KHAI NGUYÊN UY HIỂN LONG TRỨ TRUNG VŨ ĐẠI VƯƠNG

Một phần của tài liệu VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP (Trang 77 - 81)

Giao Châu ta, đóng tại thôn An Viễn.

Thôn này tiếp giáp giữa khoảng hai huyện Long Độ và Từ Liêm; Lô Ngư thấy đất đai bằng phẳng rộng rãi, cây cối xanh tươi, phía sau lại gối sông Già La, thực là một nơi thắng cảnh, nhân mới xây đắp phủ ly, sáng lập đền miếu, trong miếu thiết thần vị Huyền Nguyên Đế Quân.

Lô Ngưđêm mộng thấy một ông đầu bạc đến nói rằng:

- Cái miếu nên đổi tên là quán Khai Nguyên mà thôn cũng nên đổi tên là Khai Nguyên.

Quan Đô hộ nghe theo, lại lập bia chép sự tích để biểu dương công đức của vị Thiên tử Khai Nguyên. Thứ nữa lập đền, thiết tượng thần ThổĐịa mà thờ cho hiển thêm oai đức, đền thờđặt tên là Quán Gia La, mỗi khi có cầu đảo đều có linh ứng, hương hỏa cứ còn mãi.

Đầu niên hiệu Thiệu Long nhà Trần (niên hiệu vua Thánh Tông) thầy chùa là Văn Thao tu bổ lại, đổi tên chùa là An Dưỡng; từđó về sau, tăng thuyền như mưa nhóm, sĩ nữ như mây lại, xem cảnh, hóng mát, dấu xe vó ngựa đầy đường. Nhưng mà vật đổi sao dời, mây bay nước chảy, trải bao năm tháng nay đền lại dời về làng BộĐầu.

Niên hiệu Trung Hưng năm đầu, sắc phong Khai Nguyên Uy Hiển Đại Vương. Năm thứ tư, gia phong hai chữ Long Trứ. Năm Hưng Long thứ hai mươi mốt, gia phong hai chữ Trung Vũ.

Tiếm bình

Lô Ngư là một quan Thái thú, qua làm Đô hộ nước Nam Giao ta, chính lệnh được dân tin mến, yêu như người nhà, thân như cha con. Lúc nhàn hạ lập đền thờ thần, phụng sự vị Huyền Nguyên Đế Quân. Đế Quân là vị thần trên trời, người phàm tục chưa dễ cảm thâu được. Chỉ nhờ một giấc mộng. Thổ thần đổi tên lập quán. Từđó cầu đảo mới linh ứng, kẻđến người lui, thành ra thắng hội một phương. Thế thì chính trị quan Đô hộ tuần lương đến đây mới được thấy. Lại còn bia đá chép công, nêu uy danh của Thiên tử, chọn đất yên thôn, định cư trú cho dân chúng, thân giang hồ mà lòng lang miêu, con người như thế cũng khó được lắm vậy.

 

XUNG THIÊN DŨNG LIT CHIÊU NG UY TÍN ĐẠI VƯƠNG (Thn Phù Đổng)

Xét truyện Báo Cực chép rằng: Đời truyền Vương vốn là thần ThổĐịa chùa Kiến Sơ giáng sinh. Xưa kia Thuyền sư Chí Thành ở chùa Kiến Sơ tại làng Phù Đổng có lập đền thờ ThổĐịa ở bên hữu chùa để làm nơi tụng niệm cho thanh tĩnh. Năm tháng chầy lâu, mất cả sự tích, bọn thầy tang môn không rõ chứng cứ. Thổ dân bản xứưa việc ma quỷ thì đốt hương khấn vái, lạm xưng là Dâm Từ. Kịp đến lúc Thuyền sưĐa Bảo sửa lại chùa, cho đền thờấy là Dâm Từ muốn đập phá đi. Ngày kia ở gốc cây cổ thụ nơi Thần từ có đề bài kệ rằng:

Phép Phật ai gìn giữ?

Đợi nghe lời Kỳ viên. Nếu không ta vun quén, Sớm theo chỗ khác thiên. Chớ chở Kim Cương bộ, Dầu mật chớ lan truyền. Đầy không, trần vài đứa. Tu Phật thành oan khiên. Cách đó ít lâu, Thần lại ứng hiện tám câu kệ rằng: Phép Phật từ bi lớn. Uy quang trùm mọi miền. Muôn thần đều thụ hóa, Ba giới thảy lan tràn. Sư ta hành hiệu lệnh. Tà quỷ ai dám trên?

Nguyện thường theo thụ giới, Lớn nhỏ hộ Kỳ viên.

Sư lấy làm lạ, mới lại thiết đàn làm chay, cúng dùng toàn đồ chay cả.

Vua Thái Tổđang lúc tiềm long, biết sưĐa Bảo là người có hạnh cao mới kết làm đàn việt. Sau khi đã chịu truyền ngôi, thân ngựđến chùa, nhà sưđón giá đi ngang qua bên chùa; Sư lớn tiếng hỏi rằng:

- Phật tử, ngươi hãy thung dung mừng Tân Thiên Tử chứ?

Nghe có tiếng: “Vâng!” Tức thì thấy da cây có đề bốn câu thơ rằng:

Oai thanh lặng tám miền. Cõi âm nhờ ân huệ,

Nhuần thấm đền Xung Thiên.

Thái Tổ xem thấy liền đọc biết được ý tứ, bèn ban hiệu là Xung Thiên Thần Vương; bài thơ tự nhiên biến mất.

Vua lấy làm lạ, mới bảo thợ tạc tượng thần, nghi dung hùng vĩ, và tám người đứng hầu. Sơn thếp xong rồi thì làm lễ cáo thành, lại thấy ở dưới cây Đại thụ có đề bốn câu thơ:

Một bát nước công đức, Theo duyên hóa thế gian. Sáng choang còn chiếu đuốc, Bóng tắt, nhật lên non.

Nhà Sưđem bài kệấy tâu lên vua, nhưng vua Thái Tổ không hiểu là nói gì. Sau triều Lý được tám đời, truyền ngôi cho nhà Trần. Chứ bát cùng chữ bát đồng âm, nhất bát như bát. Vua Huệ Tông tên là Sản trên chữ nhật, dưới chữ sơn, nên gọi là nhật đăng sơn, thì ra thần diệu như thế.

Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, sắc phong Dũng Liệt Đại Vương. Năm thứ tư, gia phong hai chữ Chiêu Ứng. Năm Hưng Long thứ hai mươi mốt, gia phong hai chữ Uy Tín.

Tiếm bình

Chùa Kiến Sơ nay ở tại làng Phù Đổng, bên đền thờ Thiên Vương, thời Xung Thiên Thần Vương tức là huy hiệu Thiên Vương. Việt Sử chép vua Lý Thái Tổ truy phong Xung Thiên Thần Vương, dựng miếu bến chùa Kiến Sơ, thì rõ ràng là việc của Thiên Vương, mà sao đày lại chép là việc thần ThổĐịa, thì chẳng biết ra làm sao vậy.

Mấy bài kệở trong bản chép này, nếu chẳng là của người lão luyện bút nghiên thì cũng là của kẻ thâm thuý thuyền học, chứ không phải là của kẻ thắp nhang tầm thường mà có thể xê xích muôn một vậy. Hoặc là khí tốt Đức Giang, tinh anh đúc lại làm Thiên Vương mà thần là phụ thuộc vậy chăng? Ví bằng lấy ThổĐịa làm Thiên Vương, tớ này chẳng dám tin chắc vậy.

Hoặc giá lại bảo: Chí Thành Thuyền Sư, sau khi chết, anh khí không tan, thường giả hình ở thần ThổĐịa những thi đềđều do Chí Thành Thuyền Sư làm ra cả. Xem như Dâm Từ muốn phá rồi lại không phá, lai sửa sang mà cúng lễ nữa. Ngẫm nghĩ lời thơ thì là của Thuyền Sư làm ra cũng chưa biết chừng.

Tục truyền rằng: vua Lý Thái Tổ lúc còn bé nhỏ, ở với nhà sư Vạn Hạnh tại chùa ấy, mỗi khi đến rằm hoặc mồng một, nhà chùa cúng lễ, vua lấy oản xôi ăn trước. Một hôm thần cho Sư mộng rằng

 

mỗi khi có lễ cúng, Hoàng Đế cứ nếm trước mãi. Vạn Hạnh cho triệu tăng chúng đến trách mắng. Vua giận lấy bút viết sau lưng tượng Hộ Pháp ba chữ: “Lưu viễn Châu” (đầy châu xa). Sưđêm ấy lại mộng thấy thần đến tạ rằng:

- Nay vâng mệnh Hoàng đếđày đi, xin đến từ biệt.

Sư tỉnh dậy, đi xem khắp cả các tượng, thấy sau lưng tượng thần Hộ Pháp có ba chữ rõ ràng. Sư cũng biết nét chữ là do tay vua viết ra mới khiến lấy nước rửa đi. Rửa xong, pho tượng bỗng dưng ngã xuống, về sau chùa cũng chẳng làm lại tượng Hộ Pháp nữa.

Thuyết này tuy hoang đường nhưng Đế Vương làm chủ cảm trăm thần, hình hài đất gỗđâu dám cùng mặt trời mặt trăng giành sáng, cũng có lẽ như thế.

Các bài kệở gốc cây, giông giống như phép bói đời xưa, bài văn trong cây nứt ra, cùng chiếu ứng với nhau.

Khoảng năm Bính Ngọ niên hiệu Cảnh Hưng, làng An Hưng huyện An Quảng, lửa sét cháy núi, sáng ngày ông Tiều thấy gốc cây cháy tàn có viết một hàng: Cây sinh họ Lý, trời đất sắp đặt một người, trời, đất, người.

Ông Tiều đem chuyện trình với quan Trần cho người nghiệm xem thê nào, đến thì chữ vẫn y nguyên, duy có ba chữ Mộc sinh lý, đổi ra làm Mùi niên quý (cuối năm Mùi) quan Trần muốn đem việc ấy tâu lên vua nhưng gặp lúc nước đang loạn nên đình lại.

TN VIÊN HU THÁNH KHUÔNG QUC HIN LINH NG ĐẠI VƯƠNG

Một phần của tài liệu VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)