Theo tư tưởng chỉ đạo, trong dạy học cần lấy trình độ phát triển chung của HS trong lớp học làm nền tảng, do đó những pha cơ bản là những pha dạy học đồng loạt. Trong lớp học có nhóm HS khá giỏi, có nhóm HS yếu kém nên khi thiết kế bài giảng, người GV phải gia công về nội dung và nhiệm vụ cho từng đối tượng HS. Cụ thể, đối với nhóm HS khá giỏi, GV giao cho các em những nhiệm vụ có tính tìm tòi, phát hiện, đối với nhóm HS yếu kém thì có sự giúp đỡ chỉ bảo cụ thể, đặt câu hỏi mang tính chất trực quan hoặc có tác dụng rèn một kỹ năng nào đó. Tránh tư tưởng đồng nhất trình độ dẫn đến đồng nhất nội dung học tập cho mọi đối tượng HS. Để làm tốt nhiệm vụ này người GV cần có biện pháp phát hiện phân loại được nhóm đối tượng HS về khả năng lĩnh hội kiến thức và trình độ phát triển bằng cách giao nhiệm vụ phù hợp với khả
năng của từng em. Nêu những câu hỏi khó hơn cho các em có nhận thức khá giỏi, ngược lại khuyến khích các em yếu kém bởi những câu hỏi ít đòi hỏi tư duy hơn, kèm theo những câu hỏi gợi ý hoặc câu hỏi chẻ nhỏ.
Thông thường, trong lớp học có ba nhóm đối tượng học sinh: Đối tượng học sinh yếu kém, đối tượng học sinh trung bình và đối tượng học sinh khá giỏi.
Phân hóa việc giúp đỡ, KT và ĐG HS: Đối tượng HS yếu kém cần có sự quan tâm giúp đỡ nhiều hơn của GV, các câu hỏi vấn đáp cần có gợi mở, chẻ nhỏ, còn đối tượng HS khá giỏi cũng được quan tâm song có hạn chế nhằm phát huy tối đa tính tự giác, độc lập của họ. Trong việc KT, ĐG cũng cần có sự phân hóa: ta yêu cầu cao hơn với HS khá giỏi, hạ thấp yêu cầu đối với HS yếu kém.
2.4.3. Tổ chức những pha phân hóa ngay trên lớp
Trong lớp học luôn phân ra ba nhóm đối tượng khác nhau: nhóm HS yếu kém, nhóm có học lực trung bình và nhóm HS khá giỏi. Trong quá trình dạy học, vào những thời điểm thích hợp có thể thực hiện những pha phân hóa tạm thời, tổ chức cho HS hoạt động một cách phân hóa.
Biện pháp này được sử dụng khi trình độ HS có sự sai khác lớn, có nguy cơ yêu cầu quá cao hoặc quá thấp nếu cứ dạy học đồng loạt. Trong những pha này, ta giao cho HS những nhiệm vụ phân hóa thường thể hiện bởi BTPH, từ đó điều khiển họ giải những bài tập này theo từng nhóm và tạo điều kiện giao lưu gây tác động qua lại cho người học. Điều này được thể hiện bởi sơ đồ sau:
Ra bài tập phân hóa là để cho các đối tượng học sinh khác nhau có thể tiến hành các hoạt động khác nhau với trình độ khác nhau, họ có thể phân hóa về yêu cầu bằng cách sử dụng mạch bài tập phân bậc, giao cho học sinh giỏi những bài tập có hoạt động ở bậc cao hơn so với các đối tượng HS khác. Hoặc ngay trong một bài tập, ta có thể tiến hành dạy học phân hóa nếu bài tập đó bảo đảm yêu cầu hoạt động cho cả 3 nhóm đối tượng học sinh: Bồi dưỡng lấp lỗ hổng cho học sinh yếu kém, trang bị kiến thức chuẩn cho HS trung bình và nâng cao kiến thức cho HS khá, giỏi. Để có được bài tập đảm bảo yêu cầu trên, giáo viên phải nắm chắc kiến thức trọng tâm của từng bài và đầu tư nghiên cứu cho bài soạn.
Chúng ta có thể phân hóa về mặt số lượng. Để có được kiến thức rènluyện một kỹ năng nào đó, số học sinh yếu kém cần thiết loại bài tập cùng loại hơn số học sinh khác. Những học sinh đã hoàn thành tốt se nhận thêm những bài tập khác để đào sâu và nâng cao. Điều khiển phân hóa của thầy được biểuhiện là: Thầy giáo có thể định ra yêu cầu khác nhau về mức độ yêu cầu, mức độ hoạt động độc lập của học sinh. Hướng dẫn nhiều hơn cho đối tượng này, ít hoặc không gợi ý cho học sinh khác, tùy theo khả năng và trình độ của họ.
GV có thể áp dụng dạy học theo nhóm đối tượng H để việc dạy phân hóa được hiệu quả. Chính nhờ sự phân hóa mà giáo viên có thể thấy rõ được tiến bộ của từng học sinh để tự điều chỉnh cách dạy của mình cho phù hợp. Đồng thời, thầy giáo cần quan tâm cá biệt động viên học sinh có phần thiếu tự tin, lưu ý học sinh này hay tính toán nhầm, uốn nắn kịp thời những học sinh có nhịp độ nhận thức nhanh nhưng kết quả không cao do vội vàng, chủ quan, thiếu sự suy nghĩ chín chắn, lôi kéo những học sinh có nhịp độnhận thức chậm theo kịp tiến trình bài học. Tác động qua lại giữa những họcsinh trong quá trình dạy học, đặc biệt là giải bài tập cần phát huy những tác dụng qua lại giữa những người học, bằng các hình thức học tập khuyến khích sự giao lưu giữa họ,thảo luận trong lớp, học theo cặp, học theo nhóm…Với hình thức này, có thể tận dụng chỗ mạnh của một số học sinh khác trong cùng nhóm. Tác dụng điều chỉnh này có ưu điểm so với tác dụng của thầy là: có tính thuyết phục, nêu gương, không có tính chấtáp đặt.
2.4.4. Phân hóa bài tập, nhiệm vụ cho HS
Trong dạy học phân hóa, chúng ta không những thực hiện các pha phân hóa trên lớp mà còn ở những bài tập về nhà, người giáo viên cũng có thể sử dụng các bài tập phân hóa nhưng cần lưu ý:
+ Phân hóa về số lượng bài tập cùng loại: Tùy theo đặc điểm từng loại đối tượng mà giáo viên giao số lượng bài tập thích hợp. Chẳng hạn học sinh yếu kém về kĩ năng thực hành tính toán cần giao nhiều bài tập thực hiện tính toán hơn, HS giỏi về bài tập thực tiễn thì GV ra nhiều bài tập ứng dụng thực tiễn…
+ Phân hóa về nội dung bài tập: Bài tập mang tính vừa sức, tránh đòi hỏi quá cao hoặc quá thấp cho HS. Đối với HS khá giỏi cần ra thêm những bài tập nâng cao, đòi hỏi tư duy nhiều, tư duy sáng tạo. Đối với học sinh yếu kém có thể hạ thấp bài tập chứa yếu tố dẫn dắt, chủ yếu bài tập mang tính rèn luyện kỹ năng. Ra riêng những bài tập nhằm đảm bảo trình độ phân hóa cho những HS yếu kém để chuẩn bị cho bài học sau.
2.4.5. Số lượng bài ra cho HS yếu có thể nhiều hơn, có độ lặp caohơn, độ phân bậc mịn hơn học sinh khá giỏi hơn, độ phân bậc mịn hơn học sinh khá giỏi
HS yếu là đối tượng học sinh chiếm số lượng lớn trong các trường phổ thông, phần đông mỗi HS chỉ thiên hướng về một vấn đề nhất định.
Để việc dạy học đối tượng HS yếu kém đạt kết quả tốt, thì đồi hỏi giáo viên phải bám thật sát nhu cầu học tập của các em, số lượng bài tập cho các em cần chú trọng việc biết và hiểu vấn đề. Do đó, bài tập cần có độ lập đi lập lại nhiều để HS làm quen với kiến thức từ đó mà hiểu vấn đề một cách rõ ràng hơn.
Ví dụ: + Với học sinh yếu kém, số lượng bài tập nhiều hơn, độ lặp cao hơn, mức độ khó thấp nhất.
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
1. HCl + NaOH . 2. HCl + Ba(OH)2. 3. HCl + Al(OH)3. 4. HCl + Na2O.
5. HCl + FeO. 6. HCl + Fe2O3. 7. HCl + Na2CO3. 8. HCl + AgNO3.
9. HCl + BaSO3. 10. HCl + Mg. 11. HCl + Fe. 12. HCl + Al.
+ Với học sinh trung bình, số lượng bài tập ít hơn, khó hơn. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
+Với học sinh khá giỏi, số lượng bài tập ít nhất song mức độ khó nhất, đòi hỏi có sự liên hệ nhiều đến kiến thức đã học trước đó.
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
1. HCl + FexOy 2. HCl + KClO3 3*. HCl + KNO3 + Cu
2.4.6. GV có thể chia nhỏ vấn đề thành những bài tập nhỏ với HS có mức độ tư duy thấp
Mức độ độc lập tư duy thể hiện ở khả năng giải toán. HS có khả năng độc lập hoàn toàn khi tự giải bài toán mà không cần sự hướng dẫn, mức độ độc lập thấp hơn khi cần sự gợi ý của GV. Khi ra bài tập tùy vào mức độ tư duy của HS bài tập đảm bảo độ khó, độ khái quát về kiến thức. Với HS tư duy thấp GV có thể chia nhỏ vấn đề thành những bài tập nhỏ còn với HS có tư duy tốt thì có thể ra trong một bài tập.
Ví dụ: Cho 19,2g Cu tác dụng với dd H2SO4 đặc, nóng thu được khí X. Lượng khí X này đem hấp thụ hết vào 200ml dd Ba(OH)2 thu được 21,7g kết tủa. Tính nồng độ của dd Ba(OH)2 đã dùng.
Nếu HS có tư duy tốt các em có thể làm được bài tập này mà không cần sự gợi ý. Tuy nhiên, đối với HS có tư duy chưa tốt GV có thể chia nhỏ bài toán thành các câu hỏi nhỏ, cũng là một hình thức trợ giúp. Cụ thể:
1. Cho 19,2g Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được khí X. Tính thể tích của X (đktc)?
2. Lượng khí X này đem hấp thụ hết vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 thu được 21,7g kết tủa. Tính nồng độ của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng?
Sau khi HS giải xong hai bài tập nhỏ GV yêu cầu HS giải lại bài tập gốc.
2.4.7. Sử dụng kết hợp với phương pháp dạy học hợp đồng
Trong tiết dạy luyện tập hay tiết dạy ôn tập giáo viên giúp các em cũng cố kiến thức đã học, mở rộng và đào sâu dựa trên kiến thức cơ bản. Ở những tiết dạy này giáo viên tuyệt đối không dạy lại kiến thức lí thuyết mà phải bằng cách nào đó để tái hiện lại kiến thức cho học sinh. Biện pháp hiệu quả nhất là giáo viên sử dụng bài tập giao cho học sinh và yêu cầu học sinh giải quyết những bài tập đó, quá trình học sinh giải bài tập các em se tự động tái hiện lại kiến thức đã học hoặc các em se tự ôn lại kiến thức bị quên. Để làm tốt điều này giáo viên cần kết hợp với phương pháp dạy học hợp đồng. Tức là giáo viên phải có kế hoạch cho từng chương, từng kì mà chuẩn bị hệ thống bài tập tương ứng phù hợp với từng đối tượng học sinh.
2.4.8. Phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi
a. Phụ đạo học sinh yếu kém
Hiện nay ở các trường trung học phổ thông ngoài những giờ học chính khóa còn tổ chức các lớp học phụ đạo cho học sinh yếu kém. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa, nó giúp các học sinh yếu kém có cơ hội bổ sung thêm phần kiến thức còn bị khiếm khuyết và tiếp tục phát triển lên. Hoạt động phụ đạo học sinh yếu kém là sự biểu hiện của dạy học phân hóa. Trong quá trình dạy học phụ đạo giáo viên se giảng dạy các học sinh có cùng năng lực nhận thức, đây là một điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể áp dụng phương pháp dạy học phân hóa vào để giảng dạy. Mặt khác trong trường hợp này giáo viên chỉ tập trung cho một đối tượng học sinh nên chắc chắn hiệu quả se cao hơn. Để phát huy hiệu quả của các giờ dạy học phụ đạo giáo viên cần thực hiện những yêu cầu sau:
- Nắm được tình hình của học sinh về: Trình độ hiện có của học sinh, nguyên nhân làm cho các em tiếp thu kiến thức kém, những lỗ hổng kiến thức.
- Lập kế hoạch phụ đạo cụ thể.
- Xây dựng một hệ thống bài tập vừa sức dành cho học sinh yếu kém. - Theo dõi và khuyến khích các em làm bài tập.
- Kiểm tra, đánh giá mức độ tiến bộ của các em.
Trong quá trình phụ đạo nhiệm vụ chủ yếu của GV là phát hiện và lấp các lỗ hổng kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cần thiết như kĩ năng giải bài tập, kĩ năng làm thí nghiệm nhằm mục đích đưa các em đạt trình độ chuẩn. Để đạt được mục đích trên đối với môn Hóa học thì yếu tố bài tập đóng vai trò quyết định, tức là GV sử dụng chủ yếu là bài tập trong quá trình giảng dạy.
Ví dụ khi phụ đạo về phần Oxi, lưu huỳnh và các hợp chất, hệ thống bài tập mà GV giao cho các em làm như sau:
Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X có 10 electron p. X là nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau ?
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, để thu khí oxi người ta thường dùng phương pháp đẩy nước. Tính chất nào sau đây là cơ sở để áp dụng cách thu khí này đối với khí oxi ?
A. Oxi có nhiệt độ hóa lỏng (< –183 oC). B. Oxi ít tan trong nước.
C. Oxi là khí hơi nặng hơn kk. D. Oxi là chất khí ờ đk thường.
Câu 3: Chất nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra sự phá huỷ tầng ozon ?
A. NO2. B. hơi nước. C. CO2. D. CFC.
Câu 4: Cho các phản ứng:
(1) C + O2→ CO2 (2) 2Cu + O2→ 2CuO (3) 4NH3 + 3O2→ 2N2 + 6H2O (4) 3Fe + 2O2→ Fe3O4
Phản ứng nào, oxi đóng vai trò chất oxi hóa ?
A. Chỉ có (1). B. Chỉ có (2). C. Chỉ có (3). D. Cả 4.
Câu 5: Trong các nhóm chất, nhóm nào chứa các chất đều cháy trong oxi ?
A. CH4, CO, NaCl. B. H2S, FeS, CaO. C. FeS, H2S, NH3. D. CH4, H2S, Fe2O3.
Câu 6: Để phân biệt O2 và O3, người ta thường dùng
A. dd KI và hồ tinh bột. B. dd H2SO4. C. dd CuSO4. D. nước.
Câu 7: Một hỗn hợp gồm O2, O3 ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối đối với hiđro là 20. Thành phần % về thể tích của O3 trong hỗn hợp se là:
A. 40%. B. 50%. C. 60%. D. 75%.
Câu 8:Phản ứng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là
A. 2H2O →®iÖn ph©n 2H2 + O2↑ .
B. 2KMnO4→ K2MnO4 + MnO2 + O2↑.
C. 5nH2O + 6nCO2
quang hîp
→ (C6H10O5)n + 6nO2 .
D. 2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2.
Câu 9: Oxi tác dụng được với tất cả các chất trong nhóm chất nào dưới đây ?
A. Na, Mg, Cl2, S. B. Na, Al, I2, N2. C. Mg, Ca, N2, S. D. Mg, Ca, Au, S.
Câu 10: Cho một ít bột lưu huỳnh vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO3(đặc), đun nhẹ. Hiện tượng là
B. lưu huỳnh tan, có khí màu nâu, mùi xốc thoát ra.
C. lưu huỳnh không phản ứng.
D. lưu huỳnh nóng chảy và bay hơi có màu vàng.
Câu 11: Khí H2S là khí rất độc, để thu khí H2S thoát ra khi làm thí nghiệm người ta đã dùng
A. dd HCl. B. ddNaCl. C. dd NaOH. D. nước cất.
Câu 12: Trong số những tính chất sau, tính chất nào không là tính chất của axit sunfuric đặc, nguội ?
A. Háo nước. B. Hoà tan được kim loại Al và Fe.
C. Tan trong nước, toả nhiệt. D. Làm hoá than vải, giấy, đường saccarozơ.
Câu 13: Sản phẩm tạo thành của phản ứng giữa Fe3O4 với H2SO4 đặc, nóng là
A. Fe2(SO4)3, SO2, H2O. B. FeSO4, Fe2(SO4)3, H2O. C. FeSO4 + H2O. D. Fe2(SO4)3, H2O.
Câu 14: H2SO4 đặc có thể làm khô khí nào sau đây ?
A. H2S. B. SO2. C. CO2. D. CO.
Câu 15: hh khí gồm O2, Cl2, CO2, SO2. Để thu được O2 tinh khiết người ta xử lí bằng cách cho hh khí trên tác dụng với một hoá chất thích hợp, hoá chất đó là
A. nước brom. B. dd NaOH. C. dd HCl. D. nước clo.
Câu 16: Cho các dung dịch bị mất nhãn gồm: Na2S, Na2SO4, Na2SO3, NaCl, Thuốc thử dùng để nhận biết chúng lần lượt là
A. dd BaCl2, dd HCl. B. dd AgNO3.
C. dd BaCl2, dd AgNO3. D.dd Pb(NO3)2, dd BaCl2.
Câu 17: Một hợp chất sunfua của kim loại R hoá trị (III), trong đó lưu huỳnh chiếm 64% theo khối lượng . Tên của kim loại R là
A. Fe. B. Au . C. Bi. D. Al.
Câu 18: S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây ?