An đề Giao Châu ký của Triệu Công thì Vương vốn là Thổ Lệnh Trưởng. Giữa niên hiệu Vĩnh Huy nhà Đường, Lý Thường Minh qua làm Đô Đốc Giao Châu thấy đất đai bằng phẳng nghìn dặm, núi sông bao bọc đến ngã ba sông Bạch Đằng, liên tiếp đến ngã ba sông Bạch Hạc, mới dựng quán Thông Linh, đặt tượng Tam Thanh, mở riêng ở trước một nôi nhà gọi là tiền mạc. Ông khiến tạc pho tượng Hộ Quốc Thần. Tượng làm xong mới đem lễ, đốt trầm vái rằng:
- Trong này Thần Kỳ nếu có linh dị, sớm cho ta nhập mộng, hình trạng như pho tượng này mới thỏa lòng ta.
Đêm ấy, Lý Thường Minh mộng thấy hai dị nhân, mày râu như tượng, hình dung chải chuốt, kẻ tuỳ tùng đến vài mươi người, đều tay cầm cờ tiết, trống phách, đờn sáo, vừa đi vừa đánh vừa thổi, bước bước chậm rãi, giành nhau ở trước Tiền Mạc. Thường Minh hỏi đến tính danh; một người xưng là Thổ Lệnh, một người xưng là Thạch Khanh.
Thường Minh xin hai người thị pháp thuật, ai thắng thì ở trước. Thạch Khanh nghe nói, nhún mình nhảy một cái qua bên kia bờ sông đã thấy Thổ Lệnh Trưởng đứng trước đó rồi. Thạch Khanh lại nhảy lại một cái qua bên này bờ sông, cũng lại thấy Thổ Lệnh Trưởng đứng trước đó rồi. Như vậy, Thổ Lệnh Trưởng được ở trước.
Tục người Thổ chuộng ma quỷ, nay thấy tượng thần uy nghiêm, lòng đều kính sợ, hễ có sự gì lỗi lầm, lo ngại, đều đến đền cầu khấn, xin keo, đều thấy linh ứng, nghiễm nhiên làm vị Phúc Thần một phương, nhang đèn không dứt.
Trải mấy triều, các vị tướng soái mỗi khi có phụng mệnh đi đánh kẻ nghịch mệnh ở trên nguồn Tam Giang, thường biện lễ phẩm, mặc đồ binh phục đến đền bái yết, phần nhiều được Thần âm phủ, mặc tướng.
Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, sắc phong Trung Dực Vương. Năm thứ tư, gia phong Võ Phụ. Năm Hưng Long thứ hai mươi mốt, gia phong hai chữ Uy Linh.
Phụ bài thơ quan Hàn lâm viện ThịĐộc Học Sĩ Nguyễn Sĩ Hồi hầu giá vua đi đánh Ai Lao, đến bái yết đền Thần. Thơ rằng:
Phù rùa, ấn cả buộc lưng ngang, Lành tốt, mong cầu giúp Tướng quan. Hèn yếu Thư sinh không chỗ cậy, Chỉ xin dưới miếu báo bình an.
Quan ThịĐộc Học sĩ tên là Vương Thành Vu hầu giá vua đi phương tây đánh mọi lào. Lúc khải hoàn, vua bảo làm bài thơ tạ Thần, thơ rằng:
Tỳ hưu mười vạn tỏ Vương linh.
Giang tả mảy may nào đủ mến. Gió đưa tiếng hạc khiếp Tần binh.
Tiếm bình
Ngã ba sông Bạch Hạc tức là chỗ giao hội của sông Thao, sông Lô, xanh đó hai dòng đều chảy vào sông Đại Hoàng. Núi sông xanh trong, phong cảnh như vẽ, trên bờ sông có đội tuần đống, làm một chỗ thuyền bè buôn bán đông đúc. Mỗi năm cuối mùa thu, đầu mùa đông, chim anh võ là thực phẩm rất quý giá, chỗ yếu hội như huyện Sơn Vỹ có làng Trình Xá, làng Phú An, huyện Thanh Ba có làng Vụ Cầu, làng Vũ Yến, ít nơi bì kịp.
Thổ Lệnh Trưởng nay làm Thần làng Bạch Hạc, Thạch Khanh nay làm Thần làng Chi Cát hằng được đội ơn phong tặng, hương lửa không ngớt. Các làng dựa theo bên sông cũng đều thờ cả, có lẽ sơn kỳ thuỷ tú un đúc lại làm danh thần, nghiễm nhiên làm hộ vệ cho thần Tam Thanh, hai bài thơ của hai ông Học Sĩ lưu lại đời không mất.
Khoảng năm Cảnh Thịnh, ông Tứ Thừa đến núi Tản Viên, đêm nằm mộng thấy Thần bảo:
- Sáng ngày có kẻ dị nhân đến yết ta, ngươi nên quét dọn sạch sẽ cho được quang khiết.
Ông Từ tỉnh dậy, lo đi quét dọn trong ngoài sạch sẽ.
Đến đúng ngọ, có một toán vài mươi người đến, trong sốấy có một người lớn tuổi, tác độ bốn mươi, đem heo xôi đến tế thần, quỳ xuống khấn vái lầm rầm. Lễ xong, ông Từ Thừa mới đến chào hỏi và thuật lại điềm mộng ban đêm cho người ấy nghe rồi xin theo về nhà cho biết. Người ấy bằng lòng. Từ Thừa theo người ấy đi vào trong núi, đi đến đâu cũng thấy ruộng vườn nhà cửa san sát, đi đã hai ngày cũng đều như thế cả. Đến ngày thứ ba, người ấy nói với ông Từ rằng:
- Không phiền ông phải theo tôi đi xa làm gì, hãy vềđi, nhưng xem ở ngã ba sông Bạch Hạc, lúc nào có thấy cắm cây cờđen thì lập tức đến đó hội họp, tôi không quên ông đâu!
Ông Từ bái tạ trở về
Khoảng năm Mậu Thìn Hoàng Triều Gia Long, có giống chim hình như chim sẻ, kể hàng nghìn, từ hạ lưu bay đến ngã ba sông Bạch Hạc, lủm chủm chúi đầu xuống nước, như thế có đến năm ba ngày, thấy chim chất đống trên mặt sông.
Trấn quan đem việc ấy tâu về triều, và dâng luôn cả thứ chim ấy nữa, nhưng rồi ai cũng chẳng biết giống chim ấy là chim gì.
THIỆN HỘ LINH ỨNG CHƯƠNG VŨ QUỐC CÔNG