Con người là yếu tố quyết định cho nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Công ty đã chú trọng tới những biện pháp tổng hợp liên quan tới con người, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Bởi vậy trước mắt cũng như lâu dài vẫn phải coi những vấn đề liên quan tới con người như một trọng tâm công tác của công ty.
Thứ nhất là nâng cao trình độ của người lao động: Để công ty ngày càng phát triển, có hiệu quả kinh tế ngày càng cao thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân viên phải có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng động trong kinh doanh. Hơn nữa do đặc thù kinh doanh của công ty nên công ty cần có lực lượng lao động trẻ, có sức khỏe thay thế những người mà do tuổi tác, sức khỏe không đáp ứng được yêu cầu của công ty. Để làm được như vậy, việc không ngừng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên là yêu cầu cấp thiết trước mắt và là mục tiêu lâu dài đối với công ty. Có như vậy công ty mới có thể phát triển và đứng vững được trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay.
Để nâng cao trình độ toàn diện cho người lao động, Công ty cần thực hiện các chính sách đào tạo sau:
Một là, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chú trọng nâng cao chất lượng việc xây dựng và phát triển nhân lực hàng năm. Coi phát triển nhân lực là một bộ phận trọng yếu của kế hoạch hoạt động hàng năm.
Hai là, đa dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dưỡng lao động cho từng đối tượng, từng bộ phận, và từng thời gian, có thể đào tạo bằng các chương trình ngắn hạn hay dài hạn. Công ty còn hỗ trợ thêm các điều kiện về thời gian hay tài chính để cho người lao động có thể học tập nâng cao trình độ của mình.
Ba là, tăng cường công tác quản lí người lao động, nâng cao ý thức của người lao động trong công ty. Đây cũng là yêu cầu rất cần thiết trong thời điểm này, giúp nhân iên có thể giao tiếp với khách hàng tốt hơn. Về việc quản lí lao động một mặt phải pháp huy tính tự giác của người lao động, phát huy tinh thần sang tạo của nhân viên.
Thứ hai là sử dụng các biện pháp kích thích lao động: để tạo điều kiện cho người lao động gắn bó với công việc được giao, nâng cao trình độ chuyên môn, ý thực trách nhiệm, có thái độ đúng đắn trong việc phục vụ khách hàng. Công ty cần có những biện pháp kích thích vật chất cũng như tình thần cho người lao động như:
- Gắn thu nhập từng người với kết quả công việc được giao cả về số lượng cũng như chất lượng. Thực hiện chặt chẽ giữa phân loại lao động và bình bầu thi
đua hàng quí và hàng năm để có mức thưởng vật chất tương xứng với sự đóng góp của các thành viên.
- Xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm về qui định về lao động của công ty như: thiếu trách nhiệm với khách hàng, có thái độ không đúng mực với khách hàng. Ngoài những xử lí về tinh thần, thì họ còn bị xử lí về vật chất tương xứng với mức thiệt hại mà họ gây ra.
Nếu đề ra được chiến lược đúng đắn về con người, Công ty sẽ tận dụng được sức lực, trí tuệ của mọi thành viên cùng thực hiện công việc biến các mục tiêu về phát triển, mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty thành hiện thực.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay của cơ chế thị trường thì mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức sản xuất kinh doanh đều đang đứng trước khó khăn và thử thách lớn trong việc làm thế nào để tồn tại và phát triển được trước các đối thủ cạnh tranh. Những khó khăn và thử thách này chỉ có thể giải quyết được khi doanh nghiệp chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Những phân tích về hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Phú Mỹ cho thấy: Thứ nhất: Công ty TNHH Phú Mỹ là một trong những doanh nghiệp được thành lập trong công nghiệp hoá hiện đại hoá, là doanh nghiệp chuyên kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng, các sản phẩm như gạch ngói của Prime, từ một doanh nghiệp nhỏ khi mới thành lập, công ty đã không ngừng nỗ lực, mở rộng mạng lưới kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Đội ngũ ban lãnh đạo công ty đưa ra những chính sách hợp lí, kịp thời của công ty giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường, ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thực tế cho thấyCông ty TNHH Phú Mỹ đã đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh hết sức khắc nghiệt này. Điều này chứng tỏ Công ty TNHH Phú Mỹ là một trong những doanh nghiệp có độ nhạy bén, linh hoạt cao,hoạt động một cách có hiệu quả trong cơ chế thị trường.
Thứ hai là bên cạnh những kết quả rất đáng tự hào như khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động nhìn chung là tăng qua các năm, nhưng tăng với tốc độ không lớn, nguyên nhân là do doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với những khó khăn như chất lượng nguồn lao động còn hạn chế, máy móc trang bị cho công ty vẫn chưa được đổi mới hiện đại, cơ cấu tổ chức bộ máy còn nhiều bất cập và gián đoạn.
Thứ ba: Tuy nhiên để đứng vững và phát triển trong tương lai đòi hỏi Công ty phải không ngừng tìm tòi các biện pháp quan tâm một cách thích đáng trong công tác nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty thì công ty cần đưa ra được một số các giải pháp nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng lao động, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, hoàn thiện công tác quảng cáo và nghiên cứu thị trường. Công ty cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp công ty có điều kiện nắm bắt được những cơ hội cũng như vượt qua được những thách thức của nền kinh tế, chủ động hội nhập.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một vấn đề bao quanh rất nhiều lĩnh vực của doanh nghiệp và rất nhiều yếu tố trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để kinh doanh có thể đạt hiệu quả cao, thu được nhiều lợi nhuận không phải là vấn đề dễ dàng đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có phương hướng mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có chiến lược đúng đắn và có những giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm của công ty TNHH Phú Mỹ.
2. Bùi Xuân Phong, (2005) Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB thông tin và truyền thông.
3. Các báo, tạp chí kinh tế.
4. Hoàng Minh Đường – Nguyễn Thừa Lộc (2005), Giáo trình quản trị
kinh doanh thương mại, NXB lao động xã hội-
5. Lưu Thị Hương, (2005) (Chủ biên): Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội -
6. Ngô Đình Giao, (2001) Giáo trình Kinh tế quản lý, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội.
7. Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Ngọc Huyền (2001) (Chủ biên): Giáo
trình Quản trị kinh doanh tổng hợp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
8. Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Ngọc Huyền (2001) Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội –
9. Nguyễn Văn Công (2005) Giáo trình phân tích kinh doanh, NXB Đại học kinh tế Quốc dân.
10. Phan Ngọc Kiểm, (1999) giáo trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam, NXB chính trị quốc gia
11. Trương Bá Thanh (2009) Giáo trình phân tích tài chính doanh
nghiệp, NXB đại học kinh tế- đại học đà nẵng -
12. Vũ Duy Hào, Đàm Văn Huệ (2005) (Chủ biên): Giáo trình quản trị tài
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẤN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...