Bài tập phân hóa

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÂN HÓA PHẦN PHI KIM HÓA HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 41)

1.4.1. Khái niệm bài tập hóa học và bài tập phân hoá

Bài tập hoá học là nhiệm vụ mà GV đặt ra cho người học, buộc người học phải vận dụng kiến thức đã học hoặc các kinh nghiệm thực tiễn sử dụng hành động trí tuệ hay hành động thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng một cách tích cực chủ động, sáng tạo.

Như đã nói ở trên, dạy học phân hóa là PPDH tiếp cận đối tượng và có tính vừa sức. Nhiệm vụ mà GV đặt ra là phù hợp và có tính khả thi đối với các đối tượng HS. Bài tập là một phần không thể thiếu được trong quá trình học tập các môn học nói chung và đối với môn Hóa nói riêng. Bài tập giống như thước đo mức độ phát triển tư duy của HS trong quá trình nhận thức. Với môn Hóa học, BTHH không chỉ là thước đo mức độ phát triển tư duy mà còn rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, rèn tư duy, rèn trí thông minh. Để phát huy ưu điểm của bài tập, GV phải biết lựa chọn hệ thống bài tập mang tính vừa sức để phát huy tối đa năng lực giải quyết vấn đề của HS.

Vậy BTPH là loại BT mang tính khả thi, phù hợp với từng đối tượng HS đồng thời phát huy được hết khả năng hiện có của HS thông qua giải bài tập.

Ví dụ: Khi ra bài tập về khả năng tác dụng của Clo với kim loại, tùy vào năng lực của mỗi HS mà GV có thể ra các dạng bài tập như sau:

Đối với HS yếu: BT ra ở dạng áp dụng, chất và số liệu rõ ràng. Ví dụ: Cho 5,4g nhôm tác dụng hết với Clo. Viết PTHH xảy ra và tính khối lượng muối ?

Đối với HS trung bình: mức độ yêu cầu của bài tập là biết và vận dụng. Ví dụ: Cho 5,4g một kim loại tác dụng hết với Clo thu được 26,7g muối. Biết rằng trong công thức muối kim loại có hóa trị 3, hãy xác định kim loại?

Đối với HS khá, giỏi: bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng sáng tạo. Ví dụ: Cho 5,4g một kim loại hóa trị n tác dụng hết với Clo được 26,7g muối clorua. Xác định kim loại?

1.4.2. Sự phân loại bài tập phân hoá

Sự phân loại bài tập phân hóa cũng dựa trên cơ sở sự phân loại bài tập hóa học nói chung tuy nhiên theo quan điểm dạy học phân hóa có thể chú ý thêm một số cách phân loại như: dựa theo mức độ nhận thức, dựa vào trình độ học lực của HS, dựa vào phong cách học tập của HS .

1.4.3. Cơ sở sắp xếp bài tập phân hoá

 Bài tập hoá học đáp ứng phong cách học của HS.  Bài tập hoá học theo mức độ tư duy của thang Bloom.

 Bài tập hoá học theo yêu cầu HS làm việc độc lập và bài tập có sự trợ giúp HS ở các mức độ khác nhau.

 Bài tập theo nội dung.

1.5. Thực trạng dạy học môn Hóa học và sử dụng BTPH ở trường THPT

1.5.1. Mục đích điều tra

- Tìm hiểu việc dạy học môn Hoá học ở trường trung học phổ thông thuộc địa bàn Tp.HCM, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Đồng Nai để nắm được những phương pháp giảng dạy chính trong nhà trường hiện nay.

- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng việc học tập môn Hóa học lớp 10 các trường trung học phổ thông thuộc địa bàn Tp.HCM, Đồng Nai, Tiền Giang, coi đó là căn cứ để xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển của đề tài.

- Thông qua quá trình điều tra đi sâu phân tích các dạng bài tập mà hiện tại GV thường ra cho đối tượng lớp 10 có vừa sức với các em không, có làm cho các em hứng thú với bộ môn Hoá học không.

- Nắm được mức độ ghi nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức của HS, xem đây là một cơ sở định hướng nghiên cứu để đưa ra hệ thống bài tập phân hoá.

1.5.2. Nội dung – Phương pháp – Đối tượng – Địa bàn điều tra

1.5.2.1. Nội dung điều tra

- Điều tra tổng quát về tình hình dạy học Hóa học ở trường THPT. - Điều tra tổng quát tình hình sử dụng bài tập của HS.

- Lấy ý kiến của các GV, chuyên viên về các phương án sử dụng bài tập phân hoá phù hợp với trình độ của HS trong quá trình giảng dạy.

1.5.2.2. Phương pháp điều tra

- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Hoá học 10, dự giờ trực tiếp các tiết Hóa học ở trường trung học phổ thông.

- Gửi và thu phiếu điều tra (trắc nghiệm góp ý kiến). - Gặp gỡ trao đổi, tọa đàm và phỏng vấn HS, GV.

1.5.2.3. Đối tượng điều tra

- Các GV trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học ở các trường phổ thông. - Các GV có trình độ đại học, thạc sĩ.

- Các HS lớp 10 ở trường trung học phổ thông.

1.5.2.4. Địa bàn điều tra

Tôi đã tiến hành điều tra ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn Tp.HCM, tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Nai.

- Đặc điểm về chương trình đào tạo: Chương trình SGK phổ thông. - Đặc điểm về chất lượng: Lớp học theo chương trình cơ bản.

Để đánh giá được thực trạng dạy Hoá học và việc sử dụng bài tập phân hoá ở trường phổ thông, nhằm xây dựng, tuyển chọn hệ thống bài tập phân hoá phù hợp nhất. Tôi đã tiến hành khảo sát vào tháng 12 năm 2014:

Với GV, tôi đã xin ý kiến của 52 GV dạy hóa trong 4 trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh là THPT Nguyễn Công Trứ, THPT Nguyễn Tất Thành; trường THPT chuyên Tiền Giang (tỉnh Tiền Giang), trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh (tỉnh Đồng Nai) về việc sử dụng các phương pháp dạy học và cách đánh giá mức độ, khả năng nhận thức và khả năng học tập của HS (phiếu xin ý kiến trong phụ lục 1), kết quả thu được như sau:

- Đa số các GV không quan tâm lắm về các mặt: sở thích, hoàn cảnh, thái độ đối với môn học …của HS trong quá trình giảng dạy.

- 100% GV ra bài tập chung cho cả lớp. Song song với các bài tập có sẵn trong SGK và sách bài tập, hầu hết các GV giao thêm cho HS các bài tập tự biên soạn, nhất là trong các giờ ôn tập. Tuy nhiên các bài tập này đều là bài tập chung cho cả lớp.

- Một số lớn những GV trong tiết học chỉ chú trọng vào truyền thụ kiến thức mà xem nhẹ vai trò của bài tập.

- Một số GV còn lại có sử dụng bài tập trong tiết học nhưng chỉ sử dụng để kiểm tra miệng, và cuối tiết học để hệ thống lại bài học. Bài tập được sử dụng chủ yếu trong các giờ luyện tập và ôn tập.

- Một số ít GV sử dụng bài tập như là nguồn kiến thức để HS củng cố, tìm tòi, phát triển kiến thức cho riêng mình.

Với HS, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 193 HS (5 lớp học) tại 4 trường THPT Nguyễn Công Trứ, THPT Nguyễn Tất Thành, THPT chuyên Tiền Giang, THPT chuyên Lương Thế Vinh.

Đặc điểm của 5 trường THPT này đều là trường công lập, đa số các em được khảo sát thuộc chương trình cơ bản, hoặc chương trình tự chọn khối C, D. Ý thức học tập của các em tương đối tốt, nhưng các em chưa hứng thú, say mê với việc học tập môn Hóa học, đa số các em học môn Hóa học như là một nghĩa vụ bắt buộc, các em chưa tìm thấy được động lực thực sự, cũng như lợi ích thiết thực từ việc học môn Hóa

học đối với bản thân, với môn trường và cuộc sống. Bên cạnh đó, đa số các em đều gặp phải những vấn đề về gia đình như: bố mẹ ly hôn, mất bố hoặc mẹ, gia đình ít có sự quan tâm hoặc quan tâm không đúng cách, đa số phụ huynh làm nghề tự do… Chính những điều này ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, thái độ học tập của các em.

Qua điều tra cho thấy trên 50% các em tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn chịu khó học tập, và trong số này đại bộ phận các em chưa tìm được cho mình PP học tập phù hợp dẫn đến kết quả học tập chưa được như ý muốn. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một bộ phận lười học, thụ động trong suy nghĩ, chưa coi trọng đúng mức việc học tập.

Tìm hiểu về việc học tập môn Hóa: đa số các HS chưa được giao bài theo sức học và theo sở trường của mình. GV giảng dạy và giao bài chung cho cả lớp. Nhiều HS học tập trong tình trạng thụ động, chưa xây dựng được ý thức tự học. HS nghe, nhìn một cách thụ động để thu nhận thông tin do GV truyền thụ, ghi chép những điều GV đọc hay ghi lên bảng. Các hoạt động của HS đa phần chỉ là trả lời câu hỏi kiểm tra miệng đầu tiết học, nhắc lại những kết luận, những công thức chính của bài học. Khi được hỏi nếu ra bài tập phù hợp với các em thì đa số đều cho rằng như vậy việc học tập se gây hứng thú rất nhiều cho các em.

Để khắc phục những yếu điểm, phát huy khả năng học tập của HS, việc xây dựng và sử dụng một hệ thống bài tập phân hoá đa dạng, phong phú có chất lượng phù hợp với đối tượng chắc chắn sẽ phát triển tư duy, trí thông minh, phát huy năng lực sáng tạo cho HS nâng cao hứng thú học tập với bộ môn Hóa học.

Tóm tắt chương 1

Trong chương này tôi đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, về thuyết đa trí tuệ, quá trình dạy học, dạy học phân hóa, về bài tập hóa học và bài tập phân hóa:

+ Mô hình dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa. + Ý nghĩa, tác dụng và phân loại bài tập hóa học. + Khái niệm và cơ sở sắp xếp bài tập phân hóa.

+ Đã tìm hiểu thực trạng của việc dạy học môn Hóa học và sử dụng bài tập phân hoá ở các trường THPT.

Khái quát về nhóm Halogen Clo

Flo – Brom - Iot

Luyện tập: Nhóm Halogen

Hiđro clorua – Axit clohiđric và muối clorrua

Thực hành: Tính chất hoá học của khí clo và hợp chất của clo

Sơ lược về hợp chất có oxi của clo

Luyện tập: Nhóm Halogen

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÂN HÓA PHẦN PHI KIM HOÁ HỌC LỚP 10 – THPT

2.1. Phân tích nội dung phần Phi kim Hoá học 10 – THPT

Phần Phi kim Hóa học lớp 10 – THPT được trình bày thành hai chương là chương Halogen và chương Oxi – Lưu huỳnh. Trong các chương được chia thành từng bài cụ thể.

2.1.1.Chương “Nhóm Halogen”

2.1.1.1. Cấu trúc chương

Chương 5 – Nhóm Halogen được phân gồm 12 tiết trong đó có 9 tiết học (7 tiết học bài mới và 2 tiết luyện tập), 2 tiết thực hành và 1 tiết kiểm tra cuối chương.

Hình 2.1. Cấu trúc chương 5 “ Nhóm Halogen” 2.1.1.2. Mục tiêu của chương

Sau khi học xong chương, HS phải cơ bản đạt được các mục tiêu như sau:

a. Về kiến thức

- Học thuộc và nhắc lại được vị trí, tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, cấu tạo của nguyên tử, phân tử các halogen.

- Giải thích được nguyên nhân làm cho các halogen có sự giống nhau về TCHH cũng như sự biến đổi có quy luật tính chất của đơn chất và hợp chất của chúng.

- Giải thích được cơ sở khoa học ứng dụng của các halogen và một số hợp chất của chúng cũng như nguyên tắc chung và phương pháp điều chế các halogen và một số hợp chất quan trọng của halogen.

- Nhận biết được axit clohiđric, các gốc clorua, bromua, iotua, …

b. Về kỹ năng

- Dựa vào cấu tạo nguyên tử, phân tử để dự đoán, KT, so sánh và kết luận về TCHH cơ bản của các halogen và một số hợp chất quan trọng của chúng.

- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm để rút ra nhận xét và làm thí nghiệm (kiểm nghiệm lại một số tính chất của axit HCl, nhận biết ClP-P, …)

- Viết các PTHH minh hoạ TCHH và điều chế các halogen cũng như một số hợp chất của chúng, xác định vai trò của các chất trong phản ứng.

- Củng cố kỹ năng cân bằng phản ứng oxi hoá – khử.

- Giải được các dạng bài tập định tính và định lượng cơ bản của chương.

c. Về tình cảm, thái độ

- Tạo cho HS niềm say mê học tập, yêu thích môn học.

- Giáo dục tính kỉ luật, giữ trật tự và hợp tác với các bạn, với thầy cô giáo, tích cực thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài.

- Hoá học phục vụ cuộc sống, chống ô nhiễm môi trường, chống chiến tranh phi nghĩa. Giáo dục HS phòng bệnh do thiếu iot: vận động gia đình và cộng đồng dùng muối iot. [7]

2.1.2. Chương “Oxi – Lưu huỳnh”

2.1.2.1. Cấu trúc chương

Chương 6 được phân gồm 12 tiết trong đó có 9 tiết học (7 tiết học bài mới và 2 tiết luyện tập), 2 tiết thực hành và 1 tiết kiểm tra cuối chương.

Oxi - Ozon

Lưu huỳnh

Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh

Thực hành: Tính chất của oxi, lưu huỳnh Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit

Axit sunfuric – Muối sunfat

Thực hành: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

Hình 2.2. Cấu trúc chương 6 “Oxi - Lưu huỳnh” 2.1.2.2. Mục tiêu của chương

Sau khi học xong chương, HS phải cơ bản đạt được các mục tiêu như sau:

a. Về kiến thức

- Học thuộc, liên hệ thực tế để nêu được tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, cấu tạo của nguyên tử, phân tử các đơn chất, hợp chất trong chương như O2, O3, S, H2S, SO2, SO3, H2SO4.

- Thuộc tính chất hoá học của các hợp chất H2S, SO2,SO3, H2SO4.

- Nêu được một số ứng dụng quan trọng của O2, O3, S và các hợp chất SO2, SO3, H2SO4 cũng như nguyên tắc và phương pháp điều chế các chất đó.

- Hiểu và nhận biết được axit sunfuric, gốc sunfat.

b. Về kỹ năng

- Giải thích được tính chất của oxi, lưu huỳnh cũng như các hợp chất của chúng trên cơ sở cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, độ âm điện và số oxi hoá.

- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm, giải thích hiện tượng để rút ra nhận xét và làm thí nghiệm (so sánh TCHH của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc nóng, nhận biết ion sunfat, pha loãng axit sunfuric …)

- So sánh tính oxi hoá của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc nóng, nguyên nhân sự khác biệt của khả năng oxi hoá đó.

- Viết các PTHH minh hoạ TCHH và điều chế O2, H2S, SO2, SO3, H2SO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (nếu có).

- Củng cố kỹ năng cân bằng phản ứng oxi hoá – khử, xác định vai trò của các chất trong phản ứng.

- Giải được các dạng bài tập định tính và định lượng cơ bản của chương. - Làm việc nhóm, thuyết trình, đặt câu hỏi, …

c. Về tình cảm, thái độ

- Tạo cho HS niềm say mê học tập, lòng tự tin, năng động.

- Giáo dục tính kỉ luật và hợp tác với bạn, với thầy cô, tích cực thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài.

- Giáo dục cho HS thấy được hoá học phục vụ cuộc sống con người qua những ứng dụng như dùng ozon để khử trùng nước sinh hoạt; giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường: chống gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, bảo vệ tầng ozon…

Các bài được trình bày một cách khoa học, đầy đủ, rõ ràng. Đầu bài có mục tiêu của bài giúp GV định hướng trọng tâm bài dạy. Với mỗi bài lý thuyết đều có hình ảnh đi kèm trình bày về hiện tượng hoặc cách thực hiện thí nghiệm giúp HS có cái nhìn trực quan về tính chất của chất. Các phần được phân chia theo các đề mục để có thể phân biệt rõ giữa TCHH, tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế và

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÂN HÓA PHẦN PHI KIM HÓA HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w