GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHCT BA ĐÌNH
3.2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp
dụng doanh nghiệp
a) Kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương
Hoàn thiện môi trường pháp lý, hệ thống pháp luật kinh tế, đảm bảo các cơ sở kinh tế vĩ mô được xây dựng và thực thi tốt, bảo đảm tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.
Tránh sự chồng chéo giữa các văn bản, quy định và phải đảm bảo tính thực hiện đúng đắn tại các cấp cơ sở, thông qua kiểm tra hướng dẫn đầy đủ.
Cơ chế quản lý, chính sách kinh tế của Nhà nước cần phải ổn định, công khai, minh bạch, bảo đảm sự bình đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế. Tăng cường các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, quản lý tốt con người và cán bộ công chức nhà nước, xử lý nghiêm những trường hợp tham nhũng sai phạm trong quản lý các nguồn vốn đầu tư.
Chính phủ cần sớm bổ sung tăng vốn tự có của các NHTM nhằm tăng tiềm năng tài chính, tăng khả năng cạnh tranh vì với số vốn tự có ít như hiện nay, các NHTM sẽ rất khó khăn lung túng không chỉ trong việc quản lý, giải quyết NQH lớn mà còn trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
b)Kiến nghị đối với NHNN
NHNN cần ban hành cụ thể chặt chẽ quy chế chuyển nợ thành vốn góp giúp ngân hàng có cơ sở để tiến hành xúc tiến cải tổ lại hoạt động của doanh nghiệp để có thể thu hồi nợ.
Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các NHTM, thường xuyên bám sát hoạt động của các TCTD để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm… xử lý nghiêm các trường hợp vi pham. Mặt khác tiếp tục đạo tạo và đào tạo lại, tăng cường đội ngũ thanh tra giám sát tính công khai, minh bạch trong hoạt động trong ngân hàng để củng cố lòng tin của nhân dân vào hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin tín dụng (CIC) của ngành ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ cho ngân hàng và các doanh nghiệp. Mặt khác cũng cần quy định một mức độ liên đới trách nhiệm nhất định của CIC trong trường hợp NHTM, TCTD bị rủi ro, thiệt hại do sử dụng thông tin thiếu chính xác của trung tâm cung cấp.
Hoàn thiện các văn bản pháp quy có liên quan đến lĩnh vực tín dụng, phù hợp với thực tế, thông thoáng linh hoạt và được áp dụng thống nhất chung trong toàn hệ thống ngân hàng. Việc hoàn thiện này có thể dựa trên việc nghiên cứu thực tế theo dõi và đánh giá hiệu quả của các giải pháp cụ thể ở các nước trong khu vực để rút ra kinh nghiệm chủ động ban hành hoặc đề xuất với Chính phủ.
Cần phải hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống thông tin tín dụng, hoàn thiện mô hình tổ chức, củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa tát cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm hỗ trợ có hiệu quả với các TCTD và phụ vụ cho hoạt động giám sát của NHNN.
c)Kiến nghị đối với NHCT Việt Nam
NHCT Việt Nam cần tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với từng chi nhánh trực thuộc. Đồng thời, phải hoàn thiện đối mới bộ máy kiểm tra, kiểm toán thành một hệ thống từ trụ sở chính đến các cơ sở. Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện và chính xác để kịp thời phát hiện xử lý những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trước, trong và sau khi cho vay. Bên cạnh đó cũng cần sự chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh để có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chi nhánh trên cùng địa bàn, nhằm tránh sự cạnh tranh nội bộ không lành mạnh làm ảnh hưởng đến xu thế phát triển chung của NHCT Việt Nam.
NHCT Việt Nam cần xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như các kiến thức về quản trị, về nghiệp vụ ngân hàng hiện đại ở cả trong và ngoài nước… nhằm bắt kịp thời với sự phát triển như vũ bão trong hoạt động tài chính ngân hàng.
NHCT Việt Nam cần chỉ đạo trung tâm công nghệ thông tin hỗ trợ giúp đỡ các chi nhánh hiện đại hóa chương trình phần mềm giao dịch và quản lý thông tin theo hướng đồng bộ và phù hợp với các nghiệp vụ kinh doanh đặc thù, nhằm
khai thác tốt dữ liệu trong quá trình tác nghiệp, nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện các biện pháp đảm bảo tín dụng tại Chi nhánh.
Hệ thống những giải pháp và kiến nghị trình bày trên là xuất phát từ cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cũng như yêu cầu đối mới phương pháp kinh doanh trong quá trình hội nhập và phát triển. Những giải pháp và kiến nghị trên vừa nhằm mục đích hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, vừa nhằm mục đích hoàn thiện môi trường pháp lí- kinh tế cho hoạt động tín dụng. Việc hoàn thiện các nhân tố này là yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh.
KẾT LUẬN
Như đã phân tích ở trên, hoạt động tín dụng k hông chỉ đóng vai trò quan trọng với bản than ngân hàng mà còn đóng vai trò quan trọng trọng nền kinh tế.
Chính vì vậy, việc không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất l ượng tín dụng là nhiệm vụ không chỉ thường xuyên với bản thân ngân hàng mà còn đối với toàn thể doanh nghiệp, các cá nhân và cả các cơ quan chức năng để đảm bảo cho nền kinh tế của nước ta phát triển nhanh mạnh và đúng định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Tuy nhiên đối với hệ thống ngân hàng nói chung và Chi nhánh NHCT Ba Đình nói riêng, việc nâng cao chất lượng tín dụng không thật dễ dàng và nhanh chóng mà nó đòi hỏi phải có thời gian quá trình tác động, do những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan tác động như đã trình bày ở trên. Chính vì vậy trong chuyên đề của mình qua việc nghiên cứu, phân tích, em đã đưa ra một số giải pháp nhằm một phần giải quyết những mặt tồn tại và nâng
cao chất lượng tín dụng góp phần vào sự phát triển kinh tế nói chung của đất nước.
Do trình độ và kiến thức còn hạn chế nên giải pháp đưa ra cũng như kiến nghị thực hiện còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của các thầy cô đối với chuyên đề để em có thể nâng cao chất lượng nghiên cứu sau này của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy tại Học Viện Ngân Hàng và các anh chị thuộc phòng Khách hàng II- NHCT Ba Đình đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.