Để việc sử dụng hệ thống bài tập phân hóa trong dạy học có hiệu quả, chúng tôi đề xuất một số biện pháp dưới đây.
2.4.1. Lập kế hoạch giảng dạy chi tiết cho tiết dạy
- Thứ nhất: xác định rõ nhiệm vụ của GV và HS trong tiết dạy đó
Đối với giáo viên cần chuẩn bị kĩ các công việc như hướng dẫn học sinh về nhà chuẩn bị nội dung bài mới, dự định lượng bài tập se đưa vào, mức độ khó, cách sử dụng, chuẩn bị phiếu học tập có nội dung bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh, chia học sinh thành nhóm. Trong khi giảng bài mới có những nội dung học sinh có thể tự đọc sách được thì giáo viên có thể ra bài tập để học sinh vận dụng kiến thức phần đó vào giải quyết.
- Thứ hai: thực hiện các kế hoạch đã đề ra thật chu đáo
Đối với học sinh cần chuẩn bị tốt các nội dung mà giáo viên yêu cầu gồm có: Nắm kiến thức cũ, hoàn thành tốt bài tập được giao và chuẩn bị kĩ bài mới.
Ví dụ: Khi dạy bài Flo – Brom – Iot, nội dung bài dạy: - Các vấn đề vần nghiên cứu:
(1) Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên. (2) Tính chất hóa học.
(3) Ứng dụng và sản xuất trong công nghiệp.
Với bài này, GV có thể sử dụng các bài tập phân hóa phù hợp với các đối tượng HS khác nhau giúp các em tự nghiên cứu bài mới.
Cụ thể: GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu làm các bài tập rồi tự tóm tắt bài học theo lược đồ tư duy sau:
(1) (2) (3) (4) (1) (2) (3) (4) (1) (2) (3) (4) Flo – Brom -Iot
Phiếu học tập số 1 (Dành cho HS yếu, kém)
1. Bài 1: Kết luận nào sau đây không đúng với flo ?
A. F2 là khí có màu lục nhạt, rất độc.
B. F2 có tính oxi hóa mạnh nhất trong tất cả các phi kim.
C. F2 oxi hóa được tất cả các phi kim.
D. F2 cháy trong hơi H2O tạo HF và O2.
2. Bài 2: Trong PƯ, Br2 nào vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa ?
A. H2 + Br2 o t cao → 2HBr. B. 2Al + 3Br2 o t → 2AlBr3. C. Br2 + H2O → HBr + HBrO. D. Br2 + 2H2O + SO2→ 2HBr + H2SO4.
Bài 3: Trong số các halogen, có một chất phản ứng với Al ngay ở nhiệt độ thường, cần một ít H2O làm xúc tác, đó là
A. F2. B. Cl2. C. I2. D. Br2.
Bài 4: Dung dịch axit nào ăn mòn thủy tinh ?
A. HCl. B. HBr. C. HI. D. HF.
Bài 5: Cho 10,5g NaI vào 500ml dd nước Brom 0,5M. Khối lượng NaBr thu được là
A. 3,45g. B. 4,67g. C. 5,15g. D. 8,75g.
Phiếu học tập số 2 (Dành cho HS trung bình)
3. Bài 1: Hãy chỉ ra câu phát biểu không chính xác.
4. A. Trong tất cả các hợp chất, flo chỉ có số oxi hóa -1.
5. B. Trong tất cả các hợp chất, các halogen chỉ có số oxi hóa -1.
6. C.Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ flo đến iot.
7. D. Trong hợp chất với hiđrovà kim loại, các halogen luôn thể hiện số oxi hóa -1.
8. Bài 2: Phản ứng chứng minh tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot là
9. A. cho tác dụng với H2O.
10. B. cho tác dụng với H2.
11. C. cho tác dụng với kim loại.
12. D. cho halogen đứng trước đẩy halogen đứng sau ra khỏi hợp chất.
13. Bài 3: Muối NaBr có lẫn một ít tạp chất là NaI. Để loại NaI ra khỏi hỗn hợp, người ta tiến hành
14. A. cho hỗn hợp tác dụng với F2. B. cho hỗn hợp tác dụng với Cl2.
15. C. cho hỗn hợp tác dụng với Br2. C. cho hỗn hợp tác dụng với I2.
16. Bài 4: Khi điều chế HBr và HI, người ta không dùng phương pháp sunfat vì
17. A. hiệu suất phản ứng thấp.
18. B. NaBr và NaI không phản ứng với H2SO4 đặc.
19. C. HBr và HI sinh ra có tính khử mạnh nên phản ứng được với H2SO4 đặc.
20. D. phản ứng gây nổ nên không dùng.
21. Bài 5: Cho 14,9g hỗn hợp A gồm NaF và NaCl hòa tan vào nước, sau đó cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, sau phản ứng thu được 28,7g kết tủa. % khối lượng của NaF và NaCl trong dung dịch A lần lượt là:
Phiếu học tập số 3 (Dành cho HS khá giỏi) Bài 1: Cho các phương trình phản ứng hóa học sau:
1. Cl2 + 2NaBr(dd) 2NaCl + Br2. 2. Br2 + 2NaI (dd) 2NaBr + I2. 3. F2 + 2NaCl (dd) 2NaF + Cl2. 4. 2F2 + 2H2O 4HF + O2. Các phương trình phản ứng hóa học đúng là:
A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 1, 3, 4.
23. Bài 2: Cho các mệnh đề dưới đây:
24. 1. Các halogen có số oxi hóa từ -1 đến + 7
25. 2. Flo là chất chỉ có tính oxi hóa
26. 3. F2 đẩy được Cl2 ra khỏi dung dịch muối NaCl
27. 4. Tính axit của các hợp chất tăng theo thứ tự: HF, HCl, HBr, HI
28. Các mệnh đề luôn đúng là:
29. A. 1, 2, 3. B. 2, 3. C. 2,4. D. 1, 2, 4.
Bài 3: Muối NaBr có lẫn một ít tạp chất là NaI. Để chứng minh có NaI trong muối người ta dùng
A. dd AgNO3. B. Cl2 và hồ tinh bột. C. dd H2SO4. D. quỳ tím.
Bài 4: Cho 1mol H2 tác dụng với 1 mol X2 thu được ít hơn 2 mol HX. X2 là
A. F2. B. Cl2. C. I2. D. Br2.
Bài 5: Cho 31,84g hh NaX và NaY (X và Y là hai halogen thuộc hai chu kỳ liên tiếp) vào dd AgNO3 dư thì thu được 57,34g kết tủa. Công thức của hai muối là:
A. NaCl và NaBr. B. NaBr và NaI.
C. NaF và NaCl. D. NaF và NaCl hoặc NaBr và NaI.
Tóm lại: Trong khi dạy bài mới GV cần linh động để tiết kiệm thời gian, phần nào cần giảng phần nào không cần giảng. Thay vì giảng có thể đưa các bài tập vào để các em làm, như vậy se phát huy được tính tích cực của HS.