Nhóm giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHCT Ba Đình (Trang 42)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHCT BA ĐÌNH

3.2.1. Nhóm giải pháp chủ yếu

a) Xây dựng và thực hiện tốt quy trình tín dụng

Chất lượng tín dụng NH phụ thuộc rất nhiều vào quy trình quản lý tín dụng. Do đó, thực hiện tốt các khâu trong quy trình quản lý tín dụng là giải pháp nghiệp vụ đầu tiên nhằm bảo đảm chất lượng tín dụng NH.

- Khâu lựa chọn khách hàng: Cán bộ tín dụng phải rất thận trọng trong thẩm định, đánh giá khách hàng kĩ lưỡng về tiêu chuẩn về tư cách người vay, khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay, khả năng tài chính và TSBĐ tiền vay của họ.

Cùng với việc thẩm định các nội dung trên, cán bọ tín dụng phải phân tích thẩm định kĩ tính khả thi của phương án, dự án vay vốn của khách hàng, khả năng trả nợ của khoản vay. Đặc biệt là các dự án trung và dài hạn, việc thẩm định tính khả thi của chung càng phải hết sức được coi trọng.

Khâu giảm sát trong khi cho vay và giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất, tiêu thu sản phẩm hàng tồn kho, công nợ. Việc kiểm tra này phải thường xuyên liên tục. Trường hợp phát hiện vốn vay bị sử dụng sai mục đích, hợp đồng tín dụng ngân hàng bị vi phạm, cán bộ ngân hàng phải kiên quyết xử lý thu hồi nợ trước hạn.

b) Hoàn thiện cơ chế bảo đảm tiền vay

Để thực hiện đúng quy định về biện pháp bảo đảm vay, đảm bảo an toàn và hiệu quả, cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

- Cần phải tuân thủ các điều kiện quy định của Nhà nước, của Hội sở chính về biện pháp đảm tiền vay tương ứng. Đặc biệt kiên quyết xử lý đối với những hành vi thông đồng với khách hàng gây thiệt hại cho ngân hàng.

- Phải có biện pháp bảo đảm tiền vay không những phù hợp với từng loại hình khách hàng cụ thể, mà còn đảm bảo an toàn, hiệu quả, trước hết phải có sự tính toán đầy đủ các yếu tố như tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, hiệu quả phương án, tài sản đảm bảo, sau đó phân ra từng loại khách hàng để có chính sách ưu tiên hợp lý.

- Không được chủ quan cho vay chỉ căn cứ vào mỗi TSĐB, xem nhẹ các yếu tố tài chính, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nước để giảm thiểu rủi ro.

c) Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Chi nhánh cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

Nâng cao chất lượng thu thập thông tin: Để công tác thẩm định được tốt, đòi hòi phải có đầy đủ thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, phương án kinh doanh. Ngoài ra, các cán bộ tín dụng cần phải thu thập thông tin từ những nguồn khác nhau như: phỏng vẫn trực tiếp người đi vay, điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh để làm rõ được mục đích vay

vốn, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng. Ngoài ra các cán bộ tín dụng có thể thu thập thêm các nguồn thông tin từ bên ngoài như các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin tín dụng của Nhà nước, từ đối tác làm ăn của khách hàng.

Ngày nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật việc thu thập thông tin trở nên thuận tiện hơn, chi nhánh có thể nối mạng trực tiếp với các TCTD khác để lấy thông tin.

Ngoài ra, Chi nhánh cần phải nâng cao chất lượng công tác xử lý thông tin. Sau khi thu thập được thông tin thì cần phải có quy trình xử lý để làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng, từ đó quyết định có cấp tín dụng hay không. Cách xử lý thông tin đơn giản nhất mà Chi nhánh nên áp dụng là tiến hành xếp loại từng tiêu thức đánh giá và lập bảng theo dõi từng khách hàng. Đối với khách hàng cá nhân thì có thể đánh giá quá các tiêu thức như tư cách đạo đức, khả năng quảy lý, năng lực hoàn trả… trên cơ sở điểm mạnh, khá, trung bình, yếu. Đối với khách hàng là doanh nghiệp thì có thể tiến hành phân tích và xếp loại doanh nghiệp theo 4 nhóm tiêu thức: quy mô doanh nghiệp, khả năng thanh toán, quan hệ tín dụng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, Chi nhánh cần phải xem xét thông tin qua việc phân tích các báo cáo tài chính cả chiều dọc lẫn chiều ngang, đặt nó trong môi trường cụ thể, so sánh với các chỉ tiêu chung của ngành để đánh giá một cách chính xác. Đặc biệt đối với những dự án trung và dài hạn, quy mô lớn thì cần phải thu thập nhiều thông tin hơn và áp dụng các mô hình toán học để có thể lượng hóa rủi ro tín dụng chính xác hơn.

d) Tăng cường hoạt động giám sát tín dụng và thực hiện tốt việc kiểm tra,

kiểm soát nội bộ ngân hàng

Trước hết, NHCT Ba Đình cần phải tiến hành giám sát tín dụng thông qua các biện pháp sau:

Giám sát hoạt động tại khoản của khách hàng tại ngân hàng qua hoạt động tài khoản tiền gửi và tài khoản vay (doanh số phát sinh nợ, có của tài khoản) sẽ phản ánh tình hình lưu chuyển tiền tệ, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.

Phân tích báo cáo tài chính theo định kì để kịp thời phát hiện ra được những thay đổi đáng chú ý trong khả năng trả nợ của khách hàng.

Viếng thăm và kiểm soát địa bàn hoạt động kinh doanh để thấy được thực trạng tổ chức sản suất kinh doanh, chất lượng TSĐB.

Kiểm tra các đảm bảo tiền vay đồng thời giám sát hoạt động thông qua các mối quan hệ của khách hàng với như nhà cung cấp, đối tác làm ăn ...

Ngân hàng cần phải thường xuyên tiến hành kiểm tra kiểm soát nội bộ ngân hàng, nhằm phát hiện chấn chỉnh kịp thời các sai sót phát sinh. Chi nhánh cũng cần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của mình nhằm ngăn ngừa những sai sót trong quy trình nghiệp vụ tín dụng và thẩm định tài chính khách hàng.

e) Nâng cao hiệu quả việc thu hồi và xử lý các khoản NQH

Cán bộ tín dụng là người có hiều biết nhất. Vì vậy khi thấy có dấu hiệu của nợ quá hạn, cán bộ tín dụng cần phối hợp với khách hàng tìm biện pháp tháo gỡ bằng cách tư vẫn cho khách hàng về việc bán sản phẩm, thu hồi công nợ, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, kiểm soát thu nhập, chi phí. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần phải động viên thuyết phục khách hàng ý thức được trách nhiệm trà nợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Đồng thời ngân hàng

phải giám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay cho đến khi só nợ vay được hoàn tả hết.

Khi đã thực hiện các biện pháp trên không có hiệu quả thì cần ngân hàng lập tức cần có những phản ứng thích hợp nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra. Cán bộ tín dụng cần liên hệ với khách hàng để xác định lý do không thực hiện trả nợ, từ đó quyết định liệu khách hàng có thể hoàn tả nợ hay không và kiệu khách hàng có sẵn sàng trả nợ hay không, nhằn giúp ngân hàng đưa ra các giải pháp xử lý thích hợp. Nếu khách hàng có thể trả nợ thì ngân hàng sẽ xem xét điều chỉnh kì hạn nợ, gia hạn nợ, miễn một phần lãi suất. Nếu khách hàng không thể hoàn trả nợ thì cần xác định vị thế của ngân hàng đối với TSĐB và xem xét các tài sản đó có đủ để đảm bảo chi phí khởi kiện pháp lý không, các tài sản đó có đủ để trả nợ không, trách nhiệm của các bên bảo lãnh đến đâu, pháp nhân hay cá nhân nào sẽ thừa kế trả nợ theo quy định của pháp luật, từ đó đưa ra các giải pháp để thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHCT Ba Đình (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w