Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành ô tô (Trang 56)

21 Giải pháp phát triển CNPT ngàn hô tô Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô

1.4.Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện

Có thể nói trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ còn thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ trong nước chỉ có trình độ công nghệ bậc 1, chỉ có một vài doanh nghiệp của Thái Lan, Đài Loan bậc 2 và của Nhật Bản có trình độ bậc 3. Điều này đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là cơ cấu sản phẩm phụ trợ cho ngành ô tô chỉ dừng lại ở những linh kiện giản đơn. Với các cơ sở nội địa thì nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp này đi lên từ các cơ sở sửa chữa và lắp ráp cơ khí giản đơn nên trình độ hầu hết ở mức trung bình thậm chí là thấp. Nền tảng của các doanh nghiệp ô tô trong nước là những

57 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 57 Giải pháp phát triểnCNPT ngành ô tô 57 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 57 CNPT ngành ô tô 57 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 57 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 57 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 57 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 57 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 57 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô

doanh nghiệp cơ khí lớn trước kia làm công việc sửa chữa, đại tu xe nay được bổ sung nâng cao năng lực sản xuất nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Cho đến nay, các doanh nghiệp phụ trợ vẫn là những doanh nghiệp nhỏ, thiết bị lạc hậu chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc nên chất lượng kém.

Hiện nay, chỉ có một vài nhà sản xuất trong nước có thể cung cấp các linh kiện, phụ kiện đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp có vốn đầu tư nước ngoài. Các vật liệu như thép tấm, thép hình, thép đặc biệt … để làm phụ tùng nội địa hoá vẫn chưa được chế tạo trong nước. Các vật liệu khác cũng tương tự đều không có nhà cung cấp nội địa. Bên cạnh đó, trang thiết bị, bí quyết công nghệ để sản xuất các linh kiện Việt Nam cũng còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là chưa có sự chuyển giao công nghệ sản xuất phụ tùng ô tô từ nước ngoài vào Việt Nam.

Những hạn chế về mặt công nghệ là nguyên nhân chính dẫn tới những hạn chế về chất lượng của sản phẩm phụ trợ ngành ô tô Việt Nam. Đây cũng là nguyên nhân cản trở sản xuất qui mô lớn, không đủ điều kiện để đáp ứng các đơn đặt hàng lớn, yêu cầu về chất lượng cao của các doanh nghiệp lắp ráp FDI đối với nhà cung ứng sản phẩm phụ trợ nội địa.

3. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất - lắp ráp ô tô và các nhà cung cấp sản phẩm phụ trợ nội địa

58 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 58 Giải pháp phát triểnCNPT ngành ô tô 58 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 58 CNPT ngành ô tô 58 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 58 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 58 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 58 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 58 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 58 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô

Để thực hiện được một chiến lược công nghiệp có hiệu quả thì chúng ta phải quan tâm đến sự hợp tác, liên kết giữa các bên: liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong nước và các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam, trong đó khối trong nước cung cấp linh kiện, phụ tùng và dịch vụ cho khối nước ngoài; phối hợp giữa các bộ và cơ quan khác trong việc thực hiện quy hoạch theo một cách thức phù hợp; kênh hợp tác thường xuyên giữa cộng đồng kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách.

Hiện nay, sự liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô với các nhà cung cấp linh phụ kiện trong ngành ô tô còn rất yếu. Các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô vẫn chưa hình thành cho mình được hệ thống các doanh nghiệp cung cấp phụ trợ. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nội địa chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà lắp ráp. Công ty Toyota Việt Nam là công ty luôn cố gắng để hình thành cho mình một mạng lưới cung cấp phụ trợ nội địa hùng mạnh nhưng cho đến nay, công ty cũng mới chỉ có được 9 nhà cung cấp sản phẩm phụ trợ trên cả nước. Con số này vẫn còn là quá nhỏ so với yêu cầu của ngành ô tô (1).

Sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các nhà cung cấp phụ trợ thường lỏng hơn so với sự liên kết giữa các doanh nghiệp lắp ráp nội địa với các nhà cung cấp phụ trợ. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp FDI thường yêu cầu cao đối với linh phụ kiện cả về chất lượng và trình độ sản xuất còn

59 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 59 Giải pháp phát triểnCNPT ngành ô tô 59 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 59 CNPT ngành ô tô 59 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 59 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 59 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 59 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 59 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 59 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô

các nhà lắp ráp nội địa thường chỉ sử dụng những linh kiện đòi hỏi trình độ sản xuất trung bình.

Sự thiếu thông tin về các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ nội địa cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế sự hình thành và mở rộng liên kết giữa các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô với những nhà cung cấp linh phụ kiện. Mặc dù các nhà lắp ráp có vốn đầu tư nước ngoài đã rất nỗ lực tìm kiếm nhà cung cấp trong nước nhưng họ không biết phải tìm kiếm các nhà sản xuất linh phụ kiện Việt Nam tiềm năng ở đâu. Một doanh nghiệp Nhật Bản cho biết họ đã đến thăm khoảng 100 doanh nghiệp mới tìm được một nhà cung cấp phù hợp. Việc tìm kiếm nhà cung cấp nội địa phù hợp là rất tốn kém và mất thời gian nên các nhà lắp ráp không còn động cơ để thay thế linh kiện nhập khẩu bằng linh kiện sản xuất trong nước.

III. Đánh giá chung về phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô

1. Thành tựu

Ngành công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam tuy đã không đạt được những mục tiêu do nhà nước đặt ra nhưng chúng ta cũng cần phải ghi nhận những cố gắng của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp nội địa trong ngành này. Việc chuyển cách tính từ bộ linh kiện sang từng linh kiện đã làm cho ngành sản xuất phụ tùng trong nước trở nên sôi động hơn. Nhiều doanh nghiệp như Công ty Trường Hải, Xuân Kiên, TMT, Vinamotor … đã thành công trong

60 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 60 Giải pháp phát triểnCNPT ngành ô tô 60 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 60 CNPT ngành ô tô 60 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 60 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 60 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 60 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 60 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 60 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô

việc nâng tỉ lệ nội địa hoá. Hiện tỉ lệ nội địa hoá của các doanh nghiệp này đã đạt được 40%. Đối với một số doanh nghiệp có liên quan định hướng phát triển lâu dài tại Việt Nam đã có xu hướng tìm kiếm các nhà sản xuất phụ tùng trong nước hoặc kêu gọi nhà đầu tư ở nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam.

Trong năm 2007, Toyota Việt Nam đã khai trương nhà máy sản xuất động cơ đầu tiên tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu và phục vụ cho lắp ráp nội địa. Đây là tín hiệu đáng mừng của ngành công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam.

2. Tồn tại

Tiềm năng phát triển của ngành sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam được đánh giá là rất lớn, có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước muốn đầu tư vào ngành này. Trong những năm gần đây có hàng loạt các công ty nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ, Đức … đã đầu tư vào Việt Nam sản xuất lắp ráp ô tô, phụ tùng và cơ khí chế tạo phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô. Tuy nhiên, sản phẩm phụ tùng, linh kiện ô tô cung cấp cho thị trường trong nước có thể nói là cung vẫn chưa đáp ứng đủ cầu.

Tỉ lệ nội địa hoá luôn được Nhà nước chú trọng nâng cao và yêu cầu các công ty nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam đều phải có cam kết cụ thể. Tuy

61 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 61 Giải pháp phát triểnCNPT ngành ô tô 61 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 61 CNPT ngành ô tô 61 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 61 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 61 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 61 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 61 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 61 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô

nhiên, sau hơn 10 năm hoạt động thì các cam kết này đều chưa được thực hiện. Tỉ lệ nội địa hoá thấp lại chỉ dừng lại ở việc sản xuất các kinh kiện giản đơn, với trình độ công nghệ trung bình thậm chí là thấp, có giá trị thấp. Cho đến nay, chỉ có một vài doanh nghiệp sản xuất phụ tùng nhưng chủng loại không nhiều, chủ yếu là săm lốp, nhíp lá, dây điện … Nhiều doanh nghiệp trong nước đã và đang tiếp cận với sản phẩm nhưng vẫn còn hạn chế về khả năng tài chính và chuyển giao công nghệ.

Trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ ô tô, Việt Nam chưa có được sản phẩm chủ đạo nổi trội và chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường, chưa được nhiều nhà sản xuất và nhập khẩu linh phụ kiện biết đến. Trình độ công nghệ và quản lý còn yếu kém so với các nước trong khu vực khi cùng sản xuất một loại sản phẩm. Nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Năng lực tài chính của các doanh nghiệp còn hạn chế vì vẫn phải phụ thuộc vào ngân hàng.

3. Nguyên nhân

Kích cỡ thị trường là yếu tố quan trọng để phát triển ngành ô tô cũng như công nghiệp phụ trợ ngành ô tô. Mặc dù thị trường ô tô Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua song vẫn còn qua nhỏ bé để có thể đạt được hiệu quả sản xuất theo qui mô. Theo đánh giá thì để ngành công nghiệp phụ trợ có thể phát triển được thì yêu cầu tối thiểu lượng ô tô tiêu thụ phải đạt

62 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 62 Giải pháp phát triểnCNPT ngành ô tô 62 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 62 CNPT ngành ô tô 62 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 62 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 62 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 62 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 62 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 62 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô

100.000 chiếc/năm. Trong khi đó sản lượng ô tô trong những năm qua của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 40.000 chiếc/năm. Đây là một trở ngại lớn khi các doanh nghiệp ra quyết định đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ ngành ô tô.

Số lượng các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ ngành ô tô ở nước ta chỉ vào khoảng 50 – 60 doanh nghiệp. Số lượng ít cộng thêm qui mô nhỏ, chất lượng không đảm bảo đã dẫn đến một nền công nghiệp phụ trợ ngành ô tô Việt Nam vô cùng yếu kém. Sự chậm phát triển của công nghiệp phụ trợ lại dẫn đến sự kém phát triển của ngành công nghiệp chính. Điều này tạo ra vòng luẩn quẩn giữa ngành công nghiệp chính và công nghiệp phụ trợ làm cho cả hai đều chậm phát triển, không có sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động thấp.

63 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 63 Giải pháp phát triểnCNPT ngành ô tô 63 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 63 CNPT ngành ô tô 63 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 63 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 63 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 63 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 63 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 63 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam (VDF)

Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự yếu kém của ngành công nghiệp ô tô cũng như ngành công nghiệp phụ trợ ô tô đó là do các chính sách được đưa ra không phù hợp và sự không đồng bộ về chủ trương và chính sách. Trước tiên phải kể đến sự không phù hợp của chính sách bảo hộ đối với ngành công nghiệp ô tô trong điều kiện hiện nay. Với mục tiêu bảo hộ các doanh nghiệp ô tô non trẻ trước sự cạnh tranh của đối thủ bên ngoài, Việt Nam đã đi theo mô hình của Malaysia bằng cách dựng lên hàng rào bảo hộ bằng thuế quan rất cao. Tuy nhiên đây lại là một con dao hai lưỡi. Mặc dù chính sách này đã giúp bảo vệ được các doanh nghiệp nội địa nhưng nó đã gây nên sức ì làm cho các

64 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 64 Giải pháp phát triểnCNPT ngành ô tô 64 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 64 CNPT ngành ô tô 64 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 64 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 64 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 64 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 64 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 64 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô

doanh nghiệp nội địa trở nên trì trệ trong việc đầu tư, đổi mới công nghệ để tăng tỉ lệ nội địa hoá cũng như bóp nghẹt sức phát triển của thị trường ô tô và linh phụ kiện ô tô nội địa. Kế đến là sự thiếu đồng bộ của chủ trương và chính sách: một mặt Việt Nam coi công nghiệp ô tô là ngành rất quan trọng, cần ưu tiên để góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt khác, Chính phủ lại muốn hạn chế sự phát triển của thị trường ô tô trong nước do lo ngại sẽ dẫn đến sự quá tải của hệ thống giao thông đường bộ. Chính những điều này đã khiến cho tới nay Việt Nam vẫn chưa có được một ngành công nghiệp ô tô đúng nghĩa, các doanh nghiệp mới chỉ dừng ở mức lắp ráp giản đơn với tỉ lệ nội địa hoá thấp.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢNGÀNH Ô TÔ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành ô tô (Trang 56)