Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
34.172.497.40 1
129.323.871.01 0 Chi phí thuế TNDN hiện
hành 4.286.337.858 15.968.091.324
Chi phí thuế TNDN hoàn
lại -262.645.532 262.645.532 LNST 30.148.805.07 5 113.093.134.15 4 85.765.000.000 VCSH 100.000.000.00 0 300.000.000.00 0 300.000.000.000 Mệnh giá 100.000 100.000 10.000 Số cổ phần 1.000.000 3.000.000 30.000.000 EPS 30.148,81 37697,71 2.858,83 Giá CP thị trường 650.000 42.000 Tỷ số P/E - 17,24 14,69 Tổng cổ tức đã chi trả 63.350.000.000 78.000.000.000 Cổ tức tb/CP - 21,12 2.600 Tỷ lệ chi trả cổ tức (Cổ tức/mệnh giá) 21% 26% Tỷ lệ chi trả cổ tức (Cổ tức/EPS) 56% 91%
Ta xác định được DEL năm 2007 = 0,12, điều này cho thấy rủi ro tài chính của công ty thấp.
Tỷ số giá thu nhập (P/E) của công ty khá cao chứng tỏ các cổ đôngcủa công ty kỳ vọng vào khả năng tăng trưởng của công ty.
Như vậy, tỷ lệ chi trả cổ tức hiện tại chỉ mới đạt khoảng 55% EPS. Từ những thông số tài chính trên, ta có thể thấy rằng công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng
3.3. Giai đoạn hưng thịnh – Chiến lược tài chính của Công ty cổ phần dược Hậu Giang (2008 -2009) Hậu Giang (2008 -2009)
Rủi ro tài chính được đo lường bằng độ nghiêng của đòn bẩy tài chính
Năm 2008 Năm 2009
DFL 0,65 0,62
% thay đổi EPS 11,95 107,85 % thay đổi EBIT 18,25 175,21
Ta thấy DFL năm 2009 = 0,62. Như vậy rủi ro tài chính của công ty tương đối thấp.
Năm 2008 Năm 2009
DFL 0,65 0,62
DOL 0,24 9,37
DTL 0,16 5,77
Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính hợp lại thành rủi ro tổng thể của công ty. DTL của công ty năm 2009 cao hơn 2008 là vì DOL cao hơn. Tuy vậy nhận thấy năm 2009 DOL cao và DFL thấp, theo lý thuyết mối tương quan nghịch giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính sẽ được xác nhận bằng chiến lược giảm thiểu rủi ro kinh doanh có thể bù trừ bằng gia tăng rủi ro tài chính qua việc huy động tài trợ nợ. Một thay đổi như thế trong chiến lược tào chính bằng vốn cổ phần sang một tỷ trọng ngày càng tăng tài trợ nợ có thể làm tăng đáng kể giá trị cho các cổ đông.
3.3.2. Quyết định lựa chọn nguồn tài trợ
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tỷ trọng nợ/tổng nguồn vốn 32,16 35,37 32,60
Tỷ trọng VCSH/tổng nguồn vốn
67,84 64,63 67,40
Tỷ trọng nợ vay không thay đổi nhiều qua các năm. Điều này cho thấy công ty đã không gia tăng việc tài trợ bằng nợ. Theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất năm 2009 của các doanh nghiệp Dược niêm yết, hầu hết các doanh nghiệp cấu trúc
vốn với trên 50% được tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu, còn lại là nợ phải trả với tỷ lệ vay ngắn hạn và vay dài hạn tương đối thấp. Riêng dược Hà Tây và dược Bến Tre là 2 doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chủ yếu là kinh doanh thương mại nên cơ cấu nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Trong khi tại công ty Dược Hậu Giang, nợ chỉ chiếm hơn 30% trong cấu trúc vốn. Điều này cho thấy cấu trúc vốn của các công ty niêm yết ngành dược trong đó có dược Hậu Giang là khá an toàn do nguồn vốn được huy động phần lớn từ các đợt phát hành cổ phiếu thành công.
Khác với lý thuyết nghiên cứu, do các nguồn vốn đầu tư vào những dự án một mặt chưa sử dụng hết nguồn tiền hiện có, mặt khác chưa đến thời gian khai thác hiệu quả nên hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa tối ưu và đòn bẩy tài chính vẫn chưa cần đến.
3.3.3. Chính sách chi trả cổ tức
Công ty cổ phần dược Hậu Giang đã chia cổ tức bằng tiền mặt tới 30% mệnh giá, một tỷ lệ tương đối cao với mục đích thông báo gián tiếp cho cổ đông, chính sách này có thể hấp dẫn các cổ đông tiềm năng và nhờ tác động này sẽ làm giá cổ phần có thể lên cao. Đồng thời chi trả cổ tức cao nhằm thông báo cho cổ đông biết triển vọng tăng trưởng của công ty tương lai sẽ không cao như trong quá khứ nữa, điều này làm giảm kỳ vọng của cổ đông về tăng trưởng của công ty.
3.4.Giai đoạn suy thoái – Chiến lược tài chính của Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết
3.4.1. Quyết định đầu tư
Trước năm 2002, sản phẩm chính của công ty là bông y tế. Nhưng sản phẩm này do tỷ suất sinh lời thấp nên lãnh đạo công ty quyết định mở rộng đầu tư vào sản phẩm băng vệ sinh. Đây là cái nhìn có tầm chiến lược của công ty. Tuy nhiên do sự yếu kém trong quản lý và điều hành ban lãnh đạo công ty đã dẫn đến BBT hoạt đọng sa sút.
Thể hiện rõ nhất là việc đầu tư không hiệu quả 2 sản phẩm này tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh), với tổng số vốn đầu tu hơn 100 tỷ đồng, 2 dây chuyền này được trông đợi tạo ra sự đột phá cho BBT sau khi được đưa vào khai thác hồi cuối năm 2003. Tuy nhiên kết quả thực tế không như mong đợi.
Thời điểm tốt nhất để BBT hoàn thành vầ khai thác các dây chuyền mới là từ năm 2000, nhưng phải đến 3 năm sau, dự án này mới được đưa vào vận hành. Chính vì dự báo kém và thiếu tầm nhìn chiến lược, BBT đã triển khai đầu tư các dây chuyền mới chậm trễ, dẫn đến mất cơ hội thị trường
3.4.2. Quyết định tài trợ
BBT ở giai đoạn này quyết định chọn nguồn tài trợ và phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác chiến lược để tăng vốn lên 150 tỷ đồng, lãnh đạo BBT tìm cách xoay xở vốn vay từ tư nhân và ngân hàng dù phải chịu lãi suất cao để duy trì hoạt động. Công ty Dệt may Gia Định thống nhất phương án hỗ rợ 10-15 tỷ dưới hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi.
Tuy nhiên, do công ty hết vốn hoạt động , ngân hàng không cho vay vì còn nợ gần 50 tỷ đồng , hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đã ngưng lại do không còn nguyên liệu Công ty Dệt may Gia Định lại không thông qua phương án phát hành cổ phiếu để công ty lấy lại vốn sản xuất. Vì vậy BBT đang đứng trên bờ vực phá sản.
Như vậy, quyết định tăng nợ, phát hành cổ phiếu tức là cấu trúc lại công ty để phù hợp với giai đoạn suy thoái đang diễn ra. Đây là trình tự hợp lí phù hợp với mô hình tổng thể trong giai đoạn suy thoái. Bên cạnh đó ban lãnh đạo công ty còn đưa ra chiến lược tái cấu trúc chi phí bằng cách giảm thích hợp các chi phí cố định không cần thiết.
3.4.3. Quyết định phân phối
Theo như lý thuyết đã trình bày trong giai đoạn suy thoái dòng tiền trong giai đoạn này tương đối nhàn rỗi, lợi nhuận mong đợi từ tái đầu tư công ty suy thoái thường thấp hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi từ tái đầu tư công ty suy thoái
thường thấp hơn tỷ suất sinh lợi của cổ đông. Giai đoạn này hướng tới một chính sách chi trả cổ tức cao.
Nhưng lý thuyết cho giai đoạn suy thoái này hoàn toàn không đúng với giai đoạn đang suy thoái của công ty BBT. Bởi lẽ lý do mà ta có thể thấy được là giai đoạn suy thoái của BBT hoàn toàn không phải quy luật suy thoái tự nhien trong