2.2.1.1. Nguyên tắc chung để xây dựng hệ thống bài tập
Việc xây dựng BTPH, trước hết phải tuân thủ theo các nguyên tắc chung sau: + Quán triệt mục tiêu dạy học: Khi thiết kế các hoạt động học tập cho HS, GV cần cụ thể hoá bằng các bài tập hướng vào mục tiêu bài học. Tiến trình tổ chức cho HS từng bước giải quyết được các bài tập đó cũng đồng thời là quá trình thực hiện các mục tiêu dạy học đã đề ra.
+ Đảm bảo tính khoa học, chính xác của nội dung: Bài tập dùng để mã hoá nội dung dạy học. Tuy nhiên, bài tập cần đảm bảo tính khoa học, chính xác.
+ Phát huy tính tích cực của HS: Bài tập phải đảm bảo tính vừa sức. Bài tập phải được xây dựng sao cho có thể tạo ra động lực tìm tòi cái mới, tức là tạo ra mâu thuẫn chủ quan giữa cái biết và chưa biết ở HS nhằm phát huy tính tự giác, tích cực và sáng tạo của HS.
+ Đảm bảo tính hệ thống: Nội dung kiến thức trong từng phần, từng chương, từng bài đều được trình bày theo một lôgic hệ thống. Vì vậy bài tập với tư cách là công cụ hoạt động của HS khi xây dựng phải quán triệt tính hệ thống. Cụ thể, bài tập phải được sắp xếp theo một lôgic hệ thống cho từng nội dung SGK: Cho một bài, cho một chương, một phần và cả chương trình môn học.
Khi xây dựng bài tập cần chú ý đến mối quan hệ có tính hệ thống giữa cái đã biết và cái chưa biết. Khi nhiều bài tập được sử dụng để tổ chức dạy học chúng phải được tổ hợp lại theo một hệ thống mà ở đó trật tự bài tập có ý nghĩa quan trọng. Bài tập ra trước nhiều khi có tác dụng làm tiền đề cho xây dựng và trả lời câu hỏi tiếp theo
liền kề hoặc không liền kề. Một số trường hợp lời giải đáp cho bài tập trước có tác dụng làm nảy sinh bài tập tiếp theo.
+ Đảm bảo tính thực tiễn: Việc thiết kế bài tập cũng phải cố gắng gắn liền với thực tiễn cuộc sống.
Ví dụ: Khi dạy học bài “Sơ lược về hợp chất có oxi của clo”, nên xây dựng bài tập gắn liền với thực tiễn như: Sau mỗi đợt lũ qua, các nhân viên y tế dự phòng thường rắc vôi bột (clorua vôi) lên các chuồng trại chăn nuôi, cống rãnh, hố rác…?
Hướng dẫn trả lời: Sau mỗi đợt lũ, xác động thực vật bị phân hủy rất nhiều, gây ra mùi hôi thối làm ô nhiễm môi trường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên các dịch bệnh truyền nhiễm. Để hạn chế điều này, người ta tiến hành rắc vôi bột lên các chuồng trại chăn nuôi, hố rác, cống rãnh… để tẩy uế, sát trùng. Vôi bột được sử dụng bởi hai nguyên nhân chính:
- Thứ nhất: Vôi bột có công thức là CaOCl2, đây là muối của kim loại canxi với hai loại gốc axit là clorua và hipoclorit. Trong không khí, clorua vôi tác dụng dần dần với khí CO2 và hơi nước giải phóng axit hipoclorơ HClO.
2CaOCl2 + CO2 + H2O CaCO3 + CaCl2 + 2HClO
Axit hipoclorơ có tính oxi hóa mạnh nên có tác dụng sát trùng, tẩy uế.
- Thứ hai: So với một số chất tẩy khác như nước Javel thì clorua vôi rẻ tiền hơn, có hàm lượng hipoclorit cao hơn, dễ bảo quản và dễ chuyên chở hơn.
2.2.1.1. Nguyên tắc để xây dựng hệ thống bài tập phân hóa
` Ngoài việc đảm bảo nguyên tắc chung để xây dựng một hệ thống BT, thì việc xây dựng một hệ thống BTPH còn có những nguyên tắc đặc thù riêng:
+ Đảm bảo độ phân hóa cao, phù hợp với từng trình độ HS
Ví dụ: GV có thể sáng tạo được những bài tập nhằm khắc sâu kiến thức cơ bản, rèn luyện kĩ năng và năng lực tư duy cho các đối tượng học sinh của mình. Từ một số bài tập có hạn trong SGK, giáo viên có thể soạn được nhiều bài tập “nguyên mẫu” hoặc có “quan hệ gần”, “quan hệ xa” với bài tập có sẵn (quan hệ về nội dung hoặc quan hệ về PP) phục vụ cho yêu cầu cụ thể của từng tiết học, của từng loại học sinh.
Ví dụ khi dạy bài Clo – SGK Hóa học 10, để củng cố và khắc sâu tính chất hóa học của clo, GV có thể soạn những bài tập phân hóa sau:
VD 1: Hoàn thành các phương trình hóa học dưới đây và nêu rõ vai trò của clo trong mỗi phản ứng.
a) FeCl2 + Cl2 → FeCl3 b) Cl2 + SO2 + H2O → HCl + H2SO4
c) KOH + Cl2 → KCl + KClO3 + H2O d) Ca(OH)2 + Cl2 → Ca(ClO)2 + CaCl2 + H2O
Đây có thể coi là bài tập “nguyên mẫu”. Bài tập này giúp HS rèn kĩ năng cân bằng các phương trình oxi hóa khử đồng thời thông qua việc xác định sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố clo trong các phản ứng, HS xác định được vai trò của clo trong mỗi phản ứng, từ đó biết đwọc tính chất hóa học của clo.
Bài tập này dành cho HS yếu và HS trung bình.
VD 2: Viết phương trình hóa học của phản ứng thực hiện các biến hóa dưới đây, ghi tên các chất và điều kiện của phản ứng.
NaCl FeCl2 FeCl3 KClO3 X Y (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
BT này đòi hỏi HS ngoài việc nhớ các TCHH của Cl2 cần phải chọn được những chất tham gia phản ứng phù hợp trong mỗi phản ứng để hoàn thành sơ đồ.
BT này dùng cho HS trung bình và HS khá.
VD 3: Hãy nêu những phản ứng hóa học để chứng tỏ rằng clo là chất oxi hóa mạnh và clo cũng có tính khử. Giải thích vì sao clo có tính chất đó ?
Để giải được bài tập này HS phải biết và nhớ những PTHH minh họa cho tính chất hóa học của clo đồng thời phải hiểu được tại sao clo có những tính chất hóa học đó dựa vào việc phân tích cấu hình electron của clo (clo có 7 electron ở lớp ngoài cùng và độ âm điện lớn nên dễ dàng nhận thêm electron đề thể hiện tính oxi hóa mạnh; ngoài ra ở trạng thái kích thích, nguyên tử clo có thể có 3,5 hoặc 7 electron độc thân nên có thể có các số oxi hóa dương. (BT này dành cho HS trung bình và khá)
VD4: So sánh TCHH của clo và flo. Nêu ví dụ minh họa và giải thích.
Đối với bài tập này, HS cần chỉ ra flo và clo đều có tính oxi hóa mạnh do có độ âm điện lớn và cùng có 7 electron ở lớp ngoài cùng nên dễ dàng nhận thêm electron để đạt cấu hình bền của khí hiếm. Tuy nhiên flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo. Bên cạnh đó, clo có thêm tính khử còn flo chỉ thể hiện tính oxi hóa do flo là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất và flo thuộc chu kì 2 nên nguyên tử flo không có trạng thái kích thích để tạo ra trạng thái có 3,5 hoặc 7 electron độc thân như clo, brom và iot.
Bài tập này đòi hỏi HS ngoài mức độ tư duy là hiểu TCHH của clo, HS phải biết so sánh, phân tích để rút ra nhận xét điểm giống và khác nhau về TCHH của 2 nguyên tố trong nhóm halogen. BT này dành cho HS khá và giỏi.
VD5: Clo là một chất độc và gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng các hoá chất sẵn có trong phòng thí nghiệm (dung dịch NH3, Ca(OH)2 và NaOH) Hãy nêu biện pháp loại bỏ clo trong các trường hợp sau:
a) Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo.
b) Khử clo dư và các hóa chất dư thừa sau khi điều chế khí clo trong PTN. Giải thích lí do lựa chọn hóa chất xử lí.
HS phải giải thích đầy đủ như sau:
a) Để loại bỏ khí clo trong PTN có thể dùng khí amoniac nhờ PTHH sau: 3Cl2 + 6NH3→ N2 + 6HCl
Khí HCl tạo ra cũng là khí gây ô nhiễm nên tiếp tục được xử lí bằng NH3 theo PTHH: NH3 + HCl → NH4Cl
Như vậy ta có thể viết gộp thành PTHH: 3Cl2 + 8NH3→ N2 + 8NH4Cl
b) Khi điều chế Clo trong PTN thì hóa chất là những chất oxi hóa như:KMnO4
hoặc MnO2 ….và axit HCl đồng thời có cả lượng dư khí clo trong các dụng cụ thí nghiệm, ống dẫn nên chúng ta nên ngâm bộ dụng cụ đó vào chậu đựng dung dịch NaOH loãng hoặc nước vôi nhờ PTHH sau:
2HCl +Ca(OH)2→ CaCl2 + 2H2O
Cl2 + 2NaOH → NaClO + NaCl + H2O Cl2 + Ca(OH)2→ CaOCl2 + H2O
(BT3 và BT 4 dùng cho HS khá và HS giỏi).
+ Bài tập cần phong phú, đa dạng, phân hóa theo nhiều hình thức và mức độ khác nhau
Bài tập phân hóa không chỉ phân hóa theo mức độ nhận thức mà còn được phân hóa theo phong cách học tập, theo hứng tiếp cận…
Mỗi loại BT cần được đào sâu, nghiên cứu cụ thể từng dạng hoạt động, để HS tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc, cụ thể học bài và nhớ bài lâu hơn.
Thông qua nhiều dạng bài tập, học sinh có thể tìm được phong cách học tập của chính mình từ đó mà các em yêu thích môn học.
2.2.2. Quy trình xây dựng BTPH phần Phi kim Hóa học 10 - THPT
Quy trình xây dựng BT phân hoá trong DHPH bao gồm các bước:
Bước 1. Phân tích nội dung dạy học
Nội dung dạy học phải dựa trên nội dung chương trình môn học do bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Trên cơ sở đó, phân tích nội dung SGK để xác định các đơn vị kiến thức có thể đưa vào bài học, để xây dựng hệ thống bài tập cho phù hợp.
Trong quá trình phân tích nội dung chương trình và SGK, GV nên lưu ý đến trình độ và mức độ nhận thức của HS mình dạy để có thể giảm bớt các nội dung không cần thiết trong SGK. GV cần nghiên cứu nội dung cơ bản, trọng tâm để xây dựng BT giúp HS lĩnh hội được kiến thức đầy đủ, chính xác.
Trong bước này, GV cần trả lời các câu hỏi sau: - Trọng tâm của bài học là gì?
- Các kiến thức liên quan đến nội dung trọng tâm?
Bước 2. Xác định mục tiêu
Từ việc phân tích nội dung, chương trình SGK của môn học, GV xác định mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
- Bài tập giải quyết vấn đề gì?
- Bài tập giúp HS rèn luyện các kỹ năng gì ?
- Thái độ (dự kiến) của HS đối với môn học sau khi thực hiện các BT ?
Bước 3. Xác định nội dung kiến thức có thể mã hoá thành bài tập
Từ việc phân tích nội dung cơ bản, trọng tâm của SGK GV có thể phân ra từng phần kiến thức, chia nhỏ các nội dung. Trên cơ sở đó, tìm những nội dung có thể đặt được câu hỏi hoặc xây dựng thành bài tập.
Trong bước này, GV cần trả lời các câu hỏi sau:
- Nội dung nào phù hợp với năng lực nhận thức của HS ?
- Bài tập có liên hệ hữu cơ với những kiến thức đã và se học hay không ? - Bài tập có thoả mãn dụng ý, phương pháp của GV không ?
Bước 4. Diễn đạt các nội dung kiến thức thành bài tập
Đây là một bước quan trọng trong dạy học phân hoá. Trong bước này, GV cần trả lời các câu hỏi sau:
- Cần ra loại bài tập gì (định tính, định lượng hay thực nghiệm, …) ? - Có phối hợp với những phương tiện khác không ?
* Kĩ thuật thiết kế câu hỏi, bài tập
Trong dạy học phân hoá, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với các đối tượng HS cần phải được biên soạn một cách công phu, khoa học. Bài tập nên diễn đạt sao cho có thể kiểm tra được nhiều lĩnh vực và phù hợp với mức độ khác nhau của HS như: Nhớ, hiểu, vận dụng…
Theo Tôn Thân (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 9/1992), quy trình soạn bài tập phân hoá tác động đến 3 đối tượng HS theo sơ đồ sau:
Kiến thức cơ bản (hoặc bài tập trong SGK)
Bài tập nguyên mẫu
Bài tập “quan hệ gần”
Bài tập “quan hệ xa”
- Vận dụng trực tiếp. - Tương tự.
- Qua 1, 2 bước trung gian. - Đặc biệt hoá.
- Qua nhiều bước trung gian. - Tổng quát hoá. HS yếu kém HS trung bình HS khá giỏi Tác động Tác động Tác động
Hình 2.3. Quy trình soạn bài tập phân hóa tác động đến 3 đối tượng HS
Với quy trình xây dựng BT trên, GV có thể sáng tạo được những BT nhằm khắc sâu kiến thức cơ bản, rèn luyện kĩ năng và năng lực tư duy cho các đối tượng HS của mình. Từ một số bài tập có hạn trong SGK, GV có thể soạn được nhiều bài tập “nguyên mẫu” hoặc có “quan hệ gần”, “quan hệ xa” với bài tập có sẵn (về nội dung hoặc về phương pháp) phục vụ cho yêu cầu cụ thể của từng tiết học, của từng loại HS.
Việc soạn bài tập phân hoá cần được đặc biệt quan tâm trong các giờ ôn tập, giờ luyện tập bởi các giờ học đó HS phải được thực hành giải nhiều bài tập với những kiến thức đã được trang bị trong các giờ học trước đó. Để tổ chức tốt giờ học ôn tập, GV có thể thiết kế theo phương án hoạt động hoá người học thông qua việc bài tập hoá những kiến thức cơ bản. Giờ học nên thiết kế theo chùm 3 loại bài tập tương ứng với 3 loại đối tượng HS: yếu kém - trung bình – khá giỏi. Phương pháp chủ yếu là mỗi đối tượng HS được giao một bài tập thích hợp theo mức độ tăng dần. Bài tập được chuẩn bị theo bảng sau:
Bảng 2.1. Phân loại bài tập theo mức độ
Đối tượng
Mức độ Ghi chú
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4
HS yếu kém Bài 1.1 Bài 1. 2 Bài 1.3 Bài 1.4 HS trung bình Bài 2.1 Bài 2. 2 Bài 2.3 Bài 2.4 HS khá giỏi Bài 3.1 Bài 3. 2 Bài 3.3 Bài 3.4
Ở đây, mức độ được tăng dần từ mức 1 đến mức 4 (có thể phân bậc mịn hơn nữa). Trong đó, bài 1.4 tương đương bài 2.1, bài 2.4 tương đương bài 3.1....
Bước 5. Sắp xếp các BT thành hệ thống
Bài tập sau khi thiết kế nên sắp xếp theo một hệ thống tương ứng với lôgic nội dung hoặc theo chức năng dạy học, để sao cho khi HS trả lời lần lượt được các câu hỏi, bài tập thì se lĩnh hội được toàn bộ kiến thức của bài theo tiến trình bài học. Tóm lại, quy trình thiết kế BTPH có thể được tóm tắt như sau:
2.2.3. Cơ sở sắp xếp BTPH phần Phi kim Hóa học lớp 10 - THPT
Để thuận tiện cho mục đích của đề tài và việc sử dụng, hệ thống bài tập hóa học đã được tuyển chọn, xây dựng và sắp xếp theo cấu trúc sau:
- Sắp xếp theo cấu trúc nội dung:căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của phần phi kim lớp 10, trong giới hạn của luận văn tôi chia theo 7 dạng bài gồm:
+ Dạng 1: Bài tập lý thuyết.
+ Dạng 2: Bài tập về hoàn thành sơ đồ phản ứng. + Dạng 3: Bài tập về nhận biết, điều chế, tinh chế. + Dạng 4: Bài tập giải thích, chứng minh.
+ Dạng 5: Bài tập xác định hóa trị, tên nguyên tố. + Dạng 6: Bài tập xác định thành phần hỗn hợp.
+ Dạng 7: Bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm. + Dạng 8: Bài tập thí nghiệm, hình ve.
Trong mỗi dạng bài chúng tôi:
- Sắp xếp theo mức độ nhận thức và tư duy của thang Bloom: Trên cơ sở sắp xếp bài tập theo các mức độ: Biết – Hiểu – Vận dụng – Vận dụng sáng tạo phù hợp với
trình độ học lực của HS. Cụ thể:
+ Mức độ 1: Kiến thức ở mức độ biết. + Mức độ 2: Kiến thức ở mức độ hiểu.
+ Mức độ 3: Kiến thức ở mức độ vận dụng, và vận dụng sáng tạo. - Bài tập dạng mở và bài tập gắn với thực tiễn.
- Bài tập đưa ra ở cả dạng trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.
2.3. Hệ thống BTPH phần Phi kim Hóa học 10 chương trình cơ bản THPT
2.3.1. Bài tập phân hóa theo mức độ nhận thức
Dạng 1: Bài tập lý thuyết, tính chất của chất
MỨC ĐỘ 1
Bài 1: Tính chất hoá học đặc trưng của oxi là gì? Cho ví dụ minh hoạ.