Phát triển thành phần năng lực vận dụng kĩ thuật và năng lực thực hành kĩ thuật.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đại học sư phạm Năng lực kĩ thuật và biện pháp nâng cao năng lực kĩ thuật cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 11 (Trang 41)

hành kĩ thuật.

Để phát triển thành phần năng lực vận dụng kĩ thuật và năng lực thực hành kĩ thuật trước hết cần phải trang bị cho HS nắm chắc kiến thức kĩ thuật. Những kiến thức đó được truyền thụ cho HS thông qua các giờ dạy học lí thuyết. Hình thành năng lực thực hành cho HS thông qua các giờ dạy học thực hành. Khi HS được trực tiếp tham gia vào các hoạt động kĩ thuật thì mới hình thành năng lực kĩ thuật thật sự.

Để triển khi dạy học bài thực hành kĩ thuật, giáo viên cần thực hiện theo các bước như:

Bước 1: Xác địng rõ mục tiêu của bài dạy (theo hướng hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật).

Bước 2: Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Bước 3: Soạn giáo án bài thực hành

Bước 4: Triển khai thực hiện bài học thực hành trên lớp Bước 5: Đánh giá rút kinh nghiệm bài dạy

Nội dung cụ thể của các bước như sau:

Năng lực kĩ thuật phải được thể hiệ trong kết quả của hoạt động, khi mục tiêu được đặt ra, cá nhân đi tới mục tiêu đó bằng chính sưc lao động của mình thì được coi là có năng lực kĩ thuật. Bất cứ một hoạt động nào cũng cần phải có mục đích cụ thể, có mục đích sẽ giúp con người biết đi theo con đường hoạt động nào để đạt mục đích nhanh nhất. Ngược lại nếu khi làm một công việc nào mà không có mục đích, không có định hướng thì không thể thành công.

Khi xác định mục tiêu bài học, ngoài mục tiêu chung đã xác định, để xác định mục tiêu cụ thể GV cần lưu ý những vấn đề sau:

- Nên chú ý định hướng HS theo hướng giáo dục kĩ thuật tổng hợp, qua đó phát huy được năng lực của HS và có thể định hướng được con đường học tập trong tương lai của mỗi học sinh.

- Khi xác định rõ mục tiêu của bài, GV cần chú ý phân nhỏ mục tiêu thành các mục tiêu cụ thể rõ ràng định lượng có thể đo và đánh giá được qua các hành động cụ thể.

* Bước 2: Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

+ Chuẩn bị của giáo viên:

Để chuẩn bị cho bài dạy GV cần nghiên cứu thật kĩ nội dung và dự định lựa chọn phương pháp giảng dạy.

- Khi chuẩn bị bài thực hành nào thì GV cần nắm vững những kiến thức liên quan đến nội dung bài học đó bằng các cách khác nhau. Ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên thì GV cần phải đọc thêm các tài liệu tham khảo khác.

- Sử dụng các phương pháp dạy học mới, hiện đại để truyền năng lực kĩ thuật của thầy sang trò.

- Đối với bài thực hành về lắp đặt, lắp ráp, GV nên lắp đặt thử và thực hành trước bài học ở nhà để dự phòng những tình huống có thể xảy ra trong khi thực hành.

- GV cần phải rền luyện để có thao tác thực hành thuần thục - Chuẩn bị dụng cụ thực hành chu đáo.

+ Chuẩn bị của học sinh:

- Hiểu rõ lì lí thưyết của bài thực hành

- Đọc những tài liệu, kiến thức có liên quan đến nội dung bài học. - Đọc trước bài ở nhà, chuẩn bị mẫu báo cáo.

* Bước 3: Soạn giáo án bài thực hành:

Sách giáo khoa Công nghệ 11 hiện nay có nhiều bài thực hành hơn và mang tính ứng dụng thực tiễn nhiều hơn. Sự thay đổi này sẽ bao gồm cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Mặt tích cực thể hiện ở chỗ nếu có đủ điều kiện về mọi mặt (năng lực của giáo viên, trình độ nhận thức của học sinh, cơ sở vật chất, phương tiện trực quan, dụng cụ thực hành…) cùng với phương pháp dạy học thì sẽ phát triển năng lực kĩ thuật cho học sinh. Tuy nhiên nếu không có đủ những yếu tố trên thì không thể chắc chắn rằng bài học thực hành sẽ thành công. nếu không được trực tiếp tham gia thực hiện hoạt động thực hành kĩ thuật thì học sinh sẽ không hình thành được kĩ năng thực hành. Để góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy học thực hành, GV cần có kế hoạch, soạn giáo án phù hợp với từng nội dung bài học. Khi soạn giáo án GV cần chú ý những điểm như:

- Nội dung kiến thức, kĩ năng, thái độ không đòi hỏi ở học sinh quá sâu, mang tính chuyên nghiệp.

- Chú ý rèn luyện năng lực quan sát, năng lực tư duy, tưởng tượng và khả năng thao tác thực hành của học sinh.

- Phát huy năng lực tập thể nhưng cũng cần chú ý tới năng lực của mỗi cá nhân.

* Bước 4: Triển khai bài thực hành trên lớp.

Để thực hiện một bài thực hành trên lớp thường được chia làm ba giai đoạn: - Giai đoạn 1: Giai đoạn hướng dãn ban đầu

- Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hành

- Giai đoạn 3: Giai đoạn kết thúc (đánh giá) kết quả bài thực hành

* Bước 5: Đánh giá rút kinh nghiệm bài dạy

Sau khi thực hiện bài dạy trên lớp, GV tự rút kinh nghiệm cho bản thân qua các tình huống trong giờ học, phát huy những mặt ưu điểm, những nội dung mà học sinh hứng thú và đạt kết quả tốt. Khắc phục những việc chưa làm được.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đại học sư phạm Năng lực kĩ thuật và biện pháp nâng cao năng lực kĩ thuật cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 11 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w