TRIỆU VIỆT VƯƠNG, LÝ NAM ĐẾ

Một phần của tài liệu VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP (Trang 30 - 35)

tướng của Nam Đế nhà tiền Lý tên là Lý Bôn 60.

Thời VũĐế nhà Lương, ở huyện Thái Bình Giao Châu ta, có Lý Bôn gia tư hào hữu, lại có kỳ tài xuất chúng, thường có khí độ giống như Tiêu Hà, Tào Tham, lại có Tinh Thiều 61 giàu về từ chương, ưu về văn học, cùng nhau qua nước Lương cầu xin làm quan. Thượng thư Bộ Lại nhà Lương tên là Thái Tôn Tinh Thiều phong độ khả quan mới bổ làm môn lang Quảng Dương 62. Thiều xấu hổ, cùng với Lý Bôn trở về cố quận. Nhân Thứ sử Vũ Lâm Hầu là Tiêu Tư, hành chính khắc bạo rất thất nhân tâm nên dân chúng âm thầm mưu phản, Lý Bôn lúc ấy đang làm Giám sát Cửu Đức 63 liền liên kết hào kiệt chín huyện; với khí giới tinh nhuệ, họ toàn là Việt binh đến đánh đuổi Thứ sử Tiêu Tư chạy về Quảng Châu 64. Bôn vào chiếm cứ châu thành, vừa gặp Lâm Ấp đến cướp Nhật Nam 65; Bôn sai tướng Phạm Tu đem binh đến đánh ở Cửu Đức được đại thắng, quân giặc tan tành. Lý Bôn bèn tự xưng là Việt Vương, đặt ra bách quan, đổi niên hiệu là Thiên Đức, quốc hiệu là Vạn Xuân 66.

Lương Đế nghe được tin, phong quan Thứ sử Quảng Châu Trần Bá Tiên sang làm Thứ sửở Giao Châu 67. Bá Tiên nghe Lý Bôn xưng Vương thì đem binh đến đánh, đánh nhau bảy năm, đến năm Đại Tống thứ hai, Lý Bôn mất, cộng được tám năm 68.

       60

 Lý Bôn ở Thái Bình, thuộc Phong Châu ngày trước, tức Sơn Tây ngày nay (theo Khâm Định Việt Sử). Huyện Thái 

Bình ở giữa sông Cà Lồ và sông Hồng Hà. Năm 1006 đổi là Thái Bình phủ sau 1015 không thấy nói đến nữa. 

61

 Tinh Thiều: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép rằng năm Tân Dậu (541), Tinh Thiều giàu có và giỏi văn chương xin đi 

làm quan và chỉ được Thượng thư Bộ Lại của nước Lương tên Thái Tỗn bổ làm Quảng Dương Môn Lang. Thiều 

xấu hổ trở về sinh quán và trở thành môn khách của Lý Bí. Theo cương mục thì Lý Bôn là một công chức nhà 

Lương, coi đạo quân Cửu Đức rồi bất đắc chí trở về Thái Bình khởi binh (Cương Mục, tiền biên IV,1). 

62 Thái Tỗn mất năm 423 và thôi làm Thượng thư Bộ Lại lâu năm trước khi từ chức (xem Lương Thứ, quyển 21, 

trang 7b). Như vậy, câu chuyện của Tỉnh Thiều phải xảy ra trước năm 541. Nhận xét này là của H.Maspéro, trong 

bài báo đã dẫn. 

63 Cửu Đức: theo Cương Mục, châu Cửu Đức có từ đời Ngô (222‐280 trước Thiên Chúa) và là Hà Tĩnh ngày nay. 

Cửu Đức là phần cực nam của Cửu Chân, giáp giới Lâm Ap, Cửu Chân được lập dưới thời Hán, người ta thường 

cho Cửu Chân ở vào khoảng Thanh Hóa Nghệ An. 

64 Tiêu Tư chạy được về Quảng Châu là vì đã dâng lễ vật và thành Long Biên cho Lý Bôn (Cương Mục, tiền biên, 

IV,1) 

65

 Quân Lâm Ấp khởi chiến tháng tư, mùa hạ năm Quý Hơi (543) 

66

 Lý Bôn xưng Vương tháng giêng, mùa xuân năm Giáp Tý (544). Thành Vạn Xuân còn dấu vết ở xã Vạn Phúc, 

huyện Thanh Trì. 

67

 Thực ra, Trần Bá Tiên không làm Thứ sử Giao Châu, ông được cử làm Tư Mã, còn người được bổ làm Thứ sử 

Giao Châu là Dương Phiếu (theo Cương Mục, tiền biên, IV,4) 

68

 Theo Toàn Thư, Nam Việt Đế băng hà vào mùa xuân tháng 3, ngày Tân Hợi, năm Mậu Thìn (548). Nhà vua mất vì 

bệnh sốt rét rừng tại động Khuất Liệu. Maspéro không đồng ý như thế và theo sử Tàu, ông cho rằng nhà vua bị dân 

Khuất Liệu giết vào mùa hạ năm Bính Dần (546) để lấy đầu dâng Trần Bá Tiên xin hòa. Madrolle cũng chủ trương 

Triệu Quang Phục 69 vốn là người Chu Diên, làm Tả tướng quân của Lý Bôn. Quận Chu Diên 70ở phía Bắc có một chiếc đầm lớn 71, sâu rộng không biết ước độ bao nhiêu dặm.

Lý Bôn mất rồi, Quang Phục thâu thập tán tốt được hai vạn người, giữ hiệu lệnh chỉ huy tiềm ẩn trong đầm, đêm thời ra cướp doanh trại, ngày thời tiềm phục trong đầm; Bá Tiên sai người do thám biết là Quang Phục, đem quan đến đánh nhưng cũng không được. Chúng đều suy tôn Quang Phục làm Dạ Trạch Vương. Quang Phục ở trong đầm được một năm, một đêm kia thấy một con rồng vàng 72 cởi móng đem cho mà bảo rằng:

- Lấy cái móng này cắm vào trên đâu mâu, hễ giặc thấy là tự nhiên uý phục.

Gặp lúc Kiến Khương có việc triệu Bá Tiên về Bắc 73, Tiên lưu tướng là Dương Sằn ở lại giữ trấn, đại diện cho ông mà hành sự.

Quang Phục sau khi đã được móng thần thì mưu lược kỳ dị, đánh đâu thắng đấy, lại nhân Bá Tiên về Bắc mới đem quân ra đánh Sằn; Sằn cự chiến, vừa trông thấy đâu mâu một cái đã thua rồi chết. Quang Phục vào chiếm thành Long Biên quản trị cả hai xứ Lộc Loa và Vũ Ninh 74, tự hiệu là Nam       

mất. Triệu Quang Phục xưng Vương ngày 24‐4‐548. Như thế, nhà Tiền Lý khởi từ năm Giáp Tý (544) mất năm Mậu 

Thìn (548) công được 5 năm (Cương Mục, tiền biên, IV,7), không phải 8 năm. 

69

 Triệu Quang Phục là con Triệu Túc, thái phó của Nam Việt Đế từ năm Giáp Tý (544). Cha làm thái phó, con là Tả 

tướng quân, gia đình họ Triệu cộng tác hết sức chặt chẽ với Lý Bôn vậy. Có lẽ vì thế mà Lý Bôn đã giao quyền lại 

cho Triệu Quang Phục, chứ không nói gì đến Lý Phật Tử là em họ, do đấy có sự hiềm khích giữa Phật Tử và Quang 

Phục. Phật Tử đã thân mang quân sĩ đến đất của Quang Phục ở Thái Bình để trả thù, mặc dù lực lượng của ông 

không hùng hậu hơn lực lượng của Quang Phục. Maspéro không cho Triệu Việt Vương, tức Triệu Quang Phục là 

một nhân vật lịch sử, nhưng xem sự ưu đãi của Lý Bôn đối với Triệu Túc và sự ganh ghét của Lý Phật Tử đối với 

Triệu Quang Phục, ta khó lòng phủ nhận Triệu Quang Phục là một nhân vật lịch sử thật sự. 

70

 Chu Diên (Châu Diên): nay là phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên. Trong những văn kiện trước 1891, ta đọc thấy phủ 

Vĩnh Tường thuộc về tỉnh Sơn Tây từ 1882 đến 1891. Năm 1891, Vĩnh Tường thuộc về đạo Vĩnh Yên và đạo Vĩnh 

Yên năm 1899 trở thành tỉnh Vĩnh Yên (xem Địa Dư các tỉnh Bắc Kỳ, Lê Văn Tân 1930, Hà Nội, tr.112). Châu Diên 

không thể ở Hải Dương như Maspéro quyết đoán. Cứ xem cuộc rút lui của Lý Bôn thì biết. 

71 Đầm Dạ Trạch ở về phía Bắc Châu Diên, tức là ở về phía Bắc Vĩnh Yên. Nhưng theo Cương Mục (tiền biên, IV, tờ 

6b) thì ở Đông Kết, phủ Kiến Xương, ngày nay là phủ Khoái Châu, huyện Đông Yên, tỉnh Hưng Yên. Không biết 

trước khi Triệu Quang Phục đến ở đầm này đã có tên gì chưa, trong Việt Điện U Linh Tập như chúng ta đã đọc 

cũng chỉ nói là có một chiếc đầm ở phía Bắc Châu Diên. Bản A.47 mà ông M.Durand đã khảo sát trong Bulletin de 

l’Ecole Francaise d’Extrême‐Orient, quyển XLIV, năm 1954, nói rõ là “sơ bảo Dạ Trạch” thì có lẽ tên Dạ Trạch đã có 

từ trước. Có lẽ người ta đã lầm đầm Dạ Trạch và đầm Nhất Dạ ở đảo Tự Nhiên, Hà Đông, trong chuyện Chử Đồng 

Tử và công chúa Tiên Dung; có lẽ cũng vì thế mà nhiều người cho rằng cái móng rồng đã giúp cho Triệu Việt Vương 

thắng Lý Phật Tử là do Chử Đồng Tử cho, trong khi Việt Điện U Linh Tập không nói là của ai. Vậy đầm Dạ Trạch 

không phải là đầm Nhất Dạ, và theo Cương Mục, tên đầm Dạ Trạch có thể là do biệt hiệu Dạ Trạch Vương mà dân 

chúng hay quân Tàu đã đặt cho Triệu Quang Phục khi thấy ông chỉ ra khỏi đầu về ban đêm (xem Cương Mục, tiền 

biên, IV, 6b). 

72

 Thấy một con rồng Việt Điện U Linh Tập chỉ nói trống không như thế chứ không nói rõ đó là Chử Đồng Tử. 

73

 Bá Tiên về Tàu để dẹp giặc Hầu Cảnh để Dương Sằn ở lại. Đây là một cơ hội may mắn cho Triệu Quang Phục 

quật khởi vì Dương Sằn không phải là một tay dũng tướng như Trần Bá Tiên. 

 

Việt Quốc Vương 75. *

Phật Tử76 là em họ của Lý Bôn; Bôn mất thì theo anh Lý Bôn là Thiên Bảo, đem ba vạn quân chạy trốn vào mọi Lào, Bá Tiên tìm kiếm không được, Thiên Bảo đi đến đầu nguồn sông Đà Giang 77, động Dã Năng 78, thấy chỗấy danh thắng, thổ vật phì nhiêu, đất sản xuất nhiều lại rộng rãi, bèn đắp thành ởđó. Đời sống càng ngày càng phồn thịnh, trí thức càng ngày càng quảng bá lập thành nước Dã Năng; dân chúng suy tôn Thiên Bảo làm Đào Lang Vương. Chưa được bao lâu, Thiên Bảo hoăng 79, vô tư; dân chúng hội nghị suy tôn Phật Tử làm Vương. Gặp lúc Bá Tiên về Bắc, Phật Tử bèn dẫn binh xuống miền Đông; tả hữu khuyên Phật Tử xưng Đế; Phật Tử nghe theo rồi lấy hiệu là Nam Đế.

Nam Đế cùng với Việt Vương giao chiến ở Thái Bình đã năm trận, gươmg giáo qua lại, tên đạn như bay mà thắng phụ chưa quyết. Quân Nam Đế có hơi núng thế, cho là Việt Vương có dị thuật mới thỉnh hòa. Việt Vương cũng nghĩ Nam Đế là tộc thuộc của Lý Bôn bèn chia nước ra mà cùng trị, vạch bãi Quân Thần 80 làm địa giới.

Nam Đếở thành Ô Diên 81 cho con tên là Nhã Lang đến Việt Vương cầu hôn; Việt Vương cho con gái là Cảo Nương về với Nhã Lang 82, thật là hảo tình mật thiết, cầm sắt giao hài. Một hôm Nhã Lang hỏi nhỏ Cảo Nương rằng:

       75

 Triệu Quang Phục xưng Vương tháng 4 âm lịch, tức ngày 24‐4‐548, Việt Điện U Linh Tập nói năm 551 chắc sai. 

76

 Lý Phật Tử có nghĩa là một đồ đệ của đức Phật họ Lý, tên của vị anh hùng này chứng tỏ sức bành trướng của 

Phật giáo vào khoảng thế kỷ thứ 6 thứ 7. Phật Tử ở chỗ mà năm 580, Vinitaruci (Tỳ Ni Đa Lưu Chi) sang truyền bá 

Phật giáo (nhận xét của Durand) 

77

 Sông Đà Giang: có thể là sông Mã ở Thanh Hóa. Dã Năng được thiết lập ở đầu sông Mã, vùng rừng núi của Thanh 

Hóa. Từ đấy, Lý Phật tử kéo quân xuống phía Đông để gặp quân của Triệu Quang Phục ở Thái Bình, tức Sơn Tây 

ngày nay; như thế, vị trí của hai nơi đối chiếu với nhau rất hợp lý (nhận xét của Durand). 

78 Động Dã Năng: Chữ Động ở đây không có nghĩa là cái hang mà là một vùng đất thường là miền núi khô khan có 

Một phần của tài liệu VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)