Mức độ ảnh hưởng của rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu chiến lược tài chính của doanh nghiệp (Trang 33)

“ Rủi ro kinh doanh thấp, rủi ro tài chính cao”

Bất chấp chiều hướng sụt giảm và cái chết không thể tránh khỏi của sản phẩm, rủi ro kinh doanh đi kèm sẽ được xem là vẫn giảm từ mức độ bão hòa của giai đoạn trước. Nếu trong giai đoạn bão hòa, rủi ro kinh doanh được xác định là độ dài của giai đoạn bão hòa, thì trong giai đoạn suy thoái, rủi ro kinh doanh còn lại duy nhất là “ nên cho phép doanh nghiệp tiếp tục tồn tại bao lâu nữa”. Việc kéo dài giai đoạn suy thoái có thể làm giảm hơn nữa giá trị tài sản của doanh nghiệp và sẽ ảnh hưởng đến việc không trả được nợ vay, mà lợi nhuận để chia cổ tức cũng bị sụt giảm.

Rủi ro kinh doanh giảm đồng nghĩa với việc cho rằng tỷ lệ tài trợ nợ có thể tăng trong giai đoạn này (nghĩa là chấp nhận một rủi ro tài chính tương đối cao). DTL = DOL x DHL

Nếu DOL (đòn bẩy rủi ro kinh doanh) giảm, doanh nghiệp có thể chấp nhận một DHL (đòn bẩy rủi ro tài chính) cao mà vẫn không làm thay đổi DTL (đòn bẩy rủi ro tổng hợp của doanh nghiệp).

2.4.3. Chính sách chi trả cổ tức

Trong các giai đoạn trước ( khởi đầu, tăng trưởng, bão hòa), một phần lợi nhuận sẽ được giữ lại để tái đầu tư hay tìm kiếm đầu tư vào các dự án mới cho nên chính sách chi trả cổ tức trong các giai đoạn này có tỷ lệ chi trả không toàn bộ.

Trong đó: tỷ lệ chi trả cổ tức < 100%

Trong giai đoạn suy thoái, lợi nhuận mong đợi từ tái đầu tư vào doanh nghiệp suy thoái thường thấp hơn tỷ suất mong đợi của cổ đông (nghĩa là các cổ đông yêu cầu mức chi trả cổ tức cao hơn các giai đoạn trước đây vì cho rằng triển vọng tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp rất thấp, thậm chí là âm), mặt khác dòng tiền trong giai đoạn này tương đối “nhàn rỗi” do sự sụt giảm trong quy mô đầu tư. Sự tương phản này tạo nện một tỷ lệ chi trả cổ tức rất cao, cho thấy một phần của cổ tức này là sự hoàn trả vốn.

Cổ tức = EPS

Kết quả là cổ đông sẽ không lo ngại về sự sụt giảm giá cổ phần, miễn là họ được đền bù đủ bằng một lãi suất cổ tức cao

Thực tế có một câu hỏi được đặt ra từ phía các cổ đông là việc chia cổ tức tiền mặt cao như vậy có phải là nhờ doanh nghiệp đang hoạt động tốt và muốn chia sẻ kết quả kinh doanh với các cổ đông? Việc chi trả cổ tức toàn bộ như vậy phát đi tín hiệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó khiến cho các cổ đông thật sự phấn khởi, tăng lòng tin vào doanh nghiệp, cổ phiếu có tính thanh khoản cao hơn.

Nếu một doanh nghiệp có lợi nhuận trong năm cao, đòn bẩy tài chính ở mức an toàn, dòng tiền tự do ổn định thì hoàn toàn có quyền và nên chia sẻ thành công đó với cổ đông qua việc chi trả cổ tức. Nhưng trên thực tế trong giai đoạn suy thoái, doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm thì việc doanh nghiệp chi trả toàn bộ cổ tức chỉ có thể là do doanh nghiệp không tìm được dự án đầu tư mới và đang thu hẹp lại dần quy mô đầu tư cũ. Dòng tiền trong giai đoạn này trở nên nhàn rỗi, để doanh nghiệp có thể chi một tỷ lệ cổ tức cao cho các cổ đông. Doanh nghiệp có thể chi trả cổ tức từ nguồn tiền nhàn rỗi hoặc giả để chi trả được mức cổ tức như đã công bố, sẽ có một số doanh nghiệp có khả năng phải bán đi một số tài sản tài

chính hoặc thậm chí là sử dụng cả nguồn vốn vay trong lúc chưa thu hết được tiền từ khách hang để chi trả cổ tức.

Một phần của tài liệu chiến lược tài chính của doanh nghiệp (Trang 33)