Cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Hoạch định kinh tế xã hội của huyện thanh trì đến năm 2012, 2015, 2020 (Trang 80)

VI Đất giao thông quốc gia, thành phố và khu vực 91,59 1,

3.3.7.Cơ chế chính sách

2. CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA – XÃ HỘI VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG

3.3.7.Cơ chế chính sách

Cơ chế về cán bộ:

Cần có cơ chế đặc thù về ưu tiên tuyển dụng và chế độ đãi ngộ thu hút đội ngũ cán bộ về công tác tác tại các xã, đặc biệt là trong lĩnh vực: Nông nghiệp, y tế, văn hóa

Có chính sách ưu đãi đối với cán bộ xã đi học nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo đúng chuyên ngành để phục vụ tại địa phương.

Cơ chế đầu tư:

Chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã là ban quản lý xây dựng nông thôn mới do ủy ban nhân dân xã quyết định. Đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà ban quản lý xã không đủ năng lực và không nhận làm chủ đầu tư thì ủy ban Huyện giao cho ban quản lý dự án huyệ đầu tư và có sự tham gia của ủy ban nhân dân xã.

Khuyến khích lựa chọn nhà thầu theo hình thức cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp từ công trình thực hiện xây dựng

Có chính sách, ưu đãi, khuyến khích đối với doanh nghiệp tham gia đầu tư XHH đối với công trình phục vụ cho đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, đặc biệt là các doanh nghiệp của địa phương nhằm huy động các nguồn lực tham gia thực hiện đề án.

KẾT LUẬN

Với những kiến thức đã học ở lớp quản trị doanh nghiệp, khoa kinh tế quản lý, và những kiến thức mà em tìm hiểu về huyện Thanh Trì, em đã đưa ra những quan điểm của mình trong việc hoạch định kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì. Việc hoạch định kinh tế - xã hội đầy đủ các bước sẽ mang lại cho các cấp lãnh đạo Huyện ủy, HĐND và UBND huyện có được cái nhìn rõ nét hơn về định hướng phát triển và chọn được giải pháp phù hợp với mục chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì theo quy họach tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đã được phê duyệt.

Nội dung đồ án tập trung vào những vấn đề chính như sau:

- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản trong hoạch định kinh tế - xã hội - Vận dụng những lý thuyết cơ bản hoạch định kinh tế - xã hội để phân tích toàn cảnh về môi trường kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì, những điều làm tốt, những điều làm chưa tốt và những nguyên nhân của hoạch định kinh tế - xã hội huyện Thanh trì.

- Dựa vào những lý luận để hoạch định kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì đến năm 2012, 2015, 2020

Tóm lại, việc hoạch định phát triển kinh tế - xã hội không thể bất biến về mặt thời gian, môi trường kinh tế - xã hội luôn thay đổi theo thời gian. Vì vậy việc hoạch định phát triển kinh tế - xã hội ở tại bất kỳ một vùng miền hay tỉnh lỵ nào đều mang tính cấp bách và đòi hỏi độ chính xác cao, việc tiếp tục nghiên cứu, đúc kết và đánh giá so sánh kết quả đạt được với việc hoạch định kinh tế - xã hội là rất cần thiết trong việc điều chỉnh các định hướng, việc này không chỉ cần sự tham gia tích cực của các ban nghành địa phương mà còn đòi hỏi hơn nữa của các chuyên gia hoạch định chiến lược tầm vĩ mô. Từ đó mới có được những chính sách phát triển cho từng vùng miền một cách tốt nhất.

Với những giới hạn về kiến thức lý thuyết cũng như những hiểu biết của bản thân, đồ án tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy, Cô

Một lần nữa, em xin bày tỏ lòng cảm ơn thân thành của mình đối với GS.TS. Đỗ Văn Phức, Thầy đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành đồ án “ Hoạch định phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì đến năm 2012, 2015, 2020 ”.

Sinh Viên Vũ Như Quỳnh

Một phần của tài liệu Hoạch định kinh tế xã hội của huyện thanh trì đến năm 2012, 2015, 2020 (Trang 80)