Những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHCT Ba Đình (Trang 36)

a) Những tồn tại

Về cơ cấu cho vay đối với các ngành, tỷ trọng cho vay của Chi nhánh tập trung nhiều vào các doanh nghiệp xây dựng cơ bản, mà đây lại là những doanh nghiệp có nhiều nợ xấu tồn đọng từ những năm trước. Mặt khác, do thị trường bất động sản trong thời gian qua đóng băng khiến cho các doanh nghiệp khó có khả năng trả nợ ngân hàng đúng với cam két. Vì vậy, Chi nhánh gặp phải nhiều rủi ro tín dụng do việc thu hồi các khoản nợ trên rất khó khăn, việc xử lý TSĐB lại kém hiệu quả vì máy móc thiết bị cũ nát, nằm rải rác khắp cả nước và bị các đối tác cung cấp vật tư nắm giữ trừ nợ. Trong khi đó, việc xử lý tài sản thế chấp là đất đai bị vướng về thủ tục hành chính.

Cán bộ tín dụng còn thiếu kinh nghiệm trong việc phân tích, đánh giá khách hàng cũng như thẩm định các dự án vay vốn, đặc biệt là đối với các dự án vay vốn lớn, phức tạp liên quan đến nhiều bên, nhiều máy móc thiết bị kĩ thuật cao, phức tạp. Hơn nữa, chi nhánh lại thiếu những cơ sở dữ liệu về thông tin khách hàng phục vụ cho việc thẩm định đánh giá, dẫn đến những hạn chế trong việc quyết định cho vay.

Năm 2007, tỷ trọng cho vay có TSĐB rất thấp (40,3%) là do Chi nhánh cho công ty vận tải Biển Đông vay 700 tỷ đồng trong khi hồ sơ TSĐB chưa

hoàn thiện. Đây là dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro mà Chi nhánh sẽ gặp phải khi không có nguồn thu nợ bổ sung nếu khách hàng không trả được nợ.

Việc theo dõi đôn đốc khách hàng trả nợ của một số cán bộ tín dụng chưa sát sao, việc kiểm tra giám sát vốn vay chưa nắm bắt kịp thời tình hình tài chính của đơn vị để có biện pháp điều chỉnh quan hệ vay trả kịp thời. Nhiều khoản vay nhảy nhóm, tài sản pháp lý chưa hội đủ các yếu tố pháp lý, nhiều tài sản còn mang tính hình thức nên khi phải xử lý tài sản thì đều vướng mắc về thủ tục, thiếu hoàn chỉnh, có tài sản hết khấu hao hoặc khó bán. Từ Tổng công ty đến các doanh nghiệp cầm chừng trong việc xử lý nợ, trông chờ vào việc thu hồi nợ đọng từ ngân sách, lợi thế về đất đai là trụ sở công ty... nên không tuyên bố phá sản.

Về huy động vốn, tiền gửi của các doanh nghiệp tăng trưởng không bền vững. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động chủ yếu là các kỳ hạn ngắn (tuần, 3,6,9 tháng). Tỷ lệ huy động vốn trung và dài hạn còn ở mức thấp. Do vậy ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng trong lĩnh vực tài trợ các dự án trung và dài hạn.

Trần lãi suất cho vay đầu năm tăng cao đến cuối năm 2008 lại hạ thấp dẫn đến chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay ngày càng thu hẹp làm ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động cho vay của Chi nhánh. Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ của NHCT Ba Đình cũng giảm qua ba năm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của Chi nhánh.

b) Nguyên nhân của những tồn tại

 Nguyên nhân khách quan

Nền kinh tế Việt nam trong những năm vừa qua, đặc biệt là năm 2008 biến động (ví dụ: mâu thuẫn giữa cung cầu hàng hóa, tình trạng Đô la hóa nền kinh tế…)nhiều khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, nước ta đang trong giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường, các chính sách và cơ chế

quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình chuyển đổi nên nhiều doanh nghiệp chưa kịp thích ứng với cơ chế mới, bộc lộ nhiều yếu kém dẫn đến khó khăn về tài chính và khó có khả năng trả nợ ngân hàng đúng cam kết.

Quản lý của Nhà nước còn nhiều sơ hở và chưa hoàn thiện đã tạo điều kiện cho một số khách hàng đạo đức kém chủ tâm lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng. Hơn nữa, chính những chính sách quản lý chưa hoàn thiện chưa tạo điều kiện cho các hoạt động của ngân hàng như các thủ tục về đăng kí giao dịch đảm bảo, thủ tục về xử lý nợ…

Trình độ nhận thức của các doanh nghiệp còn yếu kém dẫn đến sử dụng sai mục đích nguồn vốn vay, dẫn đến mất khả năng thanh toán. Hệ thống công nghệ thông tin còn nghèo nàn.

Do tình hình thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh khiến cho những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên mất khả năng trả nợ ngân hàng.

 Nguyên nhân chủ quan

Trình độ của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế, thiếu kiến thức về kinh tế, pháp luật dẫn đến cho vay đối với những khách hàng có năng lực tài chính yếu kém, phương án kinh doanh không khả thi. Ngoài ra, quy trình tín dụng Chi nhánh cũng chưa được tuân thủ một cách chặt chẽ ở các khâu thẩm định khách hàng, thẩm định TSĐB, khâu kiểm soát sau khi cho vay, dẫn đến việc phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích chậm. Do đó dẫn đến thu hồi vốn không đúng hạn.

Các sản phẩm, dịch vụ của Chi nhánh chưa đa dạng. Các sản phẩm của Chi nhánh chỉ chủ yếu là các sản phẩm truyền thống được xây dựng căn cứ vào thời hạn cho vay, đồng tiền cho vay và TSĐB chứ chưa có các chính sách cũng như các chiến lược để phát triển những sản phẩm mới cho các nhóm khách hàng

khác nhau. NHCT Việt nam chỉ có một quy chế cho vay chung đối với tất cả các khách hàng là cá nhân và hộ gia đình. Do vậy, nhiều khách hàng không đáp ứng được các điều kiện vay vốn dẫn đến Chi nhánh mất đi một số lượng khách hàng đáng kể.

NHCT Việt Nam chưa ban hành kịp thời một số văn bản hướng dẫn các chi nhánh NHCT áp dụng các sản phẩm mới. Ví dụ như NHCT đã thực hiện cho vay đối với khách hàng là cá nhân và hộ gia đình mua nhà, mua ô tô, du học. Tuy nhiên, chỉ có sản phẩm cho vay du học đã có văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, chi tiết về mức cho vay, đối tượng cho vay,… Hai sản phẩm còn lại, hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện. Chi nhánh NHCT Ba Đình vẫn phải áp dụng quy chế của NHCTVN về cho vay đối với các nhu cầu khác của nhóm khách hàng này. Điều này cũng gây khó khăn cho chi nhánh.

Hơn nữa, tổ chức bộ máy của NHCT còn cồng kềnh, đội ngũ nhân lực có độ tuổi trung bình cao nên quá trình triển khai sản phẩm chậm, chậm thích ứng với những thay đổi của thị trường. Trong khi đó, thị trường tài chính ở Việt Nam những năm gần đây có những thay đổi rõ rệt, mức độ cạnh tranh trở nên quyết liệt. Nhiều NH, đặc biệt là các NHTM cổ phần đã rất nhanh nhạy trong hoạt động kinh doanh của mình. Họ đưa ra những chính sách kinh doanh hợp lý, đáp ứng được nhu cầu ngày một cao của thị trường.

Bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ thiếu cán bộ, thiếu thông tin nên chưa phân tích đầy đủ tình hình hoạt động của Chi nhánh, khả năng phát hiện các hiện tượng rủi ro tiềm ẩn cũng hạn chế.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHCT Ba Đình (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w