thường đi chơi núi Vệ Linh ở quận Bình Lỗ, ngắm xem phong thuỷ, thấy cảnh trí rất đẹp nên muốn dựng từ am ởđó. Đêm mộng thấy một vị thần mình mặc áo giáp vàng, tay bên tả cầm giáp vàng, tay bên hữu xách cái bảo tháp, theo sau hơn mười người, trạng mạo cổ quái đáng sợ, đến trước bảo rằng:
- Ta là Tỳ Sa Môn Đại Vương, kẻ tuỳ tùng đều là quỷ Dạ Soa cả, Thiên đế có sắc bảo qua ở nước này để phù hộ cho hạ dân, với người có duyên nên mới đến đây nói chuyện.
Sư giật mình tỉnh dậy kinh hãi, nghe trong núi có tiếng hò hét, lòng rất lấy làm ghét. Sáng ngày, Sư vào núi thấy một cây rất to, cành lá rườm rà, lại có mây sắc trùm trên ngọn cây, mới bảo thợ rừng đốn xuống, quả y như trong mộng, liền khắc tượng lập đền.
Năm Thiên Phúc nguyên niên, quân Tống vào cướp, vua nghe đền nay linh ứng, bảo Sưđến đền cầu đảo.
Lúc bấy giờ quân nhà Tống đóng trong làng Tây Kết, hai bên chưa đánh nhau, quân Tống tự nhiên kinh hãi, kéo lui đóng ở sông Chi Giang, lại gặp sóng cả gió to, giao xà nổi dậy, quân đều kinh sợ mà bỏ chạy; Tướng nhà Tống là Quách Quỳ kéo quân trở về Tàu.
Vua lập thêm đền thờ và phụng tự.
Hoặc có kẻ nói các cố lão tương truyền rằng không nhớ vềđời nào, Thiên vương sinh ở một làng kia, lúc còn nằm nôi, trong nước có giặc, vua sai sứ giảđi mộ khắp dân gian xem có ai phá được giặc thì ban cho tước lộc.
Thiên vương dậy hỏi mẹ, mẹ mới bảo rõ ràng như vậy, Thiên vương nói: - Thế thì mẹđem nhiều cơm đến đây cho con ăn.
Chốc lát ăn hết vài đấu cơm. Vài tháng sau, cao lớn hơn mười trượng, tự ra ứng mộ, Sứ giả đưa đến Kinh sư, vua trông thấy cả mừng hỏi rằng:
- Bây giờ ngươi muốn xin gì?
Tâu: - Xin cho một thanh gươm dài, và một con ngựa sắt.
Vua ban cho, rồi Vương cầm gươm nhảy lên ngựa, hét lên một tiếng, xông vào trong trận, chém quân giặc chết ngổn ngang. Giặc tan rồi, bờ cõi được yên lặng. Thiên vương phi ngựa về núi Vệ Linh, trèo lên cây đa mà bay lên trời, để áo và dấu tích lại, đến nay vẫn còn, nguời trong thôn gọi cây ấy là cây Dịch Phục. Người trong nước lấy làm lạ, lập đền thờ tế, dùng trà bánh đồ chay mà cúng, nếu có cầu khấn việc gì đều được linh ứng.
giờ làm vị Phúc thần chép tại TựĐiển.
Tiếm bình
Núi Vệ Linh là nơi Đổng Thiên Vương lên trời. Hà Học sĩ vịnh thơ tức là ởđấy. Truyện này chép lại khác xa với Việt Sử. Sử chép rõ đời Hùng Vương thứ sáu mà sao đây lại nói không nhớ là đời nào? Sử chép rõ là làng Phù Đổng mà sao đây lại nói không biết người thôn nào? Nhà chép việc thường nhiều sơ suất như thế. Lĩnh Nam Chích Quái chép việc này so với đây còn rõ hơn. Tay tả cầm giáo, tay hữu xách tháp, tự hiệu là Tỳ Sa, thì khác với bản sắc Xung Thiên. Duy giáng thế mà đuổi được giặc An, hiển thánh mà lui được binh Tống, có công đức với dân, không gì lớn hơn nữa; sở dĩđược hưởng nghìn trăm năm trai nghi cúng vái, hơn cả các vị thần khác mà được liệt vào hàng bất tử, có phải tình cờ mà được vậy đâu?
Đền miếu Phù Đổng đứng vào bậc nhất, bốn tổng lớn như Thắng, Đồng, Minh, Viên tuế tiết phụng tự rất là thành kính, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng tư có hội, làm hội lớn của Bắc Giang. Các tổng miền thượng du ở sát núi Vệ Linh là chín tổng, mỗi khi đến lệđại hội thì lấy đồ lỗ bộ bằng đồng thực mà nhóm lại đánh nhau để diễn lại vũ công của Thiên vương. Đền thờở làng Cảo Hương làm cảnh đẹp cho Kinh đô, đến đầu năm làm lễ tếđầu Xuân thì thực là nơi đô hội của cả một phương. Am linh chói lọi, chín tầng trời hâm mộđoái hoài, làm lặng bụi dơ mà phục hồi bờ cõi, suối trong nước lặng, nước Việt ta yên ổn vững vàng như bàn thạch Thái Sơn, thực là nhờ sức hiển tướng của Thiên vương vậy.
THANH SƠN ĐẠI VƯƠNG