Giáo án 1: Bài thực hành

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đại học sư phạm Năng lực kĩ thuật và biện pháp nâng cao năng lực kĩ thuật cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 11 (Trang 55)

b. Hướng dẫn học sinh thảo luận kĩ thuật:

2.3.1. Giáo án 1: Bài thực hành

Bài 3: Thực hành: VẼ CÁC HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ĐƠN GIẢN Nhận xét:

- Đây là bài thực hành đầu tiên của chương trình Công nghệ 11. Do vậy nó mang tính định hướng cao cho học sinh về một qui trình thực hành nói chung của môn học.

- Bài thực hành này tiến hành trong 1 tiết tại lớp học, dụng cụ thực hành đơn giản. Qua bài này nhằm rèn luyện kĩ năng vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản và cách trình bày bản vẽ theo tiêu chuẩn kĩ thuật.

- Qua bài thực hành này nhằm củng cố kiến thức lí thuyết đã học ở hai bài trước nên học sinh cần phải nắm chắc kiến thức lí thuyết.

- Thông qua bài thực hành nhằm phát triển tư duy không gian, tư duy thao tác, phát triển năng lực quan sát ở học sinh.

- Bài học này theo SGK cấu trúc nội dung bao gồm 5 phần: I. Chuẩn bị

II. Nội dung thực hành III. Các bước tiến hành IV. Các đề bài

V. Đánh giá kết quả thực hành

Với cấu trúc như vậy giúp giáo viên và học sinh dễ dàng định hướng nội dung thực hành giúp học sinh tự cuẩn bị, tự học ở nhà. Tuy nhiên khi dạy học bài này để nhằm hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật cho học sinh, giáo viên có thể lựa chọn phương pháp dạy học, thiết kế bày dạy theo hướng như sau:

Khi tiến hành thiết kế bài dạy này, nội dung của bài sẽ cấu trúc như sau: I. Nội dung, yêu cầu sản phẩm

II. Qui trình lập bản vẽ III. Thực hành

Thiết kế bài dạy nhằm hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật cho học sinh cần xác định rõ mục tiêu đạt được và vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học, trình tự các bước tiến hành để đạt mục tiêu đó. Cụ thể bài soạn như sau:

Bài 3: VẼ CÁC HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ĐƠN GIẢN

Thời lượng: 1 tiết

A. Mục tiêu bài dạy:

Sau khi học xong bài này học sinh sẽ đạt được: 1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ - Củng cố kiến thức về phương pháp chiếu góc một 2. Kĩ năng:

- Vẽ được ba hình chiếu (gồm hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh) của vật thể đơn giản.

- Vận dụng kiến thức về ghi kích thước trên các hình chiếu vuông góc.

- Biết cách bố trí, trình bày các hình chiếu vuông góc sao cho hợp lí và đảm bảo mối liên hệ giữa ba hình chiếu.

3. Phát triển:

- Phát triển tư duy không gian, tư duy thao tác.

- Phát triển năng lực quan sát để chọn hướng quan sát tối ưu. 4. Thái độ:

- Yêu thích môn học

- Tuân thủ theo các qui chuẩn, thực hiện theo qui trình.

B. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên: a. Về nội dung:

- Nghiên cứu kĩ nội dung bài 3 SGK_trang 15

- Đọc tham khảo sách giáo viên, các tài liệu tham khảo có liên quan

b. Về phương tiện dạy học:

- Mẫu vật giá chữ L,tranh vẽ ghi đầy đủ kích thước của vật thể, bản vẽ hoàn chỉnh giá chữ L, bộ dụng cụ vẽ.

2. Chuẩn bị của học sinh: a. Về nội dung:

- Đọc trước nội dung bài 3 b. Về phương tiện:

- Giấy vẽ khổ A4 có kẻ sẵn khung tên, bộ dụng cụ vẽ, bút chì, tẩy…

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đại học sư phạm Năng lực kĩ thuật và biện pháp nâng cao năng lực kĩ thuật cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 11 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w