Bước 1: Hướng dẫn quan sát và phân tích vật thể.
thu được từ phương pháp chiếu góc 1 ? HS: Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh.
GV: Em hãy nêu hướng chiếu của hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh theo phương pháp chiếu góc 1?
HS: Hướng chiếu từ trước ta thu được hình chiếu đứng; hướng chiếu từ trên xuống ta thu được hình chiếu bằng; hướng chiếu từ trái ta thu được hình chiếu cạnh
GV: Sau đây cô sẽ hướng dẫn các em thực hành vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể ở hình 3.1. Giá chữ L
GV: Cho HS quan sát mẫu vật chữ L (Hình 3.1 SGK_ trang 15)
Vật thể gồm bao nhiêu khối và là những khối nào?
HS: Trả lời
GV: Nêu kích thước vật mẫu và treo tranh kích thước vật mẫu lên bảng.
GV: Khi chọn hướng nhìn cho vật thể ta phải chú ý chọn hướng đảm bảo thể hiện hình dạng vật thể rõ ràng nhất. Như vậy nên chọn hướng chiếu của vật thể giá chữ L như thế nào?
HS: Trả lời
+ Hình chiếu đứng: Chọn hướng chiếu từ trước (từ phải sang trái)
+ Hình chiếu bằng: Chọn hướng chiếu từ trên
+ Hình chiếu cạnh: Chọn hướng chiếu từ trái
Bước 2: Chọn tỉ lệ (1:1)và bố trí hình chiếu trên bản vẽ kĩ thuật.
Bước 3: Vẽ các hình chiếu vuông góc theo hướng nhìn trực diện.
Bước 4: Kiểm tra sửa chữa, tô đậm
GV: Các em đã chuẩ bị khổ giấy A4 nên trong bài này các em lựa chọn tie lệ 1:1 GV: Các hình chiếu thể hiện kích thước các chiều của vật thể như thế nào?
HS: Trả lời.
(Hình chiếu đứng biểu diễn kích thước chiều cao- chiều dài; Hình chiếu bằng biểu diễn kích thước chiều dài- chiều rộng; Hình chiếu cạnh biểu diễn kích thước chiều cao- chiều rộng)
GV: Vẽ khung bản vẽ lên bảng, yêu cầu HS thảo luận và cử đại diện lên vẽ khung hình chữ nhật bao ngoài các hình chiếu.
GV: Thao tác vẽ ba hình chiếu,vừa thao tác GV vừa đàm thoại với HS để hoàn thành bản vẽ.
Ví dụ khi vẽ hình chiếu đứng GV có thể sử dụng các câu hỏi như sau:
1. Khi nhìn từ trước em thấy vật thể có hình dạng gì? Kích thước như thế nào?
2. Phần nhìn thấy biểu diễn trên hình chiếu đứng bằng nét gì? Phần không nhìn thấy biểu diễn bằng nét gì?
HS: Trả lời các câu hỏi của GV đưa ra và quan sát GV thực hiện vẽ mẫu trên bảng. GV: Sử dụng đàm thoại vẽ các hình chiếu
hình biểu diễn
Bước 5: Ghi kích thước
Bước 6: Hoàn thành khung tên
còn lại của vật thể.
GV: Như vậy cô cùng các em đã vẽ xong hình chiếu vuông góc của vật thể. Bây giờ chúng ta hãy quan sát lại vật thể kiểm tra xem có sai sót hay thiếu chỗ nào không. GV: Hướng dẫn cách tô đậm: Đối với bản vẽ có đường tròn, đường cong thì tô đậm đường tròn, đường cong trước.
Tô theo đường đồng mức: Tô các đường song song với nhau.
GV: Đường ghi kích thước và đường dóng kích thước được vẽ bằng nét gì?
HS: Trả lời
GV: Ghi kích thước mẫu một đưòng bất kì biểu diễn kích thước vật thể. Sau đó gọi HS lên ghi hoàn thiện kích thước.
GV: Chú ý HS khi ghi kích thước lần lượt như sau:
- Ghi kích thước ba chiều chung trước - Ghi kích thước theo kết cấu từng phần - Ghi kích thước các đường trục, đường tâm ở vị trí không đối xứng.
GV: Yêu cầu HS quan sát khung tên hình 3.7 SGK rồi cho biết khung tên thể hiện những gì? Nêu cách vẽ khung tên nhanh và
chính xác ?
GV: Đưa sản phẩm hoàn thiện cho học sinh quan sát.
III. Thực hành Hoạt đông 2: Thực hành
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng thực hành của học sinh.
GV: Tổ chức lớp tiến hành thực hành. Mỗi tổ thực hiện vẽ hình chiếu vuông góc của một vật thể ở hình 3.9 SGK_ trang 21.
Mối HS hoàn thành một sản phẩm theo sự phân công của GV.
GV: Quan sát quá trình thực hành của HS, uốn nắn, điều chỉnh các hoạt động để đạt được kết quả tốt.
Hoạt động 3: Kết thúc, đánh giá kết quả bài học
GV: Yêu cầu HS ngừng vẽ và thu bài của HS đã làm
GV nhân xét cụ thể giờ học về: sự chuẩn bị của HS, thao tác thực hành của HS.
GV yêu cầu HS thu dọn dụng cụ, nhận xét tinh thần học tập của lớp.