21 Giải pháp phát triển CNPT ngàn hô tô Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH Ô TÔ Ở VIỆT NAM
39 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 39 Giải pháp phát triểnCNPT ngành ô tô 39 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 39 CNPT ngành ô tô 39 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 39 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 39 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 39 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 39 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 39 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô
I. Thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam
1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành ô tô Việt Nam
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chính thức được khai sinh từ năm 1991 với sự xuất hiện của 2 công ty liên doanh là Mekong và VMC. Sau 17 năm, đến nay đã có 11 doanh nghiệp FDI và 30 doanh nghiệp nội địa đang hoạt động với tổng công suất thiết kế lên đến hơn 400.000 xe/năm. Ngoài ra, còn có 5 dự án FDI đã được cấp phép và 10 dự án đầu tư trong nước đang xin giấy phép, chuẩn bị thành lập. Như vậy, tính đến năm 2007 tổng công suất thiết kế của ngành ô tô lên đến 500.000 xe/năm.
Trong khoảng thời gian phát triển của ngành ô tô, với những cố gắng của Chính phủ, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mặc dù còn nhiều chệch choạc, vấp váp Việt Nam đã bắt đầu hình thành ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô với 11 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó có mặt hầu hết các tập đoàn sản xuất ô tô nổi tiếng thế giới và gần 30 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động, hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) được coi là nòng cốt của ngành ô tô Việt Nam. Hiệp hội bao gồm 16 doanh nghiệp trong đó có 11 doanh nghiệp FDI và 5 doanh nghiệp nội địa với công suất thiết kế 234.000 xe/năm.
40 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 40 Giải pháp phát triểnCNPT ngành ô tô 40 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 40 CNPT ngành ô tô 40 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 40 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 40 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 40 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 40 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 40 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô
tô từ nguồn linh kiện nhập khẩu là chủ yếu chứ chưa hề chế tạo ô tô. Hầu như các sản phẩm được sản xuất ra đều được nhắm vào thị trường tiêu thụ nội địa, mà thị trường ô tô Việt Nam còn rất nhỏ bé nên trong những năm qua các doanh nghiệp lắp ráp ô tô chỉ tiêu thụ được khoàng 30.000 - 50.000 xe/năm, luôn luôn đạt dưới 1/3 công suất thiết kế.
Từ khi được hình thành, ngành ô tô Việt Nam luôn được Nhà nước dành cho những ưu đãi đặc biệt, tuy nhiên hoạt động của ngành này vẫn chưa đáp ứng được sự mong đợi của Nhà nước. Trong những năm qua, sản lượng ô tô có tăng nhưng rất ít. Tuy nhiên năm 2007 được xem là năm tăng trưởng thần kì của ngành ô tô Việt Nam, điều này được giải thích là do tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam.
41 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 41 Giải pháp phát triểnCNPT ngành ô tô 41 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 41 CNPT ngành ô tô 41 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 41 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 41 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 41 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 41 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 41 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2. Vị trí của ngành ô tô Việt Nam trong khu vực
Mặc dù đã phát triển được 15 năm nhưng so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới thì ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn rất non trẻ và gần như chưa phát triển. Hiện giờ chúng ta còn thiếu rất nhiều tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn công nghiệp. Những tiêu chuẩn chúng ta đạt được lại không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Chẳng hạn như động cơ của ta mới đạt được tiêu chuẩn Euro 2 vào tháng 7 năm 2007, trong khi thế giới đã là Euro 3, Euro 4, châu Âu chuẩn bị lên tiêu chuẩn Euro 5.
42 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 42 Giải pháp phát triểnCNPT ngành ô tô 42 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 42 CNPT ngành ô tô 42 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 42 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 42 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 42 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 42 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 42 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô
Trên bản đồ công gnhiệp ô tô khu vực và thế giới, vị trí của Việt Nam còn rất mờ nhạt. Tính đến năm 2000, sản lượng ô tô do 11 liên doanh FDI sản xuất và lắp ráp ở Việt Nam chỉ chiếm 1% sản lượng của ASEAN và chiếm 0,027% sản lượng ô tô thế giới.
Hình 9 : So sánh qui mô thị trường ô tô ở các nước châu Á năm 2003
Nguồn: Trích từ Hoàn tiện chiến lược phát trỉên công nghiệp Việt Nam (VDF)
3. Qui mô thị trường tiêu thụ
So với các nước khác trong khối ASEAN như Malaysia, Thái Lan … thì công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển muộn hơn khoảng 30 năm. Tuy nhiên,
43 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 43 Giải pháp phát triểnCNPT ngành ô tô 43 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 43 CNPT ngành ô tô 43 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 43 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 43 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 43 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 43 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 43 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô
với sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm qua, nước ta đang dần trở thành một thị trường hấp dẫn đối với công nghiệp ô tô. Nếu năm 1990, số lượng xe ô tô lưu hành trên cả nước là 246.000 chiếc thì đến năm 2002 số lượng xe ô tô lưu hành trên cả nước đã tăng 2,45 lần lên 610.000 chiếc. Từ năm 2003 đến nay, mức tiêu thụ ô tô trên thị trường liên tục tăng cao và ổn định hơn. Đến năm 2005, tổng số lượng ô tô đang lưu hành là 0,89 triệu chiếc, tăng 3,6 lần so với năm 1990.
Bảng 2 : Lượng ô tô lưu hành giai đoạn 1990 – 2006
Năm Tổng số (xe) Tăng hàng năm (xe) Tốc độ tăng (%)
1990 250.000 - - 1991 300.000 50.000 20.0 1992 290.000 -10.000 -3.3 1993 300.000 10.000 3.45 1994 320.000 20.000 6.67 1995 340.779 20.779 6.49 1996 386.976 46.197 13.56 1997 417.768 30.792 7.96 1998 443.000 25.232 6.04 1999 465.000 22.000 4.97 2000 486.608 21.608 4.65 2001 557.092 70.484 14.48 2002 607.401 50.309 9.03 2003 675.000 67.599 11.13 2004 774.824 99.824 14.79 2005 891.104 116.280 15.01
44 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 44 Giải pháp phát triểnCNPT ngành ô tô 44 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 44 CNPT ngành ô tô 44 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 44 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 44 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 44 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 44 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 44 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô
2006 972.912 81.808 9.18
Nguồn: Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia và tính toán của tác giả
4. Chuỗi giá trị của ngành ô tô
Nếu quá trình sản xuất kinh doanh phân chia thành những công đoạn gắn chặt với nhau trên phạm vi toàn thế giới thì nó cũng tạo ra các chuỗi giá trị gắn chặt với nhau trên phạm vi toàn thế giới. Trong chuỗi giá trị đó thì mỗi một quốc gia sẽ đảm nhận một hoặc một số mắt xích. Trước tiên, chúng ta hãy xem xét chuỗi giá trị của ngành ô tô:
Hình 10 : Chuỗi giá trị của ngành ô tô
Vấn đề được đặt ra là làm sao tham gia vào chuỗi giá trị trên một cách khôn khéo nhất để tận dụng cơ hội và giảm thiểu thách thức của quá trình toàn cầu hoá. Vậy ngành ô tô Việt Nam đang tham gia vào giai đoạn nào của chuỗi giá trị trên và chúng ta cần tham gia vào công đoạn gì của chuỗi giá trị đó? Thực tế, hiện nay Việt Nam đang đảm nhận công đoạn lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh (công đoạn D), công đoạn có giá trị gia tăng thấp nhất. Công đoạn
45 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 45 Giải pháp phát triểnCNPT ngành ô tô 45 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 45 CNPT ngành ô tô 45 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 45 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 45 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 45 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 45 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô 45 Giải pháp phát triển CNPT ngành ô tô
này hiện nay có thể giúp Việt Nam giải quyết được một số việc làm, nhưng về lâu dài thì đây không phải là một hướng đi hiệu quả.
Phân tích chuỗi giá trị ta có thể thấy trong các khâu nghiên cứu và phát triển, thiết kế mẫu mã là những khâu đem lại giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, Việt Nam không có lợi thế để theo đuổi hướng đi này. Ngành ô tô Việt Nam có điểm mạnh đó là nguồn nhân lực dồi dào có khả năng tiếp thu tốt, học hỏi nhanh song vẫn chưa được sử dụng một cách có hiệu quả. Đây là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta có thể phát triển theo hướng trở thành trung tâm cung cấp linh phụ kiện ô tô cho các quốc gia khác.
Tuy nhiên, hiện nay hệ thống các nhà cung cấp linh phụ kiên ô tô chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà sản xuất, lắp ráp cả về số lượng và chất lượng. Nhưng trong tương lai khi công nghiệp ô tô phát triển, với thị phần đủ lớn công nghiệp phụ trợ ngành ô tô Việt Nam có thể phát triển được và sẽ có khả năng tham gia vào quá trình phân công lao động thế giới theo chièu dọc và chiều ngang. Khi đó, công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ có được một vị trí đảm bảo trong chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần ủng hộ mạnh mẽ sự phát triển của hệ thống công nghiệp phụ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các nhà sản xuất lắp ráp ô tô cũng như các nhà sản xuất linh phụ kiện trong nước.