Trong một giờ học cụ thể, để hình thành và phát triển năng lực quan sát cho HS, GV cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau:
- Sử dụng phương pháp dạy học trực quan trong dạy học.
- Sử dụng tốt kênh hình trong dạy học để phát triển óc quan sát cho HS - Xây dựng bài giảng áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học
- Sử dụng phương pháp quan sát để phát triển óc quan sát cho HS hướng các em vào một nhiệm vụ nhất định khi quan sát, không vội vàng kết luận khi chưa đầy đủ các dữ kiện.
Không phải tất cả các nội dung kiến thức đều có thể trực quan để HS quan sát. Tuỳ thuộc vào mục tiêu kiến thức, GV lựa chọn phương pháp dạy học nào để cho hiệu quả dạy học là tối ưu. Nếu được quan sát một cách khoa học, HS sẽ hình thành được các biểu tượng, khái niệm cụ thể về đối tượng, phát triển năng lực chú ý, hứng thú, óc tò mò khoa học, phát triển được tư duy và nâng cao tính tự lực, tích cực chủ động đồng thời tạo điều kiện cho HS liên hệ bài học với thực tiễn.
Khi tiến hành cho HS quan sát cần thực hiện các bước như sau: Bước 1: Xác định rõ mục đích quan sát
Bước 2: Lựa chọn đối tượng quan sát
Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát
Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát
Ví dụ: Khi dạy học về nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì, GV có thể sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với phương pháp trực quan để hướng dẫn HS quan sát. Cách thức tiến hành dạy học theo phương pháp quan sát như sau:
- Nhận biết được cấu tạo của động cơ điêzen (động cơ xăng) 4 kì, hình thành những khái niệm ban đầu về các thuật ngữ, cấu tạo, công dụng của các hệ thống.
- Nhận ra được mối quan hệ giữa các cơ cấu và hệ thống khi quan sát trên mô hình.
- Hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì và ứng dụng của nó trong thực tế.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, cách sửa chữa bảo dưỡng một số chi tiết trong động cơ đốt trong.
Bước 2: Lựa chọn đối tưọng quan sát
Khi dạy học bài này GV có thể lựa chọn các đối tượng như: - Sử dụng sơ đồ chu trình làm việc của động cơ 4 kì
- Mô hình tĩnh hoặc mô hình động - Vật thật
Trong các đối tượng này, tuỳ thuộc vào cơ sở vật chất hiện có của nhà trường mà GV có thể lựa chọn sao cho phù hợp, nên lựa chọn đối tượng để HS dễ quan sát, dễ hiểu. Có thể sử dụng kết hợp các đối tượng như sử dụng tranh vẽ để giảng về cấu tạo của động cơ sau đó sử dụng mô hình động để hướng dẫn HS quan sát nhận dạng các hệ thống cơ cấu.
Bước 3: Tổ chức hướng dẫn HS quan sát
Khi dạy học bài này lúc cho HS quan sát tranh vẽ thì GV hướng dẫn toàn lớp quan sát. Khi hướng dẫn HS quan sát mô hình GV nên chia lớp học thành các nhóm HS để HS quan sát và thảo luận theo nhóm. GV hướng dẫn HS quan sát mô hình bằng cách đưa ra các câu hỏi định hướng quan sát.
Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát. Học sinh quan sát mô hình và trả lời các câu hỏi như:
1. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền bao gòm những chi tiết nào? Chỉ rõ từng chi tiết?
2. Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ trên bao gồm những chi tiết nào?
3. Cơ cấu phân phối khí bao gồm những chi tiết nào?
4. Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ, hoạt động của các hệ thống trong quá trình đó?