- Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động của lực lượng lao động trong độ tuổ
3.2.1.1 Xác định các hoạt nông nghiệp của huyện Thanh trì đến 2012, 2015,
2012, 2015, 2020
3.2.1 Xác định các loại hoạt động kinh tế của huyện Thanh Trì đến 2012,2015, 2020 2015, 2020
3.2.1.1 Xác định các hoạt nông nghiệp của huyện Thanh trìđến 2012, 2015, 2020 đến 2012, 2015, 2020
Căn cứ vào các khả năng, nguồn lực, điều kiện cụ thể của huyện và phương hướng phát triển, dự tính quy mô và tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp theo giá trị sản xuất của huyện Thanh Trì đến 2012, 2015, 2020 theo 2 phương án, theo lập luận, huyện chọn phương án 2 với các chỉ tiêu sau:
Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp Đơn vị :% Chỉ tiêu 2011- 2012 2013-2015 2015-2020 GTSX NN 1 1 1 - Trồng trọt -2.96 -0,01 -0.07 - Chăn nuôi - 0.22 -2.02 -0.06 - Thủy sản 5.94 4.86 2.19
Dự tính trong các giai đoạn 2011 – 2020 , giá trị sản xuất trung bình của nông nghiệp tăng trưởng bình quân là 1%; trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành trồng trọt giảm mạnh vào gai đoạn 2011 – 2012 do đất trồng trọt của huyện trong giai đoạn này bắt đầu bị thu hẹp lại, hơn nữa sự chuyển dịch từ diện tích trồng trọt sang nuôi trồng thủy sản làm tốc độ tăng trưởng của thủy sản tăng 5.94%. Giai đoạn 2013 – 2015, 2015 -2020 tốc độ tăng trưởng bình quân của chăn nuôi giảm ró rệt do môi trường ngày càng khắc nghiệt, dịch bệnh ngày càng tăng, cùng với sự quy hoạch đất đai của huyện chuyển từ đất canh tác sang đất dùng cho các lĩnh vực khác. Tuy sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp lại, nhưng trong giai đoạn tới nhờ khoa học kỹ thuật, cùng với việc tăng các mô hình trang trại trên địa bàn huyện sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng bình quân nông nghiệp của huyên đạt mức 1%.
Bảng 3.4 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
Đơn vị: % Chỉ tiêu 2012 2015 2020 GTSX NN 100 100 100 - Trồng trọt 42 41.66 40.30 - Chăn nuôi 31 28.69 27.76 - Thủy sản 26 29.65 31.94
Tỷ trọng giá trị sản xuất của nông nghiệp có xu hướng giảm trong nhóm ngành do tốc độ tăng của nông nghiệp chậm. Trong nông nghiệp, tỷ trọng thủy
sản khá nhanh; tỷ trọng của trồng trọt có xu hướng giảm do quỹ đất chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp, nhất là xây dựng các công trình thuộc Trung tâm huyện, khu đô thị và khu công nghiệp; tỷ trọng của các hoạt động dịch vụ nông nghiệp có xu hướng tăng lên.
Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng lên do mở rộng các hoạt động nuôi trồng (gắn nuôi trồng thuỷ sản với du lịch giải trí: câu cá ở các khu nhà nghỉ cuối tuần...) và việc khai thác các hồ nhỏ, kết hợp nuôi cỏ ruộng với trồng lúa...
Hoạt động phát triển trồng trọt
Hiện diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp là 3576,5 ha, trong đó đất trồng lúa là 2690,12 ha (547,99 ha đất trồng cây hàng năm khác ).
Giai đoạn 2012 - 2020, tiếp tục chuyển đất trồng lúa, màu sang trồng các cây khác khi nhu cầu rau, thực phẩm của Thanh Tŕ tăng nhanh. Diện tích lúa, màu còn bị thu hẹp do tiếp tục đô thị hoá của vùng trung tâm huyện cho sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ, do chuyển sang phát triển cây ăn quả theo mô hình kết hợp nông nghiệp với dịch vụ du lịch..
Tiếp tục duy trì các hoạt động nông nghiệp sạch, sản xuất tập trung từ năm 2015 – 2020 giảm nhanh các hoạt động nông nghiệp truyền thống, chuyển đổi mạnh mẽ các mô hình trồng rau sạch cung cấp cho thị trường của huyện cũng như thành phố. Hình thành vùng sản xuất rau an toàn tại các xã: Yên Mỹ, Duyên Hà; cây dược liệu tại xã Vạn Phúc, Duyên Hà. Vận động nông dân chuyển đổi ruộng cấy lúa sang trang trại tổng hợp trồng rau, trồng hoa, cây ăn quả, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn và vệ sinh thực phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
Phát triển tập trung chăn nuôi theo hướng mô hình trang trại có xử lý môi trường, đưa chăn nuôi tập trung ra ngoài khu dân cư. Tăng cường các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho gia súc gia cầm, áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm cho huyện và cung cấp số lượng lớn thực phẩm cho thành phố
Hoạt động phát triển thủy sản.
Phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản kết hợp với du lịch sinh thái tại các xã Đông Mỹ, Tứ Hiệp, Đại Áng, Tả Thanh Oai, mở rộng vùng nuôi cá đặc sản. Huyện đẩy mạnh nôi trồng thủy sản, đặc biệt là đưa những giống cá mới có chất lượng cao như cá chình và cá vược vào nuôi trồng. Huyện từng bước đầu tư công trình thủy lợi, giao thông nông thôn, phòng chống thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến chất lượng, sản lượng thủy sản.