Hướng dẫn học sinh tự học kĩ thuật:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đại học sư phạm Năng lực kĩ thuật và biện pháp nâng cao năng lực kĩ thuật cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 11 (Trang 48)

Phương pháp tự học là cách thức cá nhân tự tiến hành, tìm hiểu nghiên cứu để rút ra những nhận xét, tìm ra những kiến thức mới. Trong quá trình hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật, tự học sẽ có vị trí như thế nào?

Hoạt động tự học đóng một vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển năng lực. Vì thông qua tự học giúp học sinh nắm vững kiến thức, nắm vững các vấn đề đã học, bồi dưỡng phương pháp học tập, kĩ năng vận dụng kiến thức. Cũng thông qua hoạt động tự học ý chí tự vươn lên của học sinh được rèn luyện và năng lực hoạt động sáng tạo được phát huy.

Hoạt động tự học không chỉ giúp cá nhân hình thành năng lực cụ thể, thu nhận tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn là phẩm chất cần thiết cho sự hình thành và phát triển lâu dài của con người sống trong thời đại mới. Với sự bùng nổ của tri thức, sự phát triển của khoa học kĩ thuật nhà trường không thể đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của cuộc sống. Vì vậy chỉ có tự học, tự bồi

dưỡng, tự rèn luyện mới có thể trở thành nguồn nhân lực thực sự, có tri thức phục vụ được cho xã hội hiện đại.

Trong quá trình tự học, năng lực nhận thức, năng lực hành động sẽ được bộc lộ, tính tích cực, tự lực của cá nhân và các phẩm chất trí tuệ sẽ được hình thành và phát triển. Cũng thông qua quá trình tự học, tự lực giải quyết các vấn đề mà học sinh có thể tự kiểm tra được mức độ nắm vững kiến thức, tự điều chỉnh được ý thức và phương pháp học tập của mình.

Trong cuốn “ Kỉ yếu hội thảo khoa học đào tạo giáo viên công nghệ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”- Hà Nội 2005, theo Thái Duy Tuyên- giáo sư tiến sĩ khoa học chuyên ngành lí luận dạy học thì hoạt động tự học Công nghệ bao gồm những bước như sau:

Bước 1: Tạo dựng động cơ học tập

Bước 2: Xác định mục đích, nhiệm vụ tự học Bước 3: Xây dự kế hoạch học tập

Bước 4: Lựa chọn tài liệu, hình thức tự học Bước 5: Cách tiếp cận thông tin

Bước 6: Xử lí thông tin

Bước 7: Vận dụng thông tin để giải quyết các vấn đề kĩ thuật Bước 8: Kiểm tra đánh giá

Do đặc điểm môn Công nghệ 11 có đối tượng nghiiên cứu rộng, nội dung phong phú đa dạng, mang tính thực tiễn cao nhưng trong quá trình giảng dạy lại có sự mâu thuẫn với thời gian giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, điều kiện để học sinh trực tiếp tham gia các hoạt động thực tế…

Do vậy trong quá trình học tập, giáo viên phải tìm ra các biện pháp giảng dạy phù hợp, dạy cho học sinh cách học, hướng dẫn học sinh giải quyết các bài toán, vấn đề kĩ thuật.

Để quá trình tự học của học sinh có hiệu quả thì trong quá trình dạy học, giáo viên cần phải xây dựng bài học theo hướng hình thành năng lực tự học, thể hiện ở các vấn đề sau:

1. Xác định mục tiêu của bài học: trang bị kiến thức, kĩ năng, bồi dưỡng năng lực sáng tạo, tự học.

2. Đặc điểm của hoạt động: Coi trọng hoạt động của trò, chú trọng phát huy năng lực chủ động sáng tạo.

3. Chuẩn bị giáo án: Khi soạn giáo án, giáo viên cần chú ý xây dựng cả hoạt động dạy của thầy và hoạt động của trò.

4. Trong quá trình lên lớp: Tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, kết hợp nhiều phương pháp, tổ chức tự học cho học sinh, tạo nhiều cơ hội học tập cho học sinh như đưa ra các câu hỏi,bài tập, tổ chức thảo luận.

5. tiến hành kiểm tra đánh giá: Kiểm tra kiến thức, kĩ năng và năng lực vận dụng tri thức, năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Kết hợp sự đánh giá của giáo viên và sự tự đánh giá của học sinh.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đại học sư phạm Năng lực kĩ thuật và biện pháp nâng cao năng lực kĩ thuật cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 11 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w