngân hàng đã mở thêm một số phòng giao dịch trên địa bàn để giao dịch thuận lợi hơn cho khách hàng. Bên cạnh đó có được những kết quả như vậy nời vào sự lãnh đạo linh hoạt của Ban giám đốc, sự nỗ lực của cán bộ trong ngân hàng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường huy động vốn ngày càng gay gắt như hiện nay.
Tiền gửi kho bạc và các tổ chức tín dụng
Tiền gửi này có xu hướng giảm qua các năm cụ thể tiền gửi kho bạc năm 2009 giảm 56.700 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 giảm xuống 63.423 triệu đồng so với năm 2009. Tiền gửi các tổ chức tín dung, năm 2009 giảm 500 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 492 triệu đồng so với năm 2009, nhưng giảm 8 triệu đồng so với năm 2008.
Phát hành giấy tờ có giá
Phát hành giấy tờ có giá có xu hướng tăng cao qua các năm cụ thể năm 2008 huy động được 6.400 triệu đồng, nhưng sang năm 2009 tăng nhanh đến 53.000 triệu đồng tăng 46.600 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng 728,1%. Năm 2010 tăng 36.130 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân nguồn vốn huy động tăng cao vì hình thức này có nhiều tiện ích như được chuyển nhượng quyền sở hữu dưới hình thức cầm cố, mua bán, tặng cho, trao đổi hoặc thừa kế, hoặc người sở hữu giấy tờ có giá cũng có thể làm vật thế chấp.
2.2.2. Cơ cấu huy động vốn
Bảng 5: Cơ cấu huy động vốn
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010