NHỊ TRƯNG PHU NHÂN

Một phần của tài liệu VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP (Trang 36 - 38)

người huyện Mê Linh, châu Phong. Bà chịđược gả cho Thi Sách, người huyện Chu Diên. Thi Sách là người có dũng lực, trọng hào khí, tiếng đồn như gió, bị Thứ sử Tô Định thiết kế hãm hại. Bà chị phẫn nộ mới cùng với em cử binh trục xuất Tô Định, công hãm Giao Châu ta.

Do đấy, Nhật Nam, Hợp Phố, Cửu Chân đều trống gió mà hưởng ứng, lược định hơn sáu mươi thành ở Lĩnh Ngoại, tự lập lên làm vua nước Việt, đóng ở Chu Diên 84 mới xưng là họ Trưng 85. Lúc bấy giờ Tô Định chạy qua Nam Hải, Quang Vũ nhà Hán nghe tin, giận mà biếm Định qua quận Thiểm Nhĩ, sai bọn Mã Viện Lưu Long đem đại quân sang đánh đến Lãng Bạc 86, Phu Nhân cự chiến, nhưng quả bất địch chúng, phải lui về bảo về Cấm Khê 87; quân lính ngày một ly tán, Phu Nhân bị thế cô phải tử trận. Thổ nhân thương cảm, lập đền thờ phụng, thường có linh ứng, bây giờđền thờở huyện An Hát.

Vua Anh Tông nhà Lý, nhân trời đại hạn, khiến thiền sư Tịnh Giới đến đền cầu mưa, quảđược mưa, khí mát buốt người. Vua mừng liền qua xem, hốt nhiên ngủ mộng thấy hai thiếu nữ mặt hoa mày liễu, áo lục quần hồng, mão đỏ, thắt lưng, cỡi ngựa sắt theo mưa mà chạy ngang. Vua lấy làm lạ mới hỏi. Đáp rằng:

- Thiếp là chị em Nhị Trưng đây, vâng mệnh Thượng đế xuống làm mưa.

Vua tỉnh dậy mà cảm, sắc phong trùng tu từ vũ, rồi sắm lễ vật đến tế, sai sứ rước về phía Bắc Đại nội, dựng đền Vũ Sư mà thờ phụng. Sau lại thác mộng cho vua xin lập đền thờở làng Cổ Lai, vua nghe theo, sắc phong Trinh Linh Phu Nhân.

Năm Trùng Hưng thứ tư, phong bà chị là Chế Thắng phu nhân, năm Hưng Long thứ hai mươi mốt, gia thêm hai chữ Thuần Trinh. Lại gia phong thêm cả bà chị và bà em hai chữ Bảo Thuận, thường thường vẫn có linh ứng.

      

83 Theo Lĩnh Nam Chích Quái, tên họ của hai bà là Lạc. Chữ này rất giống với chữ Lạc nên ta có thể nghi ngờ mà cho 

rằng có lẽ tác giả Lĩnh Nam Chích Quái là Trần Thế Pháp đã đồng ý với Lý Tế Xuyên mà công nhận họ của hai bà 

Trưng là Lạc. Theo Cương Mục thì Trưng Vương vốn họ Lạc, lại có họ khác nữa là Trưng (Cương Mục, quyển II, tờ 

9b). Chồng bà Trưng Trắc tên là Thi chứ không phải là Thi Sách (theo Thuỷ Kinh Chú, q.37, tờ 62). 

84

 Theo Lĩnh Nam Chích Quái, Trưng Vương đóng đô ở Ô Diên, theo Cương Mục và phần đông sử sách thì là bà  đóng đô ở Mê Linh là huyện nhà, ở châu Phong nay làng Hạ Lôi tỉnh Phúc Yên. 

85

 Lĩnh Nam Chích Quái cũng nói rõ là khi xưng vương bà Trưng mới xưng là họ Trưng. Cương Mục chỉ nói “Lược  định được 65 thành ở Lĩnh Nam, ngài tự lập làm vua, đóng đô ở Mê Linh (hay Mi Linh). 

86

 Hồ Lãng Bạc: tức Hồ Tây ngày nay, theo Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca, nhưng theo Maspéro Lãng Bạc ở vào vùng 

Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Cương Mục cũng cho Lãng Bạc là Dân Đàm, tức Hồ Tây. 

87

 Cấm Khê nay ở Vĩnh Yên, phủ Vĩnh Tường. Cứ xem cách giàn trận của Mã Viện thì Lãng Bạc có thể ở Tiên Du. Tại 

sao ở miền núi lại không thể có hồ và sóng bạc? (xem lời chú tỉ mỉ về Cấm Khê trong Cương Mục, tiền biên, q.II, 

Tiếm bình

Trung triều xa cách, quan Thú Lệnh tham tàn, lúc bấy giờ trăm trai nước Việt đều là vợ hầu của Tô Sứ Quân cả.

Phu Nhân lấy tư chất là một người vợ hiền, mang mối thù bất công đái thiên. Quần thoa xướng nghĩa, quê thác liền thềđuổi quan Thứ sử, chiếm lại đô thành, bờ cõi Cửu Chân, Hiệp Phố lại thấy rõ ánh sáng mặt trời, há chẳng phải là oanh oanh liệt liệt một kẻ trượng phu hay sao?

Từ xưa cho đàn bà là âm nhu, ở về hào lục ngũ, như bà Lữ Trì nhà Hán, bà Võ Anh nhà đường vẫn thường hiệu lệnh thiên hạ, hét nạt gió sấm, nhưng đều nhờ nghiệp cả của Tiên Đế, khinh bỉ Tự quân là trẻ con, dùng oai lực ngự hạn kẻ dưới, rốt cuộc cũng chỉ là kẻ có tội muôn đời. Trái lại hai Phu Nhân đây, đem một lữđoàn binh sĩ, một mai mà hạ năm mươi sáu thành, dũ xiêm Bách Việt, trở mặt phương nam mà xưng Cô, cùng với Triệu VũĐế, Lý Nam Đế không hơn không kém, khiến cho đời sau đều tôn xưng là Vương. Tuy chẳng chịu theo kế hoạch của người mới có trận thua ở Cấm Khê, mà cái khí tượng chính đại quang minh đã bao trùm cả khoảng trời đất, khiến cho người đời thán mộ và hăng hái thêm thì con gà mái gáy buổi mai của nhà Hán, nhà đường có đáng làm đứa thị tỳđội dung quan, mặc lục y đẩy xe cho hai bà hay không?

Bây giờ miếu ở cửa An Hát huyện Phúc Lộc, đền đài nghiêm chỉnh, người vào chiêm bái đều phải khởi kính; người trong ấp mỗi khi có lễ rước thì làm ra voi ngựa hệt như khi hai bà ra trận, khí tượng thật là oai hùng. Ở An Lãng, Hạ Lôi đều có tự nghi trương khí, miếu mạo tráng lệ, hành khách đi ngang qua miếu đều phải lưu luyến thưởng ngoạn, đến cả mặc khách tao nhân cũng qua lại ngâm đề như dệt, thực Phu Nhân là bất tử vậy.

Gần đây, có bà liệt phụở Trảo Nha, bà trinh phi ở Tỳ Bà, thung dung tựu nghĩa, toàn quốc ai cũng tấm tắc khen ngợi. Khí khái của hai bà này phỏng khiến gặp địa vị như Trưng Vương biết đâu chẳng khôi phục đất Mê Linh mà cướp cả Chu Diên, tiếng vang Nhật Nam mà sóng êm hồ Lãng Bạc, làm những sự long trời động đất vậy.

 

HIP CHÍNH HƯU THIN TRINH LIT CHÂN MÃNH PHU NHÂN

Một phần của tài liệu VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)