Cơ cấu thu mua linh phụ kiện của các nhà sản xuất, lắp ráp

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành ô tô (Trang 51)

21 Giải pháp phát triển CNPT ngàn hô tô Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô

1.2. Cơ cấu thu mua linh phụ kiện của các nhà sản xuất, lắp ráp

Các nước luôn mong muốn nâng cao tỉ lệ nội địa hoá của mình, tỉ lệ nội địa hoá càng cao thì hệ thông công nghiệp phụ trợ của nước đó càng phát triển. Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, tỉ lệ nội địa hoá 100% không phải là một tỉ lệ lý tưởng. Các doanh nghiệp luôn ra những quyết định mua sắm của mình dựa vào những phân tích về chi phí - lợi ích. Theo đó có những linh phụ kiện được mua ở trong nước có những linh phụ kiện sẽ được nhập khẩu. Do đó, việc phát triển cơ cấu sản phẩm công nghiệp phụ trợ của mỗi quốc gia, mỗi ngành công nghiệp sẽ phụ thuộc vào các quyết định này.

Chiến lược mua sắm linh phụ kiện của các doanh nghiệp FDI đều phụ thuộc vào quy mô sản xuất và chiến lược mua sắm linh phụ kiện của công ty mẹ ở nước ngoài. Trong điều kiện ngành công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam chưa phát triển như hiện nay hầu hết các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam đều phải nhập khẩu linh

52 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 52 Giải pháp phát triểnCNPT ngành ô tô 52 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 52 CNPT ngành ô tô 52 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 52 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 52 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 52 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 52 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 52 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô

phụ kiện từ nước ngoài. Năm 2002, hãng xe Toyota, nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô tại Vĩnh Phúc đã phải nhập khẩu phụ tùng lắp ráp xe với giá trị nhập khẩu đạt 150 triệu USD, năm 2005 lên đến 460 triệu USD. Trong khi đó, linh kiện và phụ tùng sản xuất trong nước chỉ đạt 2,3 triệu USD. Hãng Mazda cũng phải nhập khẩu phụ tùng để lắp ráp xe trị giá 280 triệu USD, sử dụng phụ tùng trong nước chủ yếu là dây điện, săm lốp trị giá chỉ đạt 1,2 triệu USD.

Các sản phẩm phụ trợ ngành ô tô dùng cho công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ 4 thị trường chính: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc.

Bảng 5 : Kim ngạch nhập khẩu linh kiện ô tô từ các thị trường chính

Đơn vị: triệu USD

Thị trường Năm 2004 Năm 2005

Nhật Bản 206 284

Hàn Quốc 94 168

Đài Loan 93 148

Trung Quốc 45 102

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các website

Ta có thể thấy rằng phần lớn linh kiện và phụ tùng phục vụ cho sản xuất và lắp ráp ô tô đều được nhập khẩu từ Nhật Bản.

Trong năm 2007, giá trị kim ngạch nhập khẩu linh kiện ô tô phục vụ cho hoạt động lắp ráp và sản xuất ô tô trong nước đạt 700 triệu USD, tăng 138%

53 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 53 Giải pháp phát triểnCNPT ngành ô tô 53 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 53 CNPT ngành ô tô 53 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 53 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 53 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 53 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 53 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 53 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô

so với năm 2006.

Hình 11: Cơ cấu thu mua linh kiện của công ty ô tô Honda năm 2007

Đơn vị: %

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ website

Như vậy, ta có thể thấy rằng các nhà sản xuất sản phẩm phụ trợ cho công nghiệp ô tô vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà sản xuất, lắp ráp nội địa cũng như các doanh nghiệp FDI.

2. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện ô

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành ô tô (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w