Xét sửĐỗ Thiện dẫn Giao Chỉ Ký thì Vương vốn tên là Cao Lỗ, một lương tá của An Dương Vương, tục hiệu là Đô Lỗ hoặc Thạch Thần. Ngày xưa, Cao Vương bình giặc Nam Chiếu, rồi đem binh đi tuần châu Vũ Ninh, đến địa đầu, mộng thấy một dị nhân, thân dài chín thước, y quan chỉnh túc, ngôn mạo lăng tằng, lấy dùi búi tóc, gài dao làm trâm, lưng dắt gậy đỏ, bạch vua rằng:
- Thần vốn tên là Cao Lỗ, ngày xưa giúp An Dương Vương làm Đại tướng quân, có đại công khước địch, sau vì có kẻĐại thần là Lạc hầu gièm pha nên bị giết; Thượng đế thương người ngay thẳng, sắc cho quản lãnh một giải giang sơn, hiệu là Đô thống tướng quân, phàm những việc dẹp giặc hoặc gặt hái đều có chủ trương của thần như của vị Phúc thần một phương. Ngày nay Minh Công thảo bình nghịch lỗ, hoàn vũ thái hòa nên phục hoàn bản bộ, nhược không cáo tạ, ắt phi lễ vậy.
Cao Vương hỏi rằng:
- Lạc hầu việc gì đố kỵ mà sinh ra gièm pha? Vương nói:
- Việc ở u minh không muốn tiết lậu.
Cao Vương lại hỏi một lần nữa. Vương đáp rằng:
- An Dương Vương tức là tinh Kim Kê, Lạc hầu là tinh Bạch Viên, còn mỗ là tinh Giáp Mão Thạch Long, gà với vượn tương hợp còn với rồng thì tương khắc cho nên ra thế.
Nói đoạn biến mất. Cao Vương tỉnh dậy, đem câu chuyện nói với kẻ liêu tá, rồi hoan hỉ ngâm bài thơ rằng:
Đất Giao Châu tốt đẹp. Muôn thưởđược lâu dài. Hiền xưa được tiếp kiến, Mới chẳng phụ Linh Đài.
Lại ngâm:
Bách Việt yên bờ cõi, Nhị Hán định núi sông, Thần linh đều giúp thuận. Lý Đường cảnh phúc chồng.
Có kẻ tuỳ thần vua Cao Vương tên là Tăng Cổn khen vua Cao Vương rằng:
Nhà Đường nhân vật mới. Người cao chí khí cao,
Động, tĩnh Long Thần tới.
Lại nói rằng:
Nam quốc núi sông đẹp, Long Thần gặp đất linh. Giao Châu thôi chật vật, Ngày sau thấy thăng bình.
Tục truyền: Sông Đại Than là cung quật của Long Vương hay hưng phát vân vũ, cổ lộng ba đào, thuyền nào gặp phải thường bị trầm nịch. Nếu ai có biết thì đem lễ cáo yết trước, tuy ở giữa sông, gặp phong ba mà vẫn an nhiên vô sự.
Năm đầu Trùng Hưng, sắc phong Quả Nghị Vương, năm thứ tư gia phong hai chữ Cương Chính. Năm Hưng Long thứ hai mươi mốt, gia phong hai chữ Uy Huệ.
Tiếm bình
Hai con giao không thểở trong một vực sâu; hai con chim trống không thểđậu trên một cành, thế lực ngang nhau thì dễ sinh hiềm khích, mưu lược như nhau thì dễ khởi họa, vì vậy cho nên Lạc hầu sở dĩ không dung được Thạch Thần là tại đó. Gà, vượn hợp nhau nên chi rồng tương khắc, lời nói thật không kê cứu. Từ chỗ cài dao, tóc dùi cho nằm thấy ở Võ Ninh mà đến ấy mới được nghiêm nhã tôn nghiêm, hương hỏa đời đời chẳng dứt.
Khoảng năm Định Vỵ, quân Tây Sơn tràn đến Kinh đô, ké thổ hào ởĐại Nam có Diêu Vũ người có sức mạnh suất gia đình chống đánh, ông Vũ thông hiểu binh pháp Tôn Ngô, hay lấy ít chếđược đông, thần xuất quỷ một, không ai dò được binh cơ, quân Tây Sơn đánh mãi không hơn, trở lại bị ông Vũđuổi đánh chém được rất nhiều, lấy được khí giới của cải kể không xiết được. Người Tây Sơn sợ như cọp, kịp lúc vua Chiêu Thống ở Tàu về, nhân ông Vũ có công đánh hãm được Bắc Trấn, trao chức Kinh Bắc Hành Trấn Thú, tước Định Lãnh Hầu. Sau khi loan giá vua Chiêu Thống trở lại Tàu, ông Vũ không chịu làm tôi Tây Sơn, vẫn đánh mà vẫn hơn luôn.
Người Tây Sơn dùng vàng lụa lễ vật, trăm cách dụ dỗ ông, nhưng cũng không được. Sau vì xuất kỳ bất ý bị Tây Sơn bắt được.
Có người cho rằng Vương là hậu thân của Thạch Thần, chưa dám lấy gì làm tin chắc lắm, song trong quần chúng mà có hạng người hào hiệp như thế, tưởng cũng là hậu khí tinh hoa un đúc mà thành vậy.