Như đã đề cập, nếu công ty áp dụng được chiến lược tài chính thích hợp, giai đoạn suy thoái của vòng đời và việc thanh lý cuối cùng của công ty không nhất thiết làm suy giảm giá trị tài sản của các cố đông.
Có nhiều chiến lược để các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng nhằm cố gắng trì hoãn hoặc tránh được cái chết chắc chắn sẽ xảy ra này, mà chỉ một vài chiến lược trong số này là có lợi cho các cổ đông.Một chiến lược hiển nhiên là đa dạng hóa vào các lĩnh vực khác. Nhưng nếu việc đa dạng hóa này chưa được thực hiện trước khi việc kinh doanh chính đã bắt đầu chuyển vào giai đoạn suy thoái thì sẽ rất khó khăn cho công ty khi tài trợ cho việc đa dạng hóa từ một dòng tiền đang giảm dần.
Một chiến lược khác có thể hấp dẫn hơn là xem xét các lý do chính là tại sao công ty bây giờ lâm vào tình trạng suy thoái. Rõ ràng, một khác biệt chính giữa
một công ty đang phát triển với một công ty đang suy thoái chính là thị phần thấp hơn mà công ty suy thoái nắm giữ. Điều này có thể cho chúng ta thấy một phương cách tăng giá trị của doanh nghiệp, nếu có nhiều các công ty nhỏ trong thị trường này, tất cả đều phải đối phó với một tình trạng suy thoái dần dần. Một trong các công ty trong nhóm này có thể quyết định thay đổi động lực trong ngành của mình bằng cách hợp nhất hoặc sáp nhập một số lớn các đối thủ cạnh tranh nhỏ của mình. Chi phí của tái cấu trúc này không nên quá lớn vì các công ty sẽ có khả năng tạo ra các thu nhập thấp và ọi việc sẽ còn tồi tệ hơn trong tương lai.
Một khi công ty đã đạt được một thị phần khống chế lớn hơn nhiều sẽ là cơ sở để thương lượng được với các khách hàng và nhà cung cấp và do đó công ty có thể cải tiến thu nhập tài chính chung của mình một cách đáng kể. Có thể làm được điều này bằng cách hợp ký hóa tổng công suất của nhóm để loại bỏ công suất của
ngành, nếu điều này làm giảm giá bán.