Vấn đề hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật trong dạy học Công nghệ hiện nay:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đại học sư phạm Năng lực kĩ thuật và biện pháp nâng cao năng lực kĩ thuật cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 11 (Trang 25)

2. Cơ sở thực tiễn:

2.2. Vấn đề hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật trong dạy học Công nghệ hiện nay:

học Công nghệ hiện nay:

Cách mạng khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, yêu cầu con người cần phải có năng lực thực sự để phục vụ lao động và sản xuất. Quá trình học tập ở trung học phổ thông rèn luyện trong nhà trường đã và đang hình thành ở học sinh những năng lực nhất định. Kiến thức môn Công nghệ gắn liền với thực tiễn, học sinh có NLKT sẽ dễ dàng thích ứng hơn với các hoạt động kĩ thuật

trong thực tiễn. Qua thực tế việc dạy và học môn Công nghệ thì vấn đề hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật cho học sinh có một số điểm như sau:

- Học sinh nắm được các kiến thức kĩ thuật còn mơ hồ, còn gặp nhiều khó khăn khi giải các bài toán kĩ thuật. Tư duy không gian của học sinh còn yếu thể hiện ở khả năng đọc bản vẽ, đọc sơ đồ nguyên lí của các cơ cấu hệ thống còn yếu.

- Các giờ thực hành còn mang tính chất quan sát, học sinh chưa được thực hành nhiều, chưa được luyện tập do đó tư duy thao tác kĩ thuật cũng chưa thành thạo. Khi bước vào thực hành học sinh còn lúng túng, thao tác chưa chuẩn xác do vậy cũng chưa phát huy được tính sáng tạo.

- Trong dạy học vẽ kĩ thuật, nếu học sinh có khả năng tưởng tượng thì nội dung kiến thức kĩ thuật được tiến hành tiếp thu rất thuận lợi. Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, khả năng tưởng tượng kĩ thuật của học sinh có chiều hướng phát triển tốt. Tuy nhiên sự tưởng tượng đó cũng chưa thể hiện rõ trong môn học. Do năng lực đọc và phân tích các bản vẽ kĩ thuật còn yếu nên khả năng tưởng tượng chính xác về vật thể đã được thể hiện, biểu diễn trên bản vẽ còn chưa linh hoạt, có nhiều em còn tưởng tượng chưa chính xác.

- Hứng thú kĩ thuật của học sinh chưa thực sự được hình thành trong các giờ học kĩ thuật. Có nhiều học sinh có hứng thú nhưng cũng chỉ trong một phạm vi nhất định. Hiện nay các cuộc thi khéo tay kĩ thuật đã được tổ chức thường xuyên hơn do đó cũng đã thu hút được sự quan tâm của học sinh và cũng từ đó sự khéo tay, sáng tạo của học sinh được thể hiện.

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thông qua quá trình học tập và rèn luyện, học sinh đã hình thành những năng lực nhất định. Để lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp trong tương lai, học sinh phải biết được những năng lực của bản thân. Năng lực kĩ thuật của học sinh được hình thành chủ yếu thông

qua các hoạt động khi học môn Công nghệ trong nhà trường. Có năng lực kĩ thuật, học sinh sẽ định hướng được và hiểu hơn về các lĩnh vực kĩ thuật. Như vậy, hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật góp phần định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật. Vì vậy trong dạy hoc Công nghệ phải chú trọng hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật cho học sinh.

Chương II

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đại học sư phạm Năng lực kĩ thuật và biện pháp nâng cao năng lực kĩ thuật cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 11 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w