Các nhóm giải pháp bổ trợ

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHCT Ba Đình (Trang 46)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHCT BA ĐÌNH

3.2.2. Các nhóm giải pháp bổ trợ

a) Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thiết lập chính sách tuyển dụng cán bộ một cách công băng, hợp lý theo quy định của Nhà nước, của ngành, của Hội sở chính để có thể thu hút được nhiều người giỏi về làm cho Chi nhánh.

Tổ chức các cuộc hội thảo về kí năng lăng nghe và phỏng vẫn khách hàng để giúp cán bộ tín dụng có được những công cụ quý báu nhằm tăng cường khả năng đánh gia và thẩm định sâu sát với món vay hơn.

Cử cán bộ đi tham quan, học hòi kinh nghiệm của các ngân hàng lớn khác trong và ngoài nước về lĩnh vực liên quan đến tín dụng.

Quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của cán bộ tín dụng, có chính sách lương thưởng hợp lý đảm bảo phản ánh đúng kết quả kinh doanh khuyến khích cán bộ tín dụng nỗ lực phấn đấu hoàn thành và nâng cao chất lượng công việc.

Tổ chức việc phân công công việc cụ thể, khoa học đễn từng người, từng vị trí theo hướng công việc chuyên môn.

b) Phát triển công nghệ thông tin

Theo số liệu thống kê từ các ngân hàng, hơn 85% các nghiệp vụ ngân hàng được xử lý bằng máy tính ở các mức độ khác nhau. Vì vậy, Chi nhánh cần chú trọng phát triển công nghệ thông tin theo chuẩn mực quốc tế với nguồn vốn hợp lý và đầu tư có trọng điểm trên cơ sở cơ cấu lại tỷ lệ đầu tư các lĩnh vực công nghệ thông tin (phần cừng cứng, phần mềm, mạng và viễn thông), ưu tiên cho đào tạo, coi trọng các sản phẩn đầu tư trí tuệ, sản phẩm phần mềm nhằm mục tiêu tất cả các nghiệp vụ ngân hàng chủ yếu được tự động hóa.

Để tạo nền tảng cơ sở kĩ thuật vững chăc cho việc mở rộng các dịch vụ thanh toán không dung tiền mặt và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới thì ưu tiên hàng đầu trong phát triển công nghệ tin học ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo là nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc gia. Để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi roc ho hoạt động ngân hàng, cần chú trọng ứng dụng hiệu quả các thành tựu công nghệ thông tin trong công tác thanh toán, giám sát, kiểm soát.

c) Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng

Để tăng khả năng cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng thì ngân hàng phải tạo ra được sự khác biệt so với các ngân hàng khác. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần tiếp tục đầy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng, tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức tuyển truyền rộng rãi cho khách hàng những lợi ích khi vay vốn tại ngân hàng.

Thiết lập một phòng Marketing riêng, chuyên nghiên cứu khách hàng, thị trường và để xuất các chiến lược marketing tại Chi nhánh.

Chủ động tăng cường tìm kiếm khách hàng, cán bộ chi nhánh cần tìn hiểu về nhu cầu của khách hàng, tiến hành phần loại khách hàng, lựa chọn những khách hàng mục tiêu. Từ đó đưa ra những sản phẩn tín dụng đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình hành, uy tín của ngân hàng, giới thiệu các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp đến khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận các sản phẩm của mình.

d) Đa dạng hóa danh mục sản phẩm tín dụng của ngân hàng

Để phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc đa dạng hóa các danh mục tín dụng là biện pháp tất yếu. Ngân hàng tiến hành phân tán nguồn vốn của mình cho nhiều đối tượng, nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực thay vì tập trung vốn vào một khách hàng lớn, điều này sẽ hạn chế rủi roc ho ngân hàng khi khu vực khách hàng của ngân hàng gặp khó khăn. Ngoài ra ngân hàng cũng có những khoản thu nhập do đầu tư vào đối tượng khác để bù đắp phần vốn mà ngân hàng bị mất đi.

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHCT Ba Đình (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w